Tại sao đất nước ta mãi nghèo? Tại sao Việt nam mãi mãi thua kém các
đất nước khác kể cả các nước có cùng điều kiện khí hậu, địa lý
trong khu vực như Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia,
Philippines...? Thậm chí gần đây nhiều mặt cả Cambodia và Laos đều đã
vượt Việt Nam.
Tôi biết rất
nhiều bạn sẽ đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho chính quyền, các bạn cho
rằng thể chế, chính quyền đã kéo đất nước tụt hậu, nhưng các bạn cứ bình
tĩnh, bởi trong suốt 4000 năm lịch sử, dù ở bất cứ thể chế nào, chính
quyền nào, chưa bao giờ Việt Nam phát triển hơn các dân tộc khác. Đấy là
một thực tế. Nếu bất cứ thể chế nào, bất chứ chính quyền nào, trong
giai đoạn lịch sử nào Việt Nam cũng thua kém các dân tộc khác thì
nguyên nhân hiển nhiên phải từ những điểm yếu cố hữu của dân tộc Việt.
TRONG LỊCH SỬ CHƯA BAO GIỜ VIỆT NAM HƠN CÁC DÂN TỘC KHÁC
Chỉ cần nhìn các di tích, công trình lịch sử từ thời cổ cũng đủ thấy
chưa có công trình kiếm trúc nào do con người xây dựng nên của Việt Nam
có thể sánh ngang các công trình cổ của các nước khác.
Không so
sánh với các nước Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, bởi nó quá cách
biệt, chỉ cần so sánh với Thailand, Myanmar, Indonesia, Cambodia... Cũng
dễ dàng nhận ra điều đó.
Các công trình kiến trúc cổ lớn của
Việt Nam chỉ có thành nhà Hồ, kinh thành Thăng Long (chỉ còn lại dấu
vết), kinh thành Huế. Các công trình ấy không thể so sánh được với chùa
Vàng (Golden Buddha), chùa Phật Ngọc, chùa Doi Suthep, cung điện Hoàng
Gia của Thái Lan; Càng không thể sánh được với Chùa Vàng (Yangon), chùa
Vàng Shwezigon, đền Shwesandaw, đền Mahamuni (Mandalay) của Myanmar;
Càng không thể sánh được với đền thờ Prambanan, quần thể đền thờ phật
giáo Borobudar (lớn nhất thế giới) của Indonesia; Càng không thể sánh
được với quần thể Angkor Thom, Angkor Wat của Cambodia (Angkor Wat có
diện tích 40.000 ha ~ 401 km2). Đến cả dân tộc Chăm (nay đã thành một
phần của nước Việt). Công bằng mà nói về lịch sử chúng ta hơn dân tộc
Laos.
(các bạn xem ảnh các công trình kiến trúc của Thailand, Myanmar, Indonesia, Cambodia ở dưới sẽ thấy rõ điều đó).
Trong 4000 năm lịch sử, chúng ta luôn luôn kém, chưa bao giờ hơn, vậy
thì làm gì có chuyện chúng ta tụt hậu, làm gì có ai đó kéo chúng ta tụt
hậu.
ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN
Nếu bất cứ thể chế nào, bất chứ
chính quyền nào, trong giai đoạn lịch sử nào Việt Nam cũng thua kém các
dân tộc khác thì nguyên nhân hiển nhiên phải từ những điểm yếu cố hữu
của dân tộc Việt.
Theo tôi dân tộc Việt có 4 điểm yếu cố hữu sau đã cản trở sự phát triển:
(1) Lười biếng - Dễ hài lòng
(2) Tư duy nhỏ - Quanh quẩn xó nhà
(3) Áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác
(4) Nền tảng triết học yếu lại không chuẩn
Tôi sẽ lần lượt phân tích chi tiết 4 điểm yếu cố hữu trên.
(1) LƯỜI BIẾNG - DỄ HÀI LÒNG
Cuối tháng 6, tôi vừa qua Singapore, từ sân bay Changi về trung tâm tôi
quan sát thấy một sự thực là tất cả các công việc giản đơn như kéo xe
đẩy, dọn vệ sinh, lau chùi nhà WC đều do những ông cụ, bà cụ cỡ 65-75
tuổi làm. Đi taxi thì hầu hết lái xe đều do các cụ ông tóc bạc tuổi từ
65-75 lái. Trong thành phố tất cả những người nhặt rác, dọn vệ sinh đều
do các cụ bà tuổi từ 65-75 làm. Hiển nhiên là tất cả những việc nặng
nhọc, công nghệ cao đều do những người trẻ tuổi và trung niên làm (kể cả
dưới 65 tuổi).
Trong khi đó người Việt Nam ta 60 tuổi đã lên
lão, nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi đã về hưu và về hưu là không làm việc.
Người Việt rất hứng thú "vui thú tuổi già", "vui thú điền viên", "sum
vầy bên con cháu"...
Không biết từ bao giờ quân đội có qui định độ tuổi về hưu cho quân nhân chuyên nghiệp vô cùng bất hợp lý như sau
- Cấp Uý: 50 tuổi (nếu không lên được Thiếu tá)
- Thiếu tá: 52 tuổi (nếu không lên được Trung tá)
- Trung tá: 54 tuổi (nếu không lên được Thượng tá)
- Thượng tá: 56 tuổi (nếu không lđen được Đại tá)
Với qui định này, chúng ta có hàng vạn cán bộ về hưu tuổi mới chỉ 50, 52, 54, 56 tuổi không làm việc, không lao động.
Ở Nông thôn (chiếm 70% dân số) thì chỉ lao động vất vả mấy tháng mùa vụ
còn phần lớn thời gian trong năm là không có việc làm và rất nhiều
người coi đấy như một sự hiển nhiên.
Ở Thành phố số thanh niên
thất nghiệp, không việc làm, ngày ngày la cà quán sá, cà phê, chơi bài
cả ngày. Họ than thở, oán trách đổ lỗi cho chính quyền mà ít người có ý
chí lập nghiệp Star-up. Rất ít người nghĩ mình tự lập nghiệp, tự tạo ra
công ăn việc làm cho chính mình và cho xã hội. Những người có việc làm ở
công sở thì hoặc sáng đến muộn giờ, hoặc đến đúng giờ chỉ để điểm danh
rồi đi ăn sáng, giữa giờ làm việc thì lại chốn ra quán cafe giải khát
ngồi tán gẫu. Không ở đâu lại có nhiều quán cafe, giải khát, quán nước
vỉa hè nhiều như Việt Nam mà quán nào cũng đông khách cả trong giờ làm
việc.
Lười lao động, thích ăn chơi thể hiện rất rõ trong câu ca dao:
Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè
Như vậy trong quá khứ ông cha ta một năm ít nhất đã chơi, không lao
động 3 tháng. Ngày nay có khá hơn chút ít, các công nhân xây dựng, cầu
đường, giao thông... vẫn giữ nếp là nghỉ hết tháng giêng. Có lẽ nghỉ cả
tháng tết hiện chỉ có ở Việt Nam mà thôi.
Trong xu thế tuổi thọ
con người ngày càng tăng, hầu hết các nước đều nâng tuổi về hưu (Mỹ 67
tuổi, Nhật 68 tuổi, Pháp 62 tuổi...) thì Việt Nam vẫn giữ nữ 55, nam 60
từ cách đây 62 năm khi mà tuổi thọ thấp hơn hiện nay 10 tuổi. Khi có dự
thảo nâng dần tuổi về hưu thì nhất loạt phản đối, họ gán ngay cho lãnh
đạo tham quyền cố vị muốn ngồi ghế lâu nên sửa luật, họ bất chấp luật
hưu trí qui định khi tuổi thọ của Việt Nam chỉ có 62.5, trong khi hiện
tại tuổi thọ đã tăng lên đến 72.5, bất chấp xu thế tăng tuổi nghỉ hưu
của cả thế giới.
Một đất nước đã có nhiều lợi thế như Singapore
(HUB của khu vực) mà lại chăm chỉ lao động, ai ai cũng làm việc, kể cả
những người già 65-75 tuổi thì họ giầu có là điều hiển nhiên.
Một đất nước đã không có nhiều lợi thế mà lại lười lao động, thanh niên
không chịu lập nghiệp, nằm chờ người khác tạo công ăn việc làm cho mình,
giờ làm việc thì bớt xén giờ giấc, người còn sức lao động, chưa già đã
muốn nghỉ "an nhàn tuổi già", "xum vầy bên con cháu" thì mãi mãi nghèo
cũng là chuyện không thể khác.
Không chỉ lười lao động, người Việt còn lười học, lười suy nghĩ, lười vận động.
Trên Facebook hoặc trên các diễn đàn không ít bạn "bàn phím" nhanh hơn
"mắt", chưa kịp đọc hết nội dung, chưa kịp hiểu hết ý người khác đã vội
vã comment, vội vã bình luận, thậm chí chửi bới. Cuộc sống là của mình,
hạnh phúc là của mình mà rất nhiều người luôn trông chờ vào "nhà nước"
vào "chính quyền".
Trừ các học sinh trường chuyên, đa số những
trường khác, học sinh rất chi là lười, đặc biệt là rất lười đọc sách,
rất lười tự học. Cứ nhìn số lượng các hiệu sách, số lượng độc giả đến
hiệu sách thì sẽ hiểu người Việt lười đọc sách thế nào.
Người
Việt rất lười vận động, họ rất lười đi bộ, chỉ cần khoảng cách 100 mét
họ cũng đi xe máy thay vì đi bộ (chúng ta đều biết ở nước ngoài đi bộ
500 m - 1 km là chuyện bình thường). Không chịu vận động làm cho người
thiếu sức dẻo dai, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Đi xe máy khi không
cần thiết sẽ làm tăng ùn tắc giao thông, tăng ô nhiễm môi trường, tăng
tai nạm giao thông, lãng phí tiền xăng.
(2) TƯ DUY NHỎ - QUANH QUẨN XÓ NHÀ
(3) ÁP ĐẶT SUY NGHĨ CỦA MÌNH CHO NGƯỜI KHÁC
(4) NỀN TẢNG TRIẾT HỌC YẾU LẠI KHÔNG CHUẨN
(5) LỜI GIẢI NÀO ĐỂ THOÁT NGHÈO
from FB/CaoBao Do's post
Nguyen Viet Anh: Bài phân tích sâu sắc, có tác dụng thức tỉnh hầu thay đổi.
ReplyDeleteLê Minh (Debrecen,VIDI69): Tinh Y LAI cung rat dac trung cua nguoi Viet. Bo, Me gia , dang phai duoc nghi ngoi, di du lich,... thi o nha trong nha, trong chau, nau an, quyet don, roi tham chi phai dua chau di kham benh,... Lu tre bay gio cuc ky ICH KY !
ReplyDeleteDo Thai (Nyíregyháza):Càng đi các nơi , càng thấy đúng như bài viết.
ReplyDeleteNguyễn Tuấn Anh: Dân nào chính quyền đó, chỉ có ở VN thì thể chế hiện nay mới tồn tại đc, vì nó biết tận dụng triệt để những yếu kém của dân tộc này để tồn tại và "phát triển". Các bác cứ thử nghĩ mà xem!
ReplyDeleteDân ghét quan, quan mặc dân... cả hai đều có lợi vì như 1 người tổng kết: VN là xứ "quan hư dân hỏng", quan dốt dân nát, thế mới thế nọ thế kia được, thế nên đất nước mới ra thế.
Delete