Vua Duệ Tông là vị hoàng đế có tài thao lược, trị vì đất nước, có lòng dũng cảm với mong muốn trấn hưng lại một nhà Trần đang trong thời kỳ suy yếu.
Dù chỉ ở ngôi 4 năm,
thời gian trị vì vua Trần Duệ Tông đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về
tài năng, sự trong sạch, thanh liêm của đội ngũ quan lại và lòng quả
cảm, ý thức tự lập, tự cường và thuần phong mỹ tục của dân tộc Đại Việt.
Để đối phó với sự quấy rối từ quốc gia lân bang, quân đội dưới thời vua Trần Duệ Tông được tổ chức chặt chẽ. Đặc biệt, ý thức dân tộc ở thời kỳ này rất được chú trọng. Vua hạ lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc và bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm – Lào. Bên cạnh đó, ông còn quy định cụ thể về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục…
Trên cương vị người lãnh đạo tối cao của dân tộc Đại Việt, vua Trần Duệ Tông luôn chứng tỏ mình là một con người có cá tính và đầy quyết đoán. Trớ trêu thay, chính điều này đã đem lại cho ông một kết cục bi thảm.
Nǎm 1376, quân Chiêm Thành đánh vào vùng Hoá Châu (Nghệ An). Thấy người Chiêm luôn xâm phạm bờ cõi Đại Việt, vua Duệ Tông quyết định trực tiếp cầm quân đi trừng phạt.
Sau khi đánh dẹp nhiều đồn lũy của đối phương, đầu năm 1377 quân Trần vây thành Đồ Bàn - kinh đô vua Chiêm. Thấy khó chống, quân Chiêm bèn lập mưu cho người trá hàng nói Chế Bồng Nga đã bỏ trốn và chấp nhận mất thành.
Vua Duệ Tông trúng kế, ra lệnh tiến quân vào thành. Khi quân Đại Việt đến chân thành thì quân Chiêm từ 4 phía đổ ra đánh. Đại quân của vua Duệ Tông vỡ trận, bản thân vua bị giết chết khi chiến đấu trong tuyệt vọng. Các Đại tướng Đỗ Lễ cùng các tướng chỉ huy khác hầu hết đều tử trận.
Cái chết của Trần Duệ Tông là bước ngoặt trong lịch sử Nhà Trần. Vì các vua sau đó tỏ ra nhu nhược và dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của nhà Trần.
(Chế Bồng Nga là một vị vua kiệt xuất, có tài võ bị, trong thời gian cầm quyền, ông đã chấn hưng nhà nước Chiêm Thành từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh.
Trong giai đoạn 1367-1389, ông từng 12 lần xua quân Bắc phạt Đại Việt, trong đó có 3 lần đánh vào kinh đô Thăng Long khiến vua tôi nhà Trần bỏ chạy toán loạn.
Năm 1389, ông tử trận sau khi trúng phải đạn tại trận Hải Triều sau khi bị tướng Trần Khát Chân tiến đánh. Cái chết của ông khép lại một trang hùng sử trong lịch sử Chăm Pa.)
#NKL
Nguồn: Vietnam War
Để đối phó với sự quấy rối từ quốc gia lân bang, quân đội dưới thời vua Trần Duệ Tông được tổ chức chặt chẽ. Đặc biệt, ý thức dân tộc ở thời kỳ này rất được chú trọng. Vua hạ lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc và bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm – Lào. Bên cạnh đó, ông còn quy định cụ thể về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục…
Trên cương vị người lãnh đạo tối cao của dân tộc Đại Việt, vua Trần Duệ Tông luôn chứng tỏ mình là một con người có cá tính và đầy quyết đoán. Trớ trêu thay, chính điều này đã đem lại cho ông một kết cục bi thảm.
Nǎm 1376, quân Chiêm Thành đánh vào vùng Hoá Châu (Nghệ An). Thấy người Chiêm luôn xâm phạm bờ cõi Đại Việt, vua Duệ Tông quyết định trực tiếp cầm quân đi trừng phạt.
Sau khi đánh dẹp nhiều đồn lũy của đối phương, đầu năm 1377 quân Trần vây thành Đồ Bàn - kinh đô vua Chiêm. Thấy khó chống, quân Chiêm bèn lập mưu cho người trá hàng nói Chế Bồng Nga đã bỏ trốn và chấp nhận mất thành.
Vua Duệ Tông trúng kế, ra lệnh tiến quân vào thành. Khi quân Đại Việt đến chân thành thì quân Chiêm từ 4 phía đổ ra đánh. Đại quân của vua Duệ Tông vỡ trận, bản thân vua bị giết chết khi chiến đấu trong tuyệt vọng. Các Đại tướng Đỗ Lễ cùng các tướng chỉ huy khác hầu hết đều tử trận.
Cái chết của Trần Duệ Tông là bước ngoặt trong lịch sử Nhà Trần. Vì các vua sau đó tỏ ra nhu nhược và dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của nhà Trần.
(Chế Bồng Nga là một vị vua kiệt xuất, có tài võ bị, trong thời gian cầm quyền, ông đã chấn hưng nhà nước Chiêm Thành từ một quốc gia suy đồi trở nên hùng mạnh.
Trong giai đoạn 1367-1389, ông từng 12 lần xua quân Bắc phạt Đại Việt, trong đó có 3 lần đánh vào kinh đô Thăng Long khiến vua tôi nhà Trần bỏ chạy toán loạn.
Năm 1389, ông tử trận sau khi trúng phải đạn tại trận Hải Triều sau khi bị tướng Trần Khát Chân tiến đánh. Cái chết của ông khép lại một trang hùng sử trong lịch sử Chăm Pa.)
#NKL
Nguồn: Vietnam War
No comments:
Post a Comment