Nguyễn Ái Việt: Bài này rất hay
Tôi vốn rất quý mến Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, người tôi cho là rất "lão thực" trong số các lãnh đạo miền Bắc thời đó.
Tôi cũng nhiều lần tranh cãi với một số anh tự cho mình là phái "Quốc gia" ở Mỹ về chuyện này. Tôi không có chuyên môn và nghiên cứu sâu nên không thể bênh vực PVĐ trong công hàm này. Nhưng tôi cho họ vì mâu thuẫn ý thức hệ mà cố tình công nhận công hàm này như bằng chứng "bán nước" là tiếp tay cho lập luận của Trung Quốc, thì chẳng khác nào sống kiểu "hòn dái" (dịch từ tiếng Hung là "here módon élnek").
Lúc đó tôi chỉ biết "công hàm" là một văn bản ngoại giao, để thể hiện một cử chỉ ngoại giao, không phải văn bản pháp lý lại càng không có ý nghĩa công nhận toàn văn tuyên bố của TQ. Nhưng phân tích như thế này quả là xác đáng.
TTO - Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu nội dung phỏng vấn thạc sĩ Hoàng Việt - một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông - để bạn đọc hiểu rõ các vấn đề về công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14-9-1958.
Công thư 1958 không đề cập chủ quyền lãnh thổ
* Xin ông cho biết về bối cảnh ra đời cũng như mục đích của công thư ngày 14-9-1958 mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Tổng lý Quốc vụ viện Chu Ân Lai?
- Trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1965, lúc này sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam ngày càng lên cao, Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) phải tận dụng tất cả mọi nỗ lực để giành chiến thắng trên chiến trường.
Với sức mạnh hạn chế của mình, VNDCCH đã phải tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia khác, đặc biệt là từ Trung Quốc, một quốc gia vốn nằm cạnh Việt Nam, và cũng là một trong các “anh cả” của chủ nghĩa cộng sản. Đã có nhiều sự phối hợp từ quân đội VNDCCH và Giải phóng quân Trung Quốc.
Năm 1949, lực lượng quân sự của VNDCCH đã giải phóng Trúc Sơn (thuộc lãnh thổ của Trung Quốc) từ tay của Quốc dân đảng và sau đó trao lại cho Giải phóng quân Trung Quốc.
Rồi năm 1957, Hồng quân Trung Quốc đã chiếm đảo Bạch Long Vĩ rồi sau đó trao trả lại cho phía VNDCCH.
Phía Trung Quốc còn nhắc là Việt Nam chiến đấu không chỉ bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam, mà còn đối với cả lãnh thổ Trung Quốc trước sự đe dọa của Hoa Kỳ.
Lúc này trật tự thế giới được chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ đứng đầu và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu.
Sau khi CHND Trung Hoa chiến thắng Quốc dân đảng, Quốc dân đảng phải chạy sang Đài Loan, CHND Trung Hoa muốn giải phóng Đài Loan bằng vũ lực, nhưng Hoa Kỳ đã trợ giúp cho Đài Loan, từ đó đã dẫn đến cuộc chiến giành các đảo Kim Môn, Mã Tổ.
Năm 1958 cũng là năm đầu tiên của Hội nghị công ước luật biển lần thứ nhất nhóm họp, các quốc gia tranh cãi các quan điểm pháp lý về các vùng biển khác nhau.
Phía Hoa Kỳ cho rằng lãnh hải chỉ bao gồm 3 hải lý, còn Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý.
Chính vì vậy, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đưa ra một công hàm để khẳng định chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý mà ta thấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhắc đến trong công thư ngày 14-9-1958 của mình.
Trong tinh thần ủng hộ Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có thư phúc đáp cho việc đồng ý công nhận “hải phận” - tức lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý.
Như vậy, công thư này cho thấy nó mang một sự cam kết về mặt chính trị hơn là về pháp lý, đây cũng là một hình thức mà các nước xã hội chủ nghĩa thường hay sử dụng để thể hiện tình đoàn kết trong tinh thần anh em trong phong trào vô sản quốc tế.
* Vậy tại sao Trung Quốc lại có lập luận khác về giá trị pháp lý của công thư này?
- Sau này, phía Trung Quốc hay sử dụng công thư này để biện minh rằng Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Họ cũng biện minh rằng khi CHXHCN Việt Nam bác bỏ điều này và cho rằng Việt Nam có đầy đủ chủ quyền một cách hợp pháp đối với Hoàng Sa, Trường Sa tức là Việt Nam đã vi phạm tới nguyên tắc estopel (tức là Việt Nam không thể đã thừa nhận lúc năm 1958 rồi sau này lại không thừa nhận, như vậy là mâu thuẫn trong lập luận của mình).
Để phân tích về giá trị pháp lý của công thư, ta thấy như sau:
Thứ nhất, công thư này nhằm trả lời cho một công hàm của Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai ký về việc “công nhận hải phận 12 hải lý” là một tuyên bố đơn phương. Yếu tố chủ yếu trong tuyên bố đơn phương là việc thể hiện sự mong muốn. Sự thể hiện mong muốn này cần phải được giải thích bằng cách phân tích đối tượng và mục tiêu của tuyên bố đơn phương này trong các diễn biến lịch sử.
Việc giải thích ý chí của một quốc gia trong một tuyên bố đơn phương như vậy cần phải được diễn giải một cách thận trọng, và đối tượng của sự cam kết trong tuyên bố đơn phương đó phải được xác định chính xác. Lịch sử hình thành và ra đời của công thư như đã được trình bày ở trên.
Vậy công thư này có thể được hiểu là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền của phía VNDCCH không? Đối với các yêu sách về lãnh thổ trong luật quốc tế, cũng như sự từ bỏ các yêu sách đó phải được trình bày một cách rõ ràng và không có suy diễn. Tuy nhiên, công thư do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký này không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Nội dung công thư không thể hiện một sự bắt buộc từ bỏ chủ quyền.
Và thêm nữa, đối với các sự chuyển nhượng lãnh thổ, thì Thủ tướng VNDCCH không có thẩm quyền quyết định việc ấy, mà phải là cơ quan quyền lực tối thượng ở Việt Nam là Quốc hội. Và cuối cùng, VNDCCH không thể quyết định hoặc chuyển giao một thứ mà VNDCCH không có thẩm quyền quản lý theo công pháp quốc tế, và cũng không kiểm soát nó trong thực tế.
Bởi vì theo các quy định trong Hiệp định Geneve năm 1954 thì lúc này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại song song hai quốc gia, từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc là VNDCCH, còn từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam là lãnh thổ thuộc VNCH. Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17, vì thế về mặt pháp lý cũng như trong thực tế, hai quần đảo này là đối tượng quản lý của VNCH, và vì thế, những tuyên bố của phía VNDCCH đối với Hoàng Sa, Trường Sa vào thời điểm này là không có giá trị pháp lý.
Thứ hai, phía Trung Quốc thường đưa ra lập luận là vì Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và nay Việt Nam khước từ không công nhận điều đó thì Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc estopel trong luật quốc tế.
Về vấn đề này thì trước hết phải xem xét tính chất pháp lý của việc công nhận xem nó có đáp ứng đầy đủ các yếu tố của một công nhận chính thức của một quốc gia liên quan đến một lãnh thổ hay không. Và như đã phân tích ở trên, công thư do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký này không cấu thành đầy đủ cho một sự công nhận chính thức của quốc gia về yêu sách lãnh thổ, cho nên nếu đã không có sự thừa nhận thì làm gì mà vi phạm estopel.
Và tiếp theo, estopel là một nguyên tắc bắt đầu từ trong nội luật của nước Anh, sau này được phát triển và công nhận trong luật quốc tế liên quan đến lãnh thổ. Tuy nhiên, hiểu về estopel là một điều phức tạp, nó không đơn thuần như các suy luận thông thường là một quốc gia cứ phát biểu một điều gì là bị ràng buộc bởi estopel. Nói đơn giản là có những lời hứa cho gì đó của một ai đó, thì người đưa ra lời hứa đó sẽ bị ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên, không phải lời hứa nào cũng bị ràng buộc pháp lý như vậy.
Estopel cũng được hiểu tương tự như vậy, tức là tuyên bố về một lãnh thổ sẽ bị ràng buộc bởi estopel. Nhưng như TS Từ Đặng Minh Thu đã phân tích: Phải đáp ứng được các điều kiện sau thì mới hình thành một estopel:
Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách rõ ràng, công khai.
Quốc gia nại “estopel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh - Mỹ gọi là “reliance”.
Quốc gia nại “estopel” cũng phải chứng minh rằng vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.
Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ.
Như vậy, xem xét các điều kiện trên, ta thấy công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng khó mà đáp ứng được các yêu cầu để trở thành một estopel. Vì thế nó chỉ nên được coi như một lời hứa vô thưởng vô phạt mà thôi.
* Xin cảm ơn ông.
Trong cuộc họp báo quốc tế chiều 23-5, ông Trần Duy Hải - phó chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia - đã lên tiếng về công thư năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Cụ thể, ông Hải nói: “Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là văn bản ngoại giao, nó có giá trị pháp lý về những vấn đề được nêu trong nội dung, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Công thư không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nên đương nhiên nó không có giá trị pháp lý trong vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa. Thứ hai, giá trị công thư cũng phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi cho Trung Quốc trong bối cảnh Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Genève 1954 mà Trung Quốc có tham gia. Do đó, tôi xin nói logic thông thường là bạn không thể cho người khác cái gì khi bạn chưa có được (cái đó)”.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an:
“Công thư không thể có giá trị pháp lý bằng Hiệp định Geneve”
Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thật ra là một bức công điện. Mục đích của nó không liên quan đến việc xác định chủ quyền. Nên nhớ vào năm 1958, tiềm lực quốc phòng của Mỹ ở thế áp đảo, gấp 10 lần tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc. Tàu chiến của Mỹ suốt ngày hành trình ở bờ biển Phúc Kiến (Đài Loan), thậm chí chĩa pháo vào Trung Quốc. Khi Mỹ ép buộc Trung Quốc thì Việt Nam khi đó là đồng minh của Trung Quốc. Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng do đó chuyển tải thông điệp là 25 triệu người Việt Nam đứng bên cạnh 650 triệu người Trung Quốc. Đó là tinh thần thực chất.
Thứ hai, điều 4 Hiệp định Geneve 1954 quy định Việt Nam Cộng hòa quản lý vùng biển đảo phía nam vĩ tuyến 17, tức bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất và duy nhất trong thế kỷ 20 khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Phải đặt một công thư bên cạnh một hiệp định quốc tế thì chúng ta sẽ thấy rõ hiệu lực pháp lý của chúng thế nào. Có thể so sánh thế này: công thư tương đương như một văn bản cấp xã, Hiệp định Geneve thì như một văn bản của Thủ tướng chính phủ. Điều đó có nghĩa là chỉ có Hiệp định Geneve mới có thể phủ định công thư. Do vậy, giá trị pháp lý của công thư ở mức rất thấp so với Hiệp định Geneve.
HƯƠNG GIANG thực hiện
24.05.2014
@bác Ái Việt: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Hung: Here trong câu nói về bọn ăn bám (here élet) là con ong đực bác ạ :D.
ReplyDeleteVề chuyện công hàm thì về mặt pháp lý có thể là không bán nước (khoản này em không thạo), nhưng về mặt đạo đức có thể là bán nước (khoản này em cũng không thạo :D), giống như không thể viện cớ anh liệt dương rồi chửi đ.m người ta thả giàn…
Quach Tuan Ngoc
ReplyDeleteTôi cũng ủng hộ. Công hàm chỉ là bày tỏ ý kiến ngoại giao chứ không phải là văn bản pháp luật. Thí dụ: Kể cả bây giờ các Chỉ thị cũng khg đc coi là văn bản quy phạm pháp luật.
Phan Phuong Dat
ReplyDeleteEm nghĩ, cái đoạn diễn giải công thư thì có nhiều cách và mỗi cách có lý lẽ riêng. Chỉ thắc mắc là tại sao VN lại gửi cái công thư đó, hẳn là phải có sự hối thúc, sức ép gì đó từ phía TQ? Tác giả bài này chỉ nói mập mờ “đây cũng là một hình thức mà các nước xã hội chủ nghĩa thường hay sử dụng để thể hiện tình đoàn kết trong tinh thần anh em trong phong trào vô sản quốc tế.”
Aiviet Nguyen
DeleteTheo anh, tác giả nói rất có lý, rõ ràng và hệ thống. Trong một văn bản luật, bao giờ cũng phải định nghĩa rõ ràng mọi thuật ngữ, phạm vi áp dụng, không thể xác định trong công thư, vì vậy chỉ có cắt nghĩa mập mờ, chứ không có nội dung mập mờ trong công thư. Bên cạnh đó, "án tại hồ sơ", VN công nhận phạm vi 12 hải lý CỦA TRUNG QUỐC đương nhiên không phải bao gồm phạm vi 12 hải lý KHÔNG PHẢI CỦA TRUNG QUỐC. Nếu nói "PHẠM VI CỦA TRUNG QUỐC VỀ 12 HẢI LÝ" thì mới có vấn đề như lập luận của Trung Quốc.
Aiviet Nguyen, suy diễn là kiểu của Tàu-BK để bành trướng ở Biển Đông. Bất chấp sự thật về lãnh thổ 2 miền (2 chính phủ) được phân định theo Hiệp định Genève (mà TQ đã lèo lái với vai trò đen tối để lấn át VN).
DeleteNguyen Ngoc Binh
ReplyDeleteĐúng. Nên lục trong văn thư xem thời đó có hối thúc của TQ không. Hoặc tìm trong ghi chép sử, hồi ký các vị liên quan thời 1958.
Aiviet Nguyen
DeleteTất nhiên nên xem, nhưng là mục tiêu khác. Dù TQ có hối thúc hay không cũng không liên quan đến giá trị pháp lý và nội dung của công thư.
Nguyen Ngoc Binh
DeleteNếu theo thư Cụ PVĐ, thời điểm 1958 thì những đảo nào của VN cách mép nước đảo Hải Nam dưới 12 hải lý (22,2km) nhỉ?
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Ngoc Binh, Ngữ pháp Việt Nam theo tác động gần nhất. "Phạm vi 12 hải lý của Trung Quốc" thì "của Trung Quốc" bổ ngữ cho "12 hải lý" chứ không phải cho "phạm vi". Cụ PVĐ cực kỳ tinh tế trong ngôn ngữ. Tức là không phải cứ nằm trong 12 hải lý là của TQ.
Nguyễn Trọng Dũng
DeleteAiviet Nguyen, Tức là chỉ ủng hộ những cái của Trung Quốc thuộc về Trung Quốc. Thế thì ủng hộ cái gì? Cụ tinh tế chơi xỏ Trung Quốc bằng một tautology ư?
Nguyễn Thành Nam
DeleteNguyễn Trọng Dũng, lúc đó đang tranh cãi 12 hải lý hay 3.5 hải lý. Ý ở đây rõ ràng chỉ là ủng hộ quan điểm 12 hải lý
Nguyen Ngoc Binh
DeleteĐừng sa vào 12HL như tôi nêu. Mấu chốt là TQ tuyên bố hẳn Tây Sa (HS) và Nam Sa (TS) là của TQ ở ngay điều (1) mà Cụ lại "ghi nhân và tán thành ..." thì nó ép Thế giới hiểu là VN công nhận. Bây giờ hóa giải bằng cách 2 quần đảo đó do VNCH quản lý khi đó. Cũng lục xem lúc đó VNCH có lên tiếng gì về việc này không? Năm 1961 ông NĐ Diệm còn giao lại việc quản lý HS cho Khánh Hòa...
Nguyễn Trọng Dũng
DeleteNguyễn Thành Nam, Em đang nói đến cách diễn giải của anh Aiviet Nguyen trong đúng một câu anh ấy nhắc đến thôi. Anh ấy nói cụ tinh tế khi dùng ngữ pháp Tiếng Việt. Em phản bác là nếu hiểu như thế thì câu của cụ là một tautology.
Nguyễn Việt Long
ReplyDeleteGiải thích của ta hợp lý, nhưng Trung Quốc vẫn bám vào văn bản này để phục vụ cho lý lẽ của họ, vì ít nhiều có chỗ có thể hiểu khác đi. Nhưng văn bản này mang tính chất thư (công thư) hơn là công hàm vì không đánh số TT.
Aiviet Nguyen
DeleteTất nhiên việc công nhận Việt Nam Cộng Hòa và khẳng định CHXHCNVN là kế tục hợp pháp mọi quyền pháp lý của VNCH sẽ mới là luận điểm mạnh nhất.
Nguyen Ngoc Binh
ReplyDeleteTiếc là sau 1975 VN chưa hề có văn bản đòi lại HS mà "các đồng chí giữ hộ từ VNCH". Cứ đòi bằng văn bản và là tư liệu cho vào hồ sơ kiện sau này...
Aiviet Nguyen
DeleteChỉ cần khẳng định chủ quyền về HS và TS là đủ, anh Bình.
Nguyen Ngoc Binh
DeleteĐúng rồi, anh Việt. Cãi với Tàu thì cãi cả ngày. Cần liệt kê rành mạch pháp lý. Hổi 1958 TS, HS do VNCH quản lý (muốn gì thì cũng tồn tại VNCH trên trường quốc tế), văn bản mang tính thư từ giữa 2 TTg. Nhưng cứ tính xem 12 HL thì có bao phủ HS, TS không (mà VNDCCH không quản lý thời đó)? Cho nên, không đôi co mãi thế này mà gây bất an cho nhiều thế hệ. Đưa ra quốc tế phán xét... Hai bên đưa bằng chứng ra... Lúc này TQ chọc ta cũng là cơ hội để ta kiện. Chứ như VN ta lúc nào cúng "quan ngại, đề nghị hai bên giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, tôn trong cam kết lãnh đạo hai Đ đã ký kết..." thì muôn đời không kiện mà chỉ lùi dần...
Nguyen Xuan Hoai
ReplyDeleteCông nhận vnch thì thành ra lại phải diễn giải lại chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền nam; hay là cụ tổng cách chức nguyên thủ tướng của cụ Đồng?
Nói gì thì nói chuyện này đã tranh luận nát trên mạng từ thời những năm 2002-2004 trên các diễn đàn mạng (hồi đó hội bò đỏ còn khăng khăng là công hàm này giả mạo, không có thật). Vấn đề chính của Vn là hòa hợp hòa giải dân tộc thật sự và nó liên hệ mật thiết với cải cách thể chế chính trị và tổ chức xã hội chứ chẳng phải TQ hay cái gì cả!
Aiviet Nguyen
DeleteAnh không nghĩ công nhận VNCH là phải diễn giải lại chiến tranh Việt-Mỹ. Về nguyên tắc hai bên chiến tranh (vì bất cứ thứ gì) bên thắng thôn tính bên thua sẽ inherit mọi tài sản, khoản nợ của bên thua. Thực tế, Việt Nam đã phải trả một số khoản nợ của VNCH để lấy lại tòa đại sứ ở Washington. Một số tiền trong tài sản của VNCH vốn có thể là có gốc từ Viện trợ Mỹ thì được chuyển lại cho VN một cách "tế nhị" bằng chương trình học bổng VEF. Tức là chỉ cần công nhận VNDCCH đánh nhau với Mỹ và một chính thể là VNCH (chứ không phải "ngụy") vì bất cứ lý do gì (có thể là ý thức hệ, thống nhất đất nước,...) là OK. Tranh luận trước đây cả bên bênh cụ PVĐ và bên chửi cũng đều sai.
Nguyen Xuan Hoai
DeleteAiviet Nguyen, nhưng công nhận vnch là quốc gia độc lập và có quyền tài phán thì có nghĩa đánh, chiếm họ không thể gọi là "giải phóng" được rồi!
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Xuan Hoai, Sao không? Liên Xô "giải phóng" lãnh thổ của họ và thậm chí cả Đông Âu khỏi "Đức" là quốc gia độc lập, có quyền tài phán duy nhất trên lãnh thổ Đức.
Nguyen Ngoc Binh
Delete"Giải phóng" là bình thường chứ. Hãy nhớ lời cụ Hồ "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" (thời đó), chứ có đuổi anh "Ngụy" đi đâu. Hay Huỳnh Minh Siêng: "Giải phóng MN ... diệt đế quôc Mỹ, phá tan bè...", đó là "định nghĩa" về giải phóng thời đó!
Nguyen Xuan Hoai
DeleteĐấy là ngôn ngữ của bên thắng cuộc thôi chứ thế giới có công nhận không là chuyện khác. Cứ khư khư tư duy của 1 bên thắng cuộc thì chẳng có hy vọng hòa hợp hòa giải gì, trầm luân còn dài!
Nguyễn Trọng Dũng
DeleteNếu có thể "giải phóng" thoải mái vậy thì ai giải phóng được phần nào thì lấy phần đó thôi
Nguyễn Cảnh Hiếu
DeleteNguyen Xuan Hoai anh nói đúng, việc công nhận VNCH là một quốc gia có chủ quyền sẽ giúp vô hiệu hoá công hàm 1958 nhưng sẽ bị đặt câu hỏi về việc đánh miền nam, tức là xâm lược một quốc gia khác. Há miệng mắc quai chỗ này !
Nguyen Ngoc Binh
DeleteVăn bản 2016 gửi LHQ đã nêu vấn đề này rồi, ta không phải "lo hộ" nữa!!!
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Xuan Hoai VN đã rất khôn khéo, thành lập MTDTGPMNVN, rồi sau đó là CHMNVN. Anh đọc bài của tôi sẽ rõ
"Hiệp định Giơnevơ quy định Tổng tuyển cử thống nhất đất nước sẽ được thực hiện vào năm 1956, nhưng Chính quyền VNCH đã không tuân thủ Hiệp định. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được chính thức thành lập ngày 20-12-1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên), tỉnh Tây Ninh. Lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Từ ngày 6 đến ngày 8-6-1969, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là nòng cốt, cùng với Liên minh các Lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch, lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Từ tháng 6-1969 tới năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được hơn 50 nước công nhận và lập quan hệ ngoại giao. Ngay sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng là một bên cùng với VNDCCH và VNCH, Mỹ tham gia vào quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973.
Ngày 30-4-1975, sau khi tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ VNCH, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố: “Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hiện nay thực hiện chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ của mình trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, là người đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, có đầy đủ quyền hành giải quyết những vấn đề quốc tế của miền Nam Việt Nam”(9).
Thông qua tuyên bố này và việc tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ VNCH, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã khẳng định Cộng hòa miền Nam Việt Nam chính thức thực hiện quyền kế thừa quốc gia đối với VNCH, đặc biệt là kế thừa chủ quyền của VNCH đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, sau năm 1975, Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã kế thừa lãnh thổ, các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế. Tất cả những kế thừa này của Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều được thực hiện theo đúng tập quán quốc tế và Công ước về kế thừa quốc gia đối với Điều ước quốc tế năm 1978.
Sau Tổng tuyển cử thống nhất đất nước năm 1976, Cộng hòa XHCN Việt Nam đã kế thừa một cách hợp pháp toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng Công ước về kế thừa quốc gia đối với Điều ước quốc tế năm 1978."
Nguyễn Việt Long
ReplyDeleteCông hàm của phái đoàn ta tại LHQ năm 2016 đã diễn giải theo hướng công nhận VNCH sở hữu QĐ HS và TS rồi.
Nguyen Ngoc Binh
ReplyDeleteVăn bản gốc của TQ năm 1958 của Tàu thế nào nhỉ? Ý Cụ PVĐ tôn trọng 12HL của TQ tính từ đất liền và Hải Nam, hay tính cả đảo nhỏ do TQ quản lý cũng lấy ra 12HL???
Nguyen Ngoc Binh
ReplyDeleteThấy rồi. TQ cài cả quần đào Tây Sa (HS) và Nam Sa (TS) vào điều 1 của tuyên bố 4-9-1958 mà Cụ PVĐ nói "tôn trọng" nhưng lại do VNCH quản lý. Như vậy, thư không khẳng định trực tiếp là ĐỒNG Ý, mà VNDCCH lại không quản lý HS, TS (có khi cũng không để ý Tây Sa và Nam Sa chính là HS, TS của VN do VNCH đang quản lý (dưới vt 17)???
Vu Thuong
ReplyDeleteNgay câu mở đầu của người giải thích đã không đúng sự thật:
“Trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1965, lúc này sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam ngày càng lên cao, Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) phải tận dụng tất cả mọi nỗ lực để giành chiến thắng trên chiến trường.”
Khi ký công hàm này là 1958, Mỹ làm gì đã vào Việt Nam mà nói là “sự can thiệp ngày càng leo cao”!
Ngay cả nói đến chiến tranh cũng sai nốt vì theo hiệp định Geneva, đến 1956 phải tổ chức tổng tuyển cử cả nước để thống nhất một chính quyền, thời gian này việc giao thông giữa hai miền rất nhộn nhịp. Vì nhiều lý do việc này đã không xảy ra nhưng 1958 còn hoàn toàn chưa có xung đột quân sự gì giữa hay miền cả. Nếu có thì câu này chỉ thể hiện ý định ngay từ ngày còn Hiệp định của cộng sản miền Bắc là không chấp nhận thống nhất bằng bầu cử mà sẽ sử dụng vũ lực để chiếm miền nam.
Như vậy ngay câu tiền đề đã sai 100% thì phần giải thích đằng sau có gì đáng tin.
Ca Vu Thanh
DeleteTrích bài của tôi đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị năm 2015
"Để hiểu rõ hơn lý do Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm với mục đích ngoại giao, thể hiện sự đoàn kết và ủng hộ nước CHNDTH về mặt chính trị, cần xem xét kỹ hơn các vấn đề liên quan tới quy định về hải phận của quốc gia trong luật pháp quốc tế cho tới thời điểm Trung Quốc ra tuyên bố về hải phận.
Cho tới đầu thế kỷ XX, lãnh hải (hải phận) của quốc gia ven biển được quy định là 3 hải lý tính từ đường cơ sở. Đến đầu thế kỷ XX, một số quốc gia muốn mở rộng giới hạn chủ quyền quốc gia ven biển cũng như giới hạn về quyền sở hữu và khai thác tài nguyên trong vùng biển ven bờ của quốc gia. Tới cuối những năm 1940, đầu những năm 1950, một số quốc gia đã mở rộng lãnh hải tới 12 hải lý.
Hội nghị về Luật Biển Liên Hợp quốc lần thứ nhất(2) (UNCLOS I) tổ chức tại Giơnevơ từ ngày 24-2 đến ngày 27-4-1958. Tại Hội nghị này, 4 công ước, trong đó có Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải đã được ký kết. Trong quá trình đàm phán để ký Công ước, Mỹ, Anh và một số nước kiên trì quan điểm giữ nguyên quy định chiều rộng lãnh hải 3 hải lý; trong khi đó nhiều nước khác, đặc biệt là các nước XHCN và các nước đang phát triển khác, đề nghị mở rộng chiều rộng lãnh hải tới 12 hải lý. Do không có sự thống nhất giữa các nước tham gia hội nghị, Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải 1958 chưa quy định được chiều rộng lãnh hải.
Vào những năm 1950, có những vấn đề rất cấp bách ở Trung Quốc liên quan tới quy định về chiều rộng lãnh hải của nước CHNDTH. Tháng 5-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Trong giai đoạn chiến tranh Triều Tiên, Đài Loan có nguy cơ bị CHNDTH thừa cơ tấn công. Để bảo vệ Đài Loan, Mỹ đã điều Hạm đội 7 vào eo biển Đài Loan và CHNDTH đã mạnh mẽ phản đối việc này. Đầu tháng 9-1954, CHNDTH đã nã pháo vào các đảo Kim Môn, Mã Tổ với mục đích tấn công giải phóng Đài Loan. Tháng 8 - 1958, CHNDTH lại nã pháo vào đảo Kim Môn. Mỹ đã điều 2 tàu chiến đến eo biển Đài Loan để bảo vệ đường tiếp tế giữa đảo Đài Loan và 2 đảo Kim Môn, Mã Tổ. Hai tàu này đã hộ tống các tàu Đài Loan tới khoảng cách 3 hải lý tính từ bờ của đảo Kim Môn. CHNDTH cho rằng đây là hành động vi phạm chủ quyền của CHNDTH trong khi Mỹ cho rằng Mỹ chỉ hoạt động trong khu vực ngoài lãnh hải của Trung Quốc và tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trong bối cảnh đang diễn ra Hội nghị về Luật Biển Liên Hợp quốc lần thứ nhất mà CHNDTH không được mời tham gia cũng như để ngăn chặn những hoạt động quân sự của nước ngoài tại vùng biển gần bờ, tăng cường khả năng phòng thủ bờ biển, CHNDTH đã ra tuyên bố về lãnh hải. Để tỏ rõ sự ủng hộ ngoại giao với Trung Quốc, các quốc gia trong phe XHCN như Liên Xô, Việt Nam đã đã thể hiện sự đoàn kết với CHNDTH bằng cách ra tuyên bố ủng hộ lập trường 12 hải lý của Trung Quốc(3). Đây là một hành động hoàn toàn bình thường của các nước XHCN trong hoàn cảnh Chiến tranh lạnh, đối đầu giữa một bên là phe TBCN, đứng đầu là Mỹ và một bên là phe XHCN, đứng đầu là Liên Xô. Như vậy, về thực chất thì Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một văn kiện ngoại giao đơn phương với mục đích thể hiện sự đoàn kết với CHNDTH.
Hiểu được bối cảnh quốc tế khi ra đời của Tuyên bố của nước CHNDTH về hải phận và Công hàm ta mới có đủ cơ sở để đánh giá ý định của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chính phủ nước VNDCCH khi ban hành Công hàm này để đánh giá giá trị pháp lý của Công hàm và ảnh hưởng của nó tới chủ quyền Việt Nam".
Nguyen Ngoc Binh
DeleteCảm ơn anh Ca Vu Thanh. Một mấu chốt rất quan trọng là chúng ta cứ loay hoay với 12HL (TQ) hay 3HL (Mỹ), đó không phải vấn đề TQ muốn nêu. TQ muốn nêu là TTg PVĐ đã khẳng định "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 - 9 - 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc." Vậy bản tuyên bố đó nói gì? Anh Ca đã dẫn cả tuyên bố của TQ, có điều (1) sau đây: "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nay tuyên bố:
(1) Bề rộng hải phận của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm lãnh thổ Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo duyên hải,Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) cùng các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc." Chú ý Tây Sa và Nam Sa chính là Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Phải chăng lúc đó VNDCCH không biết điều này (Tây Sa = HS, Nam Sa = TS) nên đã tuyên bố như thế? Hoặc biết nhưng không trực tiếp quản lý mà do VNCH quản lý (dưới vĩ tuyến 17) nên không thuộc vào tuyên bố "ghi nhận và tán thành"??? Cho nên, cần xoay vào lý lẽ lúc đó TS HS do VNCH quản lý. Còn công thư hay công hàm hay thư riêng giữa 2 TTg thì báo Nhân dân khi đó đã đăng là "Công hàm" rồi. Cần khách quan để TQ không vặn lại được. Mà VN có nói lý lẽ gì thì TQ cũng không nghe mà. Chỉ có kéo nhau ra tòa quốc tế, ai có thì trưng hết ra rồi Tòa quốc tế xem xét và phán như Philippines đã làm.
Ca Vu Thanh
DeleteTheo luật pháp quốc tế, tất cả các thực thể nổi lên trên mặt nước lúc triều cao đều được coi là đất. Muốn kiện về chủ quyền của đất thì hai bên phải đồng thuận ra Tòa. Như vậy, điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề là TQ đồng thuận cùng VN ra Tòa. Tuy vậy, TQ đã nêu rõ lập trường "năm không" với lãnh đạo Việt Nam:
1) không được tuyên bố ủng hộ phán quyết Tòa trọng tài;
2) không được đưa ra ASEAN bàn thảo liên quan đến phán quyết;
3) không đưa phán quyết ra thảo luận ở các diễn đàn đa phương;
4) không đưa phán quyết vào nội dung các cuộc đàm phán Việt - Trung.
5) không được kiện Trung Quốc.
Vậy kiện TQ là hoàn toàn không khả thi.
Tuy không kiện được TQ, ta cần phải nói rõ để đồng bào trong nước hiểu rõ sự việc, để bạn bè quốc tế cũng hiểu rõ sự việc mà ủng hộ ta.
Tuyên truyền và ngoại giao là những việc rất cần làm. Đấu tranh pháp lý chỉ là giải pháp cuối cùng. Ta sẽ cố gắng loại trừ chiến tranh
Nguyen Ngoc Binh
DeleteỒ "5 không" này ở đâu anh Ca ơi? VN có đồng ý và ký vào không ạ? Ai ký? Cần thì đưa ra QH xem xét lại???
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Ngoc Binh, Cái này là lập trường của TQ, không cần ai ký và không cần quốc hội VN xem xét. Chỉ cần cái này cũng cho thấy việc kiện TQ là không khả thi anh ạ
Nguyen Ngoc Binh
DeleteMệt nhỉ, TQ nói sao thì VN cũng phải nghe (?!). Lấy ý kiến dân (QH) xem thế nào chứ???
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Ngoc Binh, Lấy ý kiến dân và quốc hội để làm gì hả anh? Trung Quốc không đồng ý cùng ta kiện nên theo quy định của luật pháp quốc tế ta không kiện được. Ta có "phê duyệt" lập trường của TQ đâu mà phải hỏi quốc hội và dân.
Đối sách của ta được xây dựng trên cơ sở những tính toán thiệt hơn của ta, đâu có căn cứ vào lập trường của TQ.
Nguyen Ngoc Binh
DeleteVâng, anh Ca gần các cụ hơn thì nắm vững hơn bọn tôi bên ngoài. Nhưng rủ TQ kiện thì không bao giờ TQ nghe. Cứ như PLP, TQ không nghe thì cũng bẽ mặt và sợ phán quyết của Tòa. Giờ mà bàn với TQ cùng đi kiện thì khác gì 1 GS Lịch sử bảo phải ngồi bàn với TQ xem viết về Chiến tranh biên giới 1979-1989 như thế nào!!!
Nguyen Ngoc Binh
DeleteLấy ý kiến để thể hiện lòng dân. Cụ nào trót hứa hay ký "5 không" của TQ thì có cớ bảo "dân VN không nghe, hết hiệu lực"!!!
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Ngoc Binh, Không ai lại dại vậy đâu anh. Đấu tranh với TQ là đấu trí, chẳng ai lại đi đôi co chuyện đó. Khi hai bên gặp nhau, ta thì bảo HS, TS là của ta, họ bảo là của họ. Cuối cùng hai bên nói chuyện khác vì không đồng thuận, đại loại vậy. Nói tóm lại cuộc đấu tranh rất phức tạp. Chỉ khi nào ta cần ký cái gì mới đưa ra quốc hội để bàn và thông qua.
Nguyen Ngoc Binh
DeleteThì cứ lần cấn "4&16" mà anh...
Aiviet Nguyen
DeleteTôi chưa hiểu tại sao kiện lại phải được sự đồng ý của bên bị. Tại sao TQ lại đồng ý để Philppine kiện?
Nguyen Ngoc Binh
DeleteĐấy là anh VT Ca nói quan điểm của VN, anh Việt ạ. TQ cấm VN kiện thì mình ... không được kiện (anh xem lại "5 không" anh Ca dẫn), VN NGOAN!!! PLP đơn phương kiện TQ, họ không vướng loại "4&16"...
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Ngoc Binh, Ngoan thì còn đấu trí làm gì cho mệt
Nguyen Ngoc Binh
DeleteThế mới mệt vì... NGOAN!!! Không hiểu làm để sẽ kiện, hay là là, cho dân khỏi kêu là không làm gì (?!). Chưa rõ quyết tâm định làm gì... Đang bận chống dịch, chuẩn bị ĐH các cấp... Mới chỉ cho cấp phát ngôn ngoại giao lên tiếng, cấp Thứ trưởng trở lên chưa thấy ai nói gì...
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Ngoc Binh, Anh hoàn toàn không hiểu những gì tôi viết. Đấy là quy định trong luật pháp quốc tế, không phải của Việt Nam. Anh chịu khó suy nghĩ đi một chút.
Ca Vu Thanh
DeleteAiviet Nguyen Luật pháp quốc tế quy định các vụ kiện khác nhau thì xử lý khác nhau. Vụ Philippines kiện ra Tòa trọng tài thường trực thành lập theo Phụ lục VII Công ước LHQ về Luật Biển (PCA) về giải thích và áp dụng Công ước LHQ về Luật Biển thì không cần hai bên đồng thuận vẫn ra Tòa được. Còn nếu VN kiện TQ như anh Bình nói là kiện về chủ quyền. Cái vụ kiện này thì cần cả 2 bên đồng thuận ra Tòa.
Anh Nguyen Ngoc Binh nên đọc kỹ một chút những điều tôi viết nhé.
Nên chú ý là Vụ Philippines kiện TQ đầu tiên là Tòa đã họp và ra Phán quyết là Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ kiện, sau đó Tòa lại ra phán quyết như ta đã biết.
Anh Aiviet Nguyen và anh Nguyen Ngoc Binh nên chú ý đọc bài này nhé. Chú ý đoạn dưới đây trong bài
"Cơ chế Tòa trọng tài theo Phụ lục VII là cơ chế duy nhất cho phép một bên trong tranh chấp được đơn phương khởi kiện bên còn lại ra Tòa. Việc một bên vắng mặt không làm cản trở hoạt động của Tòa và phán quyết vẫn có giá trị ràng buộc với các bên. Hai cơ chế khác là Tòa ICJ và Tòa ITLOS chỉ có quyền xét xử tranh chấp khi các bên trong tranh chấp cùng đồng ý ra tòa (ví dụ, năm 2011 Bangladesh và Myanmar cùng ký thỏa thuận đưa việc phân định biên giới biển giữa hai nước này ra Tòa ITLOS)".
Nguyen Ngoc Binh
DeleteCa Vu Thanh Ô anh Ca, gì mà nặng lời thế?!
Anh chẳng bảo TQ nêu “5 không” nên ta ko kiện được (?!), rồi bên bị kiện ko đồng ý ta cũng không kiện được (?!) nên tôi mới bảo ta “ngoan”, nghe lời TQ!!! Trong khi PLP họ đâu cần TQ đồng ý kiện hay không mà họ vẫn kiện và thắng đấy thôi.
Anh giải thích giúp nhé. Không nói thì thôi, anh hé ra “5 không” tôi mới hỏi đâu ra, ai ký, ai hứa với TQ như thế hay TQ nói sao cũng phải nghe, phải “ngoan”?
Trót thoả thuận như thế thì phải gỡ, một trong cách gỡ là hỏi dân (QH)...
Tóm lại, không ai cấm Việt Nam kiện cả, đúng ko anh?
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Ngoc Binh, Anh hoàn toàn không hiếu những gì tôi viết. Trung Quốc nêu "5 không" có nghĩa là họ không đồng thuận ra Tòa và không đồng ý cho ta kiện. Họ không đồng thuận ra Tòa mà Tòa lại yêu cầu cả hai bên ra Tòa thì mới có thẩm quyền giải quyết. Vậy VN có kiện được không?
Tôi không viết là VN thỏa thuận đồng ý với 5 không của TQ. Anh đọc kỹ đoạn tôi đã viết nhé "Lấy ý kiến dân và quốc hội để làm gì hả anh? Trung Quốc không đồng ý cùng ta kiện nên theo quy định của luật pháp quốc tế ta không kiện được. Ta có "phê duyệt" lập trường của TQ đâu mà phải hỏi quốc hội và dân.
Đối sách của ta được xây dựng trên cơ sở những tính toán thiệt hơn của ta, đâu có căn cứ vào lập trường của TQ."
Nguyen Ngoc Binh
DeleteCa Vu Thanh, tôi có đọc đâu đó là có 3 nơi có thể xử kiện, 2 nơi cần 2 bên đồng thuận thì cho qua. Việt Nam quan tâm toà trọng tài mà như PLP đã kiện. Họ cũng kiện về chủ quyền đấy chứ.
Các nhà luật đều phân tích kiện được như PLP đã kiện mà anh?
Tôi cũng sẽ xem lại vậy, nếu đúng thế thì anh lên tiếng bảo các LS Việt Nam hiểu sai luật đi, không có cửa kiện đâu cho khỏi mất công sức và thời gian...
Cảm ơn anh!
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Ngoc Binh, Về cái việc 4 tốt và 16 chữ vàng thì chỉ là thủ thuật chính trị thôi. Ai cũng biết TQ là một cường quốc và VN muốn yên ổn thì phải hòa với TQ. Người ta có câu "giữ bạn gần mình, nhưng giữ kẻ thù gần mình hơn". TQ không hẳn là bạn, không hẳn là thù và hòa hiếu nhưng kiên quyết với TQ là giải pháp tốt nhất để đất nước VN ổn định và phát triển. Vì vậy VN có giải pháp vừa hợp tác vừa đấu tranh; hợp tác với TQ tất cả những gì có thể hợp tác và đấu tranh với tất cả những sai trái của TQ.
Anh nên đọc những bài này để biết học giả nước ngoài đánh giá Việt Nam đấu tranh với TQ thế nào nhé, và VN có "ngoan" không nhé
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Ngoc Binh, Anh nên đọc kỹ bài viết tôi gửi để xem Philippines có kiện về chủ quyền hay không và chú ý dòng in đậm
"Tòa Trọng tài mà Philippines sử dụng không thể giải quyết vấn đề chủ quyền với các đảo.[1] "
Và đọc cả đoạn dưới này nữa.
"Bên cạnh đó, UNCLOS cho phép một số loại tranh chấp có thể bị loại trừ khỏi cơ chế giải quyết tranh chấp bằng toà án và trọng tài. Thứ nhất là các loại tranh chấp đương nhiên Tòa không có thẩm quyền xét xử (Điều 297), bao gồm các tranh chấp liên quan đến việc thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế (vùng EEZ) và tranh chấp liên quan đến các hoạt động đánh bắt cá trong vùng EEZ. Thứ hai là các loại tranh chấp mà các quốc gia được quyền lựa chọn tuyên bố loại trừ ra khỏi thẩm quyền tài phán của tòa án và trọng tài (Điều 298).
Dựa vào điều 298, năm 2006 Trung Quốc đã tuyên bố loại trừ thẩm quyền của Tòa đối với các tranh chấp liên quan đến vịnh lịch sử và các danh nghĩa lịch sử; tranh chấp liên quan đến phân định biển, và tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự và các hoạt động của lực lượng chấp pháp trong lĩnh vực đánh cá và nghiên cứu khoa học biển. Vì bị giới hạn trong nội dung khởi kiện, Philippines đã phải tìm cách tránh những vấn đề trên."
Tôi đã làm cái gì là làm đến nơi đến chốn, không nửa vời đâu.
Nguyen Ngoc Binh
DeleteCa Vu Thanh, Vâng, ta mềm mỏng mãi rồi anh, nên TQ mới lấn tới, đến nước này mà cứ im thì gay.
Mà CT thì rất không nên, sẽ lại mấy chục năm trường kỳ kháng chiến, có khi lại lại mất nước mấy trăm năm cũng nên... Rồi hậu thế đánh đuổi TQ giành lại độc lập...
Cho nên chỉ bằng cách đưa ra quốc tế là kiện.
Nhưng anh nêu Việt Nam ko kiện được nên tôi hoang mang quá...
Thế ra mọi cố gắng gửi công hàm, chuẩn bị hồ sơ lâu nay để sẵn sàng kiện cũng chỉ là ... “diễn” thôi sao?!
Anh là chuyên gia lâu năm vv này, theo anh ta không kiện được như PLP và phải có TQ đồng ý thì mới kiện được nhỉ
Cảm ơn anh!
Nguyen Ngoc Binh
DeleteCa Vu Thanh, Khuya rồi, nghỉ đã anh Ca nhé. Cảm ơn những trao đổi của anh. Tôi cũng sẽ đọc tiếp ...
Chúc các anh chị ngon giấc!
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Ngoc Binh Ta không kiện được về chủ quyền nhưng có thể kiện về những vấn đề khác. Vấn đề là những điều ta kiện có đáng hay không? Và nên kiện cái gì và kiện như thế nào?
Ta hiện nay không mềm mỏng mà thực ra cứng rắn nhất với TQ trong số các nước xung quanh Biển Đông. Hiện nay ta còn nhiều nước đi để đấu tranh chính trị, ngoại giao; chưa cần kiện. Chỉ khi nào hết nước đi ta mới kiện.
Anh có thể đọc những giải pháp mà VN cần làm mà tôi mới đăng trên facebook của tôi
Việt Nam cần cấp bách thực hiện một số giải pháp sau.
1) Tiếp tục các hoạt động phản đối về mặt ngoại giao với Trung Quốc, bao gồm các hoạt động tiếp xúc song phương, trao công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh, qua các kênh Đảng, chính quyền và các kênh có thể có. Tất cả các tài liệu phản đối sau này sẽ được sử dụng trong cuộc đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền.
2) Trên thực địa, ta cần tiếp tục kiên quyết, kiên trì phản đối các hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam của Trung Quốc.
3) Tăng cường các hoạt động truyền thông để cung cấp cho nhân dân trong nước và các bạn bè quốc tế biết về hoạt động của các tàu Trung Quốc và những hoạt động đấu tranh của Việt Nam. Cần cung cấp chi tiết, cập nhật thường xuyên hiện trạng hoạt động của các tàu Trung Quốc và các tàu thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam trên bản đồ và các bảng số liệu. Nên tổ chức các chuyến đưa phóng viên trong nước và nước ngoài tới hiện trường Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam để lan tỏa thông tin, khẳng định tính chính danh của Việt Nam.
4) Cần tận dụng tất cả các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là các diễn đàn ASEAN và Liên hợp quốc để thông báo cho bạn bè thế giới biết về các hoạt động vi phạm vùng biển Việt Nam của Trung Quốc cũng như các nỗ lực kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam cần gửi công hàm tới Tổng Thư ký, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Đại hội đồng Liên hợp quốc để phản đối Trung Quốc và khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam.
Ca Vu Thanh:
Delete5) Cần vận động để tìm cơ hội điều trần tại nghị viện các nước, đặc biệt là Mỹ và các nước lớn khác, về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông và vùng biển Việt Nam để các nước khác hiểu và tham gia đấu tranh chống các hoạt động phi pháp của Trung Quốc.
6) Vận động Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật Trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông do các nghị sỹ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ cùng đề xuất và đưa ra. Theo đó, Dự luật này yêu cầu Chính phủ Mỹ trừng phạt các tổ chức, cá nhân Trung Quốc đồng lõa hoặc tham gia vào các hoạt động cải tạo đất, bồi đắp đảo, xây ngọn hải đăng và xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin di động tại Biển Đông hoặc đe dọa đến hòa bình, an ninh hoặc ổn định của các khu vực trên Biển Hoa Đông nhân hay công ty Trung Quốc liên quan đến các dự án xây dựng và phát triển ở khu vực Biển Đông. Trong tình hình hiện nay, khi Trung Quốc đang xâm phạm, cản trở hoạt động dầu khí vùng biển Việt Nam, Malaysia và Philippines, việc Nghị viện Mỹ thông qua Dự luật này sẽ dễ dàng hơn trước rất nhiều.
7) Cần tuyên bố công nhận và ủng hộ Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc; đồng thời xem xét các khả năng xin tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) và Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) về việc diễn giải các Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực đối với vùng biển Việt Nam để tăng cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam sử dụng các kết quả tư vấn để vô hiệu hóa công hàm phản đối Hồ sơ ranh giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam do Việt Nam trình cũng như do Việt Nam hợp tác trình lên Ủy ban ranh giới ngoài của thềm lục địa Liên hợp quốc.
8) Cần xem xét tới đề xuất của GS Carl Thayer về việc thông báo sẽ bắt giữ các tàu Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam và đề nghị Cảnh sát quốc tế (Interpol) truy nã các tàu đó. Cần thông báo rộng rãi chủ trương này cho các nước và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc.
9) Cần tích cực chuẩn bị hồ sơ và sẵn sàng kiện Trung Quốc ra một tòa án quốc tế thích hợp về việc Trung Quốc xâm phạm và hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Dương Tuệ
ReplyDeleteNói chung chắc chắn Trung Quốc biết mình sai,nhưng nó vẫn muốn biến sai thành đúng! Đơn giản vậy thôi một chiến tranh thì đòi lại đảo được còn văn bản,pháp lí tụi nó vứt! Rất hung hăng! Vậy thôi VN chúng ta có đầy đủ bằng chứng hết rồi.Xin nhắc lại là chiến tranh thì dành lại đảo vậy thôi.
Nguyen Ngoc Binh
DeleteVâng, thì nó vứt và song phương để bên ngoài không biết, cứ ép VN. VN cần đưa ra quốc tế (và có vẻ đang đưa, không thì có công hàm 2016, 2018, 2020 làm gì...)... Có điều các cụ nhà ta có đưa ra không thôi...
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Ngoc Binh, VN là nước tích cực nhất đưa các vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn đa phương.
Dương Tuệ
DeleteNguyen Ngoc Binh, Cháu nói thật bọn Trung này nó biết rõ nước ta hơn tụi Mĩ nhiều nó thâm hơn nữa....lịch sử đã chứng minh,muốn lấy lại đảo thì phải chiến tranh,cũng giống mình có cây bút,mà thằng bạn lấy nói cô,nói thầy nó cũng ko trả những phải liên tục nhắc các bạn rằng nó là thằng lấy bút,ko thời gian chẳng ai biết chủ nhân của cây bút,và Trung Quốc là một trong những hc sinh hư hỏng ăn cắp....
Nguyen Ngoc Binh
DeleteThì pháp lý đã, không được thì đành CT. Mà thằng liều nó dùng các chiêu bẩn như vũ khí sinh học, thả hóa chast xuôi chiều gió mùa đông bắc sang VN thì... Hoặc cùn lên nó nã pháo, tên lữa dồn dập vào Hà Nội tới tận SG thì... Xa nữa nó dùng hạt nhân... Nói chung, nếu có CT thì phải có TG bênh VN, chứ vài hôm thì ... hết đạn, đánh giặc bằng ... bài hát!!!
Nguyen Ngoc Binh
DeleteCa Vu Thanh, Thế thì "5zero" là không đúng rồi?!
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Ngoc Binh, Năm không là TQ yêu cầu VN làm; và VN không đồng ý làm. VN làm theo ý mình, theo quyền lợi của dân tộc VN. Trả lời vậy anh đã rõ chưa?
Nguyen Ngoc Binh
DeleteVâng, thế chứ! Hôm qua anh bảo ta không kiện được vì TQ không đồng ý, làm tôi hoang mang quá!!! Chúc anh và cả nhà tuần làm việc hiệu quả, phòng dịch tốt nhé!
Ca Vu Thanh
DeleteNguyen Ngoc Binh, Đúng là như vậy mà anh. Kiện về chủ quyền thì ta không kiện được vì TQ không đồng ý, và như vậy Tòa án quốc tê không có thẩm quyền. Ta chỉ kiện được những gì mà Tòa quốc tế (PCA, ICJ hoặc ITLOS) có thẩm quyền phán xử. Tuy vậy, những vấn đề quan trọng nhất thì Philippines kiện rồi. Ta vẫn còn có thể kiện một số điểm khác nhưng kiện thì phải tính toán thiệt hơn cẩn thận, không làm ào ào được. Nhất là hiện nay ta vẫn còn nhiều bước đi nữa.
Nguyen Ngoc Binh
DeleteVâng, PLP kiện và thắng rồi, đấy là những gì liên quan đến họ. Ta vẫn có thể lặp lại thủ tục như thế cho những gì của ta, để cùng PLP củng cố đáp trả cái sai của TQ mạnh mẽ hơn chứ. Cứ bỏ qua kiểu kiện nào cần đồng ý của hai bên, mà tập trung vào dạng kiện đơn phương (kiểu bị bắt nạt, bị cướp thì không bao giờ kẻ đầu gấu hay kẻ cướp đồng ý với bị hại cùng ra tòa!!!). Chơi với anh cùn, lật lọng, bịa chuyện, ác tâm như TQ thì không thể tiếp tục nghe lời ngon ngọt được. Vu cáo vừa qua của TQ là họ đã tự vứt mặt nạ đeo lâu nay rồi, mà sao ta cứ đối xử như khi họ còn đeo mặt nạ?! Đồng ý ta còn nhiều bước đi, nhưng cơ hội đưa vấn đề ra quốc tế lúc này là thuận (chưa nói là nhất), vì khó có khi nào TQ đang bộc lộ điểm yếu mọi mặt như hiện nay và TG đang chờ chất vấn TQ về nCOV... Cũng nói thêm: đêm qua tôi có đọc và được biết năm 1974 sau khi TQ chiếm HS, VNCH đã có văn bản phản đối lên LHQ (chắc anh cũng có thông tin?!). VN ta cần bình tĩnh để xâu chuỗi các sự việc... Trao đổi thế này là hiểu thêm sự việc, có thể là dạng góp phần phản biện đa chiều của xã hội cho các lý lẽ của ta. Chắc chắn là Ban biên giới và Bộ ngoại giao họ nắm rất kỹ, cái dân lo là ta không/chưa dám đấu tranh mạnh, mà luôn kêu gọi "giữ nguyên hiện trạng, hai bên kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình..." (chưa kể đôi khi tán thành "song phương" thì gạt các nước từng liên quan đến HS, TS trước 1954 như Pháp, Nhật, Mỹ... rồi còn gì) thì như gián tiếp nói "TQ cứ giữ HS, công nhận HS, TS là của TQ" khi họ tuyên bố hôm 17/4 vừa rồiì!!! Ta làm việc đã anh ạ, giải lao hoặc tối ta quay lại tiếp. Thanks! Xin lỗi anh Ái Việt và ACE vì chúng tôi sôi nổi quá!
Duy Phú
ReplyDeleteKhiếp nhất là anh Huy Đức mượn lời ông Trần Việt Phương để kết tội Cụ Hồ “ngây thơ”! Nói thật: với một người bắt đầu bằng việc đi phụ bếp dưới tầu thuỷ, đi khắp thế giới để cuối cùng về lãnh đạo dành độc lập tự do cho Tổ Quốc, ông Phương và anh Đức chỉ xứng làm ... thơ ký.
Nguyen Ngoc Binh
DeleteCho nên, chẳng mấy chốc mà có thể có người đưa "cái tôi" ra để phán và làm lệch lịch sử...
Do Xuan Phuong
ReplyDeleteLý luận giải thích ...vv thì cứ để đó ạ. Bao giờ Hải quân VN tiếp nhận đầu hàng và bàn giao quản lý HS-TS từ TQ thì sẽ đem ra, đảm bảo ai cũng gật gù khen phải.
Nguyễn Trọng Dũng
ReplyDeleteVề "công hàm" có thể khẳng định là chúng ta chỉ muốn khôn khéo tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lại có dã tâm lợi dụng sự khôn khéo của chúng ta.
Ca Vu Thanh
DeleteThật ra nội dung của Công hàm là thể hiện VN ủng hộ Trung Quốc; hay nói cách khác là cùng phe thì ủng hộ nhau về vấn đề lãnh hải. Nội dung chỉ có vậy thôi nhưng TQ lại lợi dụng
Đỗ Mạnh Cường
ReplyDeleteThực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, thực tiễn VN hiện tại ứng xử với TQ như thế nào thì đó là câu trả lời xác đáng nhất.
Hoàng Lê Minh
ReplyDeleteCái này em có đọc một tài liệu nào đó nói công hàm của Thủ tướng PVĐ lúc đó chỉ là hoạt động đối ngoại chính trị nhưng anh Tàu sau này coi luôn văn bản giá trị pháp lý và suy diễn HS, TS là của họ