Tuesday, August 9, 2016

BÁNH XE HÌNH TAM GIÁC VÀ DÂN TỘC LẮM ANH HÙNG

Hơi lạ dân Mít mình làm cái gì cũng một mình một phách. Ở Mẽo hoàn toàn ngược lại: người bệnh trả copay tức là phần giá trần $5-10. Phần vượt trần BHYT sẽ trả cho đến $100-200K (Hoặc cao hơn tùy loại bảo hiểm).
Ở ta BHYT lại trả 100% cho đến mức trần. Đúng là sáng chế ra bánh xe mới hình tam giác.
Tương tự, như Việt Nam Airlines không backup dữ liệu, bây giờ hì hục khôi phục được một phần và định phong anh hùng cho mấy ông khôi phục. Thảo nào người ta nói dân tộc lắm anh hùng là dân tộc bất hạnh.

TRẠM Y TẾ ĐÌU HIU


Phó Thủ tướng kiểm tra đột xuất một Trạm Y tế xã ở Tây nguyên. Trạm y tế chẳng có ai, gọi cho trưởng trạm không được. Chắc chắn là Trạm Y tế đó có lỗi, nếu bị kỉ luật cũng không oan. Ở Tây nguyên, đối với nhiều người dân, Trạm Y tế có thể được coi là cơ sở y tế tuyến cuối.
Tuy vậy, nói đi thì cũng phải nói lại. Lần đầu tiên lên Tây nguyên, đến một trạm y tế của huyện Lak, tôi khá bị bất ngờ với sự khang trang của Trạm Y tế. Bất ngờ hơn nữa khi tôi tận mắt nhìn thấy những trang thiết bị mà họ được chính quyền trang bị: máy xét nghiệm công thức máu, máy siêu âm, mày đo diện tim, kính hiển vi... Nói chung, đối với một trạm y tế, như vậy là khá "sang", kể cả so với những đô thị loại vừa.
Nhưng tất cả những thứ đó đều "trùm mền". Tôi nghĩ đến việc nhân lực không được đào tạo. Nhưng không phải. Các bác sĩ và nhân viên được cử đi học, có xác nhận, và họ khẳng định rằng họ đủ khả năng vận hành những cái máy đó.
Chưa hết, chính quyền đã thể hiện sự quan tâm đến đồng bào nghèo bằng cách bỏ tiền mua toàn phần BHYT cho toàn bộ người nghèo và gần toàn phần BHYT cho hộ cận nghèo. Toàn bộ những người thuộc hộ nghèo khi khám bệnh sẽ được BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh. Cái xã mà tôi đến thì hầu hết là hộ nghèo, nên có thể nói 100% dân ở đó có BHYT. Có thể nói, đây là điểm sáng của chính quyền hiện nay.
Nhưng tại sao máy móc hiện đại được trang bị lại phải "trùm mền"? Thì ra cớ sự không phải do ngành y, mà là do qui định của BHYT. BHYT có một qui định, đó là trần thanh toán. Đối với mỗi cơ sở, trần thanh toán sẽ được BHYT ấn định. Đối với tất cả bệnh nhân đi khám bệnh có dùng thẻ BHYT, nếu chi phí nằm ở mức dưới trần, BHYT sẽ thanh toán toàn bộ, nếu chi phí vượt trần, người bệnh sẽ phải đồng chi trả (người bệnh trả một phần chi phí).
Ở cái xã mà tôi đến tại Tây nguyên, mức trần thanh toán là 40.000 đồng, đủ cho tiền khám và một vài viên thuốc loại rẻ tiền. Nếu tổng chi phí vượt lên trên mức đó, thì đồng bào sẽ phải đồng chi trả. Mà đồng bào thuộc diện hộ nghèo thì lấy tiền đâu mà đồng chi trả. Ngay cả khi họ có tiền để đồng chi trả, thì không ai dám thu tiền của họ, vì họ thuộc diện được BHYT trả 100% chi phí khám chữa bệnh.
Và thế là, nhân viên y tế cứ như những con gà mắc tóc, vướng víu lằng nhằng trong những ma trận qui định, không biết đường nào để thoát ra. Trong khi đó, hầu như tất cả bệnh nhân đều chỉ được khám chay, phát cho vài viên thuốc loại rẻ tiền. Niềm tin vào Trạm Y tế cứ thế mà bay đi theo với gió đại ngàn.
Chẳng còn mấy người muốn đến với Trạm y tế nữa. Vậy thì nhân viên đến trạm để làm gì? Đồng lương của họ thực sự không đủ nuôi sống họ. Họ không thể đến Trạm Y tế để ngồi chơi, trong khi thời gian đó có thể giúp họ trỉa bắp, trồng mì, phụ giúp cho bữa cơm, lo cho con học hành.
Sẽ có người thắc mắc, thế những người không thuộc diện nghèo, có khả năng đồng chi trả thì sao? Đây là một câu hỏi hay. Muốn xét nghiệm thì phải có hóa chất. Một đơn vị hóa chất nhỏ nhất dành cho xét nghiệm cũng là vài trăm mẫu. Hạn sử dụng rất hạn chế, chỉ vài tháng. Nếu không có nhiều bệnh nhân, giá xét nghiệm sẽ bị đội lên do chi phí hóa chất, cao gấp nhiều lần giá mà BHYT chi trả. Tiền ở đâu để bù lỗ?
Từ 1 năm rưỡi nay, chúng tôi giúp đồng bào xã Đắc Phơi, huyện Lak, mỗi tháng 8 triệu đồng, tương đương với 400 lần siêu âm, điện tim... Trạm Y tế Đắc Phơi đã trở thành nơi mà bà con các xã khác cũng tìm đến, vì họ được thêm một cái gì đó, gia tăng khả năng hết bệnh.
8 triệu đồng mỗi tháng, đối với một cá nhân, đó là số tiền khá lớn. Nhưng đối với một xã, nó chẳng thấm tháp vào đâu, cho dù có mang lại niềm vui cho một số người. Cá nhân tôi và nhiều nhà báo trong thời gian qua đã nhiều lần đề cập đến chuyện này.
Chỉ cần một điều chỉnh nhỏ về chính sách, đồng bào nghèo sẽ được hưởng sự chăm sóc y tế tốt hơn hẳn, nhân viên y tế không phải bỏ trạm đi trỉa bắp, trồng mì. Hàng chục nghìn tỉ bỏ ra cho bà con vùng sâu vùng xa không phải "trùm mền" trong sự xót xa.

post lại từ FB/Võ Xuân Sơn's post 

41 comments:

  1. Nguyen Chuong: Các nhà thông thái xem có cách nào giải quyết không!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tala Ta: chả cần phải thông thái, cứ cách chức hết những đứa chịu trách nhiệm, luôn đào thải đám lđ gây hại thì đất nc sẽ sạch sẽ ptriển. Chính HCT dạy rằng: DÂN CÓ QUYỀN ĐUỔI CP,KHI CP HẠI DÂN .

      Delete
  2. Tuân Hoàng: Lại kêu như Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn hoặc dân IT. Anh Đam lại xin đặc cách...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Chuong: Đặc cách gì cơ?

      Delete
    2. Tuân Hoàng: Đặc cách về cơ chế tài chính cho y tế cơ sở

      Delete
    3. Nguyen Chuong: Tuân Hoàng, vẫn có đấy nên CSVC quỹ lương đủ. Vấn đề là trần thanh toán của BHXH thấp. Mr. Đam trực tiếp biết rồi đó

      Delete
    4. Tuân Hoàng: Khoán là nhanh nhất

      Delete
    5. Tuân Hoàng: Chữa 1 bệnh nhân bệnh nào đó đc cấp bao nhiêu tiền chẳng hạn. E sẽ viết stt về vấn đề này. Rất nghiêm túc

      Delete
    6. Nguyen Chuong: Quỹ BHYT sập ngay vì bị lạm dụng

      Delete
    7. Tuân Hoàng: Nếu thế Hội đồng xem xét cac đề tài cũng thông đồng với các nhà khoa học, nâng kinh phí gấp 10 lần thì sao ạ?

      Delete
  3. Pham Hong Hoa: Luẩn quẩn, tức thật.

    ReplyDelete
  4. Minh Long Sơn: Nếu không trực tiếp đề nghị cách chức ít nhất một phó CT huyện phụ trách văn xã trong vụ này thì anh Đam sẽ làm nhờn thuốc.
    Hô mà không chém thì là hô hoán :), phải đeo bám đến cùng, còn không thì thôi.

    ReplyDelete
  5. Tien Zung Nguyen: Quy định "tối đa 40 nghìn 1 lần khám" thì cũng bằng "đừng có mà đi khám". Hoặc phải có chính sách nhà nước hỗ trợ thêm cho y tế vùng cao, hoặc nhà nước thừa nhận không lo được, để dân tự lo.

    ReplyDelete
  6. Nguyen Ai Viet: Quái gở dân Mít một mình một phách. Tự phát minh ra bánh xe hình tam giác. Trên thế giới bảo hiểm đều làm theo cách ngược với Việt Nam: Khám bệnh và mua thuốc đều có copay và trả phần còn lại đến mức 100 nghìn đô. Nếu theo cách đó là xong. Như vậy thay vì BHYT trả cho mỗi lần khám bệnh đến 40 nghìn, người đi khám phải trả 40 nghìn đó. Còn tất cả các chi phí trên đó BHYT sẽ trả cho đến mức tối đa 1 tỷ chẳng hạn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Chuong: Làm theo cách đó chỉ 3 tháng hết sạch Quỹ BHYT cả năm pak ơi. Cách đây chục năm dư Quỹ BHYT khá lớn và năm nào cũng dư. Nhưng từ khi tin học hoá xong thì Quỹ hết sạch số dư và hàng tháng đều tiêu hết. Tài đến thế là cùng. Nếu không ra chính sách thì 40K cũng không đến lượt bà con vùng cao đâu

      Delete
    2. Tala Ta: gần đây bản thân các cụ có đi khám chữa bệnh BHYT ko? Tôi thì đã (khám chữa bệnh cách đây khoảng 3 tháng, cũng nhập viện theo hướng dân của bs ko quen xúi mổ dù tôi đã biết là ko cần mổ qua khám ở bv tư) và có nhận xét sau: nếu quen thì bs sẽ cấu kết với bệnh nhân để moi tiền BHYT dù ko có bệnh nẳng, thậm chí ko có bệnh. Nếu ko quen mà có bệnh nhẹ thì thường bs sẽ Phán dọa cho nặng lên , xúi nằm mổ xúi vào bệnh viện ở, xúi xét nghiệm đủ thứ.... và như thế bs có phần thừ thanh toa của BHYT. Túm lại theo tôi khi XH đã dột từ nóc, suy đồi đạo đức thì mọi thứ ung nhọt bục ra. Kể mãi thì mọi người bảo tôi tiêu cực ..Nhưng sự thực XH VN nó như thế.tiếc thay.CHỈ CÓ MỘT CUỘC ĐẠI PHẪU,....kiểu Philipine chẳng hạn may ra cứu đc VN. Chấm hết ....Hya4 đi tới nhiều bv ,phòng khám BHYT sẽ thấy đầy rẫy sự thối nát BẤT NHÂN ko bút nào tả xiết

      Delete
    3. Tala Ta: Nói chung bệnh nhân VN cũng hãy trở thành bệnh nhân " thông minh" --kiểu người tiêu dùng thông minh ý

      Delete
    4. Tala Ta: BV tư , bv công cũng thối nát--mỗi nơi một kiểu---đừng có khoe giầu khi khám, nhưng cũng ko khoe nghèo quá,.....nói chung là. Phải có mẹo, ứng biến đối phó tùy loại bs .., ktra chéo,...hoặc có bạn bè quen THỰC SỰ giới thiệu và ít nhất nên khám từ 03 bs trở lên.Ngoài ra tham khảo thêm các trang web nước ngoài về bệnh đó.

      Delete
    5. Tala Ta: Trước khi đến khám nên đọc trước trên mạng, nên trang bị một ít kiến thức...kiểu như trước khi ra trận ý chuận bị đạn dược vũ khí...

      Delete
    6. Nguyen Ai Viet: Nguyen Chuong, Làm gì có chuyện Nghĩ kỹ mà xem

      Delete
    7. Tala Ta: Gần 30 năm trước do gia đình có người ốm tôi đã ở trong bv gẩn 2 tháng thì thấy sự khốn nạ do nghèo đói, còn nay thấy sự khốn nạn do muốn làm giầu (chứ ko phải vì nghèo đói)

      Delete
    8. Tala Ta: Theo tôi biết hình như ở Tây Đức có một luật như sau: Bs muốn được nâng cấp hành nghề ( ví dụ vào bv cấp cao hơn chẳng hạn) thì trước tiên phải làm bs tại khu phố quận huyện và phải có được ít nhất 70% số bệnh nhân là thuộc diện BHYT và số đó phải có nhận xét hài lòng.

      Delete
    9. Nguyen Chuong: Thực tế là vậy đấy pak. Khoảng 10 năm trước Qũt BHYT hàng năm luôn dư còn bây giờ luôn được tiêu hết sạch

      Delete
    10. Nguyen Ai Viet: Nguyen Chuong, Thực tế hết tiền là làm theo cách Việt Nam chứ có phải làm theo kiểu copay kiểu Mỹ đâu.

      Delete
  7. Nsy Huy: Các bs của việtđức,bạchmai và các tuyến Tỉnh cũng khốn khổ vì bhyt!
    Bs khám nhưng chuẩn đoán phải giống bhyt Quy định mới dc hưởng bhyt!@@

    ReplyDelete
    Replies
    1. Văn Khiêm: ICD 10 là mã chẩn đoán(chứ không phải chuẩn đoán) quốc tế. BHYT dựa vào chuẩn (đây mới là chuẩn nè ) này để thanh toán (BHYT không tự đặt ra)

      Delete
  8. Bình Nguyễn Văn: Về lý thuyết thì Bộ Y Tế là cơ quan chủ quản về khám chữa bệnh. Nhưng KCB thế nào lại do BHYT quy định! Làm trái là bỏ tiền túi ra mà đền nhé!.

    ReplyDelete
  9. Mai Trinh Thuy: Theo tôi thì nên để Bộ y tế thực hiện BHYT sẽ phù hợp hơn là để Bảo hiểm Xã hội thực hiện BHYT.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quang Yang: Lúc đó sẽ hoạch định chính sách về y tế dễ dàng, người thẩm tra có chuyên môn đỡ phải cải nhau những điều vô lý, nhưng tiếc là nhiều lợi ích quá nên cố tranh giành...

      Delete
  10. Kiên Nguyễn: Em cũng đã tham gia chương trình 1816. Lên ttyt của 1 huyện miền núi. Ko có gì ngoài berberin, nospa, diclofenac, mobic và dịch truyền, ko có SAT. Ksinh thì nvyt tự mua và tự chỉ định khi cần dùng. Ngoài ra có cân,thước và bộ đo H.A. Một ngày nvyt làm việc viết rất nhiều cho các dự án. Ko thăm khám được bệnh nhi. Đỡ đẻ khoảng 3,4 ca mỗi tháng. Hàng tháng người dân trong bản ra lấy thuốc(như trên) mang về nhà, nvyt tư vấn cách dùng thuốc và người bệnh cứ thế tự dùng. 1 tháng đầu em choáng với khả năng chẩn đoán của mọi người ở trạm. Sau 2 tháng em ngạc nhiên với khả năng chịu đau, chịu lạnh của trẻ em dân tộc. Được trang bị như trạm anh nói đúng là mơ ước.

    ReplyDelete
  11. Dung Le Ngoc: BS Sơn viết rất chuẩn. Đúng là TYT có lỗi vì ít ra phải có người thường trực ở cơ quan cho dù không có bn. Lẽ ra phải chia nhau trực dù là chỉ bảo vệ cơ quan, tiếp khách, chứ không khám chữa bệnh.Đúng như lời BS Phan Xuân Trung bảo Bộ Y tế thực chất không có quyền với nhân viên y tế bằng Bộ TBXH vì KẺ NÀO NẮM KINH TẾ LÀ KẺ ĐÓ NẮM QUYỀN LỰC.

    ReplyDelete
  12. Hung Truong: thằng biết thì không được làm, thằng làm thì dốt đặc cán mai nhưng nó có bằng COCC hay Đảng viên mới ra cớ sự

    ReplyDelete
  13. Nguyễn Thu Hà: "Chẳng còn mấy người muốn đến với Trạm y tế nữa. Vậy thì nhân viên đến trạm để làm gì"??? Phải rất cần một chính sách, nếu không chỉ béo một số đối tượng, xây nhà khang trang, mua TTB để đắp chiếu... Đâu âau cũng vậy, riêng gì Tây Nguyên. Xót

    ReplyDelete
  14. Bach Diep Kim: Nhân viên bhyt ngày càng láo- bảo bs phải ghi thế này, cho thuốc thế kia. Cứ cái đà này ko cần học hành làm gì cứ xin vào bhyt làm cho nó oai. Ko có nước nào như nước này!

    ReplyDelete
  15. Viet Nam: NÊN ĐẦU TƯ ĐẦY ĐỦ Ở BV HUYỆN THUI,TUYẾN XÃ CẤP CỨU RỒI CHUYỂN,HOẶC TIÊM,TRUYỀN THEO ĐƠN BS TUYẾN TRÊN,LÀM NHIỆM VỤ TIÊM CHỦNG,PHỔ BIẾN PHÒNG BÊNH CHO BÀ CON,ĐỂ CĐ VÀ ĐIỀU TRỊ BV HUYỆN HỢP LÝ.

    ReplyDelete
  16. Trung Nguyen: Hoang thuy e co lam trong nganh y ko ma chem to the. Em co biet tuyen tram bao hiem ho cho thuoc jko ma ho khong che la duoc cap bao nhieu tien tren 1 don thuoc ko ma e noi. Neu e ke don qua so tien bao hiem ho quy dinh thi bao hiem di soi rui xuat toan cai tien do bac si nao ke lem la bac si do bo tien tui ra bu vao do neu la e thi co jam ke ko.day chi la 1 cai nho thui con day cai bat cap khac e nentim hieu ki rui hay phat bieu neu ko thi vao doc denang cao kien thuc rui haychem e nhe

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hoàng Thụy: e làm ở tuyến huyện, hiện nay 1 lượt khám đc thanh toán 181500 đồng, còn nếu có vượt thì cũng chỉ đóng có 20%. anh có cần e gửi cho danh mục thuốc vừa trúng thầu của năm 2016 để tham khảo ko?

      Delete
    2. Xuân Sơn Võ: Vấn đề nằm ở đó đó bạn ạ. Với 181.500 đồng, bạn còn có gì đó để xoay xở. Còn 40.000 đồng thì bạn xoay xở làm sao? Mấu chốt nằm ở cái 20% của bạn đấy. BHYT thanh toán 100% thì ai dám thu cái 20% ấy? Và nếu có thu thì ai sẽ chịu đóng? Qui định là thanh toán 100% mà.

      Delete
  17. Lê Đức Thọ: Bác nói đúng thực trạng hiện nay của quê em , chung quy cũng do mức trần thanh toán mà ra cả

    ReplyDelete