Wednesday, August 31, 2016

SINH VIÊN BÁCH KHOA THẤT NGHIỆP

Vào những năm 1980, sinh viên Bách khoa bắt đầu thất nghiệp. Toàn khoa xịn hàng đầu, Chế Tạo Máy, Điện, Điện Tử. Hồi đó chưa có Máy tính và Viễn Thông.
Có một đồng chí làm ở Ban Tuyên giáo, cháu ruột cụ Lành, bạn thân cụ Lượm trong bài "Ngày Huế đổ máu, chú Hà Nội về", nói với tôi, sinh viên Bách Khoa học giỏi, đào tạo hết bao nhiêu tiền bạc, thất nghiệp, không biết làm sao. Cách mạng đang khó khăn.
Tôi bảo đồng chí, khó khăn ở chỗ khác, không phải do không có việc làm. Cho tôi quyền, tôi dùng hết chỗ sinh viên đó một cách mĩ mãn, không thể tốt hơn.
Đồng chí hỏi tôi làm thế nào. Tôi hỏi số lượng tồn ế bao nhiêu, cộng các năm lại có thừa 5-6 nghìn không. Dốt mấy, hư mấy thì cũng giỏi và tốt hơn cán bộ hiện tại của nhiều xã. Mỗi xã cho đưa 3 đồng chí về, một làm bí thư, một làm chủ tịch, một làm chủ nhiệm, được 2000 xã. Sau 5 năm, các anh có một cái mỏ bí thư chủ tịch huyện. 15 năm tha hồ chọn ủy viên TW, Tổng bí thư.
Đồng chí mừng húm, khen hay, hứa về hiến kế cho cụ Lành. Nhưng sau không thấy gì. Đâu có phải là thừa người không biết vứt đi đâu. Vấn đề là không dám dùng.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

16 comments:

  1. Tuân Hoàng: Sau này có dự án 500 chủ tịch xã thì phải

    ReplyDelete
  2. Quang Harmony Nguyen Nhat: Thế 5-6 nghìn cán bộ xã cũ đi đâu? Lên nữa à? Xuống thì giải quyết cái món "tâm tư" thế nào?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Đã xét tâm tư rồi nên mới nhắm vào cấp xã.

      Delete
    2. Nguyen Xuan Hoai: Nhưng hội tâm tư đó vẫn nắm tỉnh và huyện thì mấy cu BK kia ngọ nguậy được gì đâu anh? :)

      Delete
    3. Long Nguyễn Xuân: Nguyen Xuan Hoai, không cần ngọ nguậy ạ, quản cái xã mình cho tốt, tự khắc hệ thống nó sẽ tốt lên,
      hồi em mới ra trường, về làm công tác, có "ô dù" cứng nhưng nói ở cấp xã họ KHÔNG HIỂU, không phải không nghe,
      //sau đó thì em bỏ đi làm tư nhân

      Delete
  3. Chinh Nguyen Trung: Thời đó những năm 80 trừ chống lệnh thôi anh còn bị phân phối hết ạ, thời bao cấp kế hoạch hoá mà. Đầu 90 mới bắt đầu cụ 10 - đổi mới lúc đó mới bắt đầu có thất nghiệp ạ. 78- 88 đói nhăn răng ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Không biết thế nào, nhưng khoảng 79-80, tốt nghiệp nước ngoài về còn nằm đợi ở Bộ ĐH cả năm. Khoảng 80-82, tốt nghiệp BK ra, bằng khá không phân công công tác là thường.

      Delete
    2. Ca Vu Thanh: Đúng là từ 79 trở đi là không phân công công tác nữa. Tự đi mà xin việc. Cũng may là từ 80 trừ ai chạy giỏi, còn lại cụ Lành bắt hết vào bộ đội để giải quyết nạn thất nghiệp. Bắt chúng nó vào bộ đội là quyết định sáng suốt nhất của cụ Lành :D

      Delete
    3. Chinh Nguyen Trung: em ko rõ trường hợp của các anh chị học NN nhưng bọn BK bọn em là bị phân ngay ạ, bọn giỏi thì cho chọn hoặc tự đi liên hệ ạ, hồi đó bọn em ông nào ở địa phương nào thì cho về sở VH hoặc đài PTTH, hoặc đi sông đà. Tóm lại là bị phân công ạ. Hồi đó có môn chạy phân công, ông nào con các cụ thì đc phân về chỗ thơm, em may đc về viện NCCNQG Nacentech vì tự đi liên hệ ạ

      Delete
  4. Nguyen Ai Viet: Hình như ta có hơn 10K xã. Như vậy là mới thí điểm 20% thôi.

    ReplyDelete
  5. Ca Vu Thanh: Ơ bác không biết à? Cụ Lành có sáng kiến bắt hết chúng nó vào bộ đội, thành sỹ quan để giải quyết nạn thất nghiệp. Mấy năm sau từ từ cho ra hết.

    ReplyDelete
  6. Hải Nguyễn Thúc: May mà cụ Lành không nghe theo cụ Việt đồng hương, nếu không thì bây giờ không chỉ có 1 Bộ BK mà từ địa phương đến TW đều BK hóa hết, kỹ trị tuyệt đối như thế thì hậu quả khôn lường. Chưa tính đến cái LATS " Đặc điểm giao tiếp của Chủ tịch xã...." sẽ rất đơn điệu làm sao mà bảo vệ thành công được? :)

    ReplyDelete
  7. Nguyễn Minh Tuấn: Cậu không biết là ở ta chỉ tin dùng chuyên tu tại chức mà. Bọn chính quy dù giỏi cỡ nào cũng chi may lắm là được điếu đóm cho các cụ kia.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dân gian có câu "dốt như chuyên tu, ngu như tại chức" ném vào đây cho khỏi quên :)

      Delete
  8. Nguyen Binhduong: Đấy là nỗi đau, họ thừa biết nhưng cứ để thế... Họ sợ nhiều thứ... Bg cũng vậy thôi

    ReplyDelete