Súc vật rất thực tế. Chúng luôn luôn nghĩ đến bản năng trước. Tất nhiên
cũng có hơn có kém. Có loài lo xa như ong,kiến biết tích lũy. Có loài
sống thành đôi lứa như chim. Có loài biết quấn quýt tình cảm như chó.
Nhưng suy cho cùng cũng là bản năng sinh tồn. Rất thực tế.
Đứng
thẳng trên hai chân, chưa cần suy nghĩ, đã là một hành động viển vông.
Có người nói rằng đây là việc nhận thức ra không gian 3 chiều, tiến gần
tới Thượng Đế. Viển vông. Có người cố
gắng tìm ứng dụng thực tế của không gian 3 chiều trong việc leo lên cây
hái quả, Vu khoát. Đối với loài 4 chân leo lên cây cũng là chuyển động
tịnh tiến bằng 4 chân, nhận thức về hai chiều là đủ. Đi hai chân, không
những gây nhiều phiền toái bất tiện cho đồng hóa, dị hóa, ngủ, giao hợp,
mà còn có vô khối hệ lụy khác như đặt ra các câu hỏi, so sánh cái nọ
với cái kia. Nhất là cứ khăng khăng hỏi sau đường chân trời có cái gì,
trong khi trước mặt mình đầy thức ăn và giống cái.
Một số người
cũng không có nhu cầu nào ngoài các nhu cầu bản năng, có chăng tích lũy
tinh vi hơn, đôi lứa đạo mạo hơn, tình cảm nhiêu khê hình thức hơn.
Trong một xã hội khó khăn bất trắc, những người đó được tôn vinh nên
mạnh dạn nói ra điều đó. Khi nói về một điều, cách sống thú vị, hay ho
là họ nói ngay phải làm một việc khác mới tích lũy được nhiều. Hết sức
thực tế vào đạo mạo. Không ai cãi được. Những người viển vông cảm thấy
mình chuế và choáng váng. Nhiều khi dao động và xem xét lại động cơ đứng
trên hai chân của mình.
Khóc lóc là một hành động thực tế.
Khóc lóc mẹ mới cho bú tí, khóc lóc sếp có thể thương hại, bạn gái có
thể nhượng bộ chuyện rờ rẫm. Tất nhiên có một số loại khóc viển vông,
nhất là loại phải cắn răng cho nước mắt chảy vào trong. Cười là một hành
động viển vông, đôi khi còn dại dột. Cười không mang lại một hiệu quả
thực tiễn nào. Ăn mày mà toe toét cười thì bị rỗng. Sếp và bạn gái đều
ghét những tên cười đểu, thích nhưng khinh rẻ bọn cười nịnh. Cười mà lại
có chút suy nghĩ, tiếu lâm là dại dột. Mặt cứ phải đờ ra như trên vô
tuyến quay hội nghị thì mới là thực tế. Vì vậy con vật khóc chứ không
biết cười. Đấy là triết gia Bergsson nói vậy, chắc gì đã đúng. Con vật
nhìn người nhiều cũng nảy sinh nhu cầu viển vông thì sao.
Lý do làm chuyện viển vông có lẽ chi đơn giản là để tạo sự khác biệt với súc vật mà thôi.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Thien Nguyen: Em đọc bài viết của anh, vừa đọc vừa cười.. không biết có viển vông không :)
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Viển vông quá.
DeleteThien Nguyen: Đọc thấy có chút vui, có chú ý nghĩa, tất nhiên có chút buồn cười thì cười một cách bản năng thôi (tất nhiên bản năng này được hình thành có điều kiện), sao lại gọi là viển vông ạ? Có điều em thấy nhiều ý của anh viển vông quá, em không hiểu.
DeleteNguyen Ai Viet: Thien Nguyen, Chuyện gì nó cũng có tích của nó.
DeleteThien Nguyen: :D Tích thì đúng là anh Việt chứa đầy bụng rồi, bụng to không phải do tích mỡ mà là tích các loại sự tích, cổ tích,..
DeleteGiap Van Duong: Anh Việt ngồi viết những bài này cũng quá viển vông.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: :-) Học tập Giáp Văn Dương thôi.
DeleteGiap Van Duong: Chiều nay em qua anh nói chuyện viển vông nhé.
DeleteNguyen Ai Viet: Okie
DeleteĐỗ Minh Tuấn: Hôm nào gặp ban chuyện viển vông cho thêm cảm hứng sáng tạo và nghiên cứu nhé! Hẹn cả Huy voi nữa!
DeleteBùi Xuân Hải: Càng ngày càng nhận ra sự thú vị của ông anh.
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Rất vui ạ. :)
ReplyDeleteChém ngang lịch sử hành tinh cho ra một lát cắt để so sánh loài vật với con người, thật dễ thấy.
Nhưng sờ soạng toàn bộ lịch sử thì "thực tế" hay "viển vông" đều hữu lý cả.
Nguyễn Thành Nam: Hoàn tòan nhất trí với anh :)
ReplyDeleteLê Xuân Hòa: Quá viển vông và lý thú
ReplyDeleteNguyen Binhduong: Ôi ôi ôi... AV ơi lại viển vông khơi mào tranh cãi về...các thể loại viển vông rồi
ReplyDelete