Có lần Ajahn Chah đi dạo với các đệ tử của mình, ngài chỉ vào một tảng đá thật to bên đường và hỏi: “Các thầy thấy tảng đá đó có nặng không?”
Các đệ tử nhìn tảng đá to lớn ấy và trả lời: “Dạ thưa, nó rất nặng.”
Ajahn Chah mỉm cười nói, “Nó đâu có nặng, nếu ta đừng cố gắng mang vác nó lên!”
Mỗi khi gặp một vấn đề khó khăn hay đối diện với phiền não trong cuộc
sống, bạn hãy thử tự hỏi mình câu hỏi ấy của ngài Ajahn Chan “Nó có nặng
không?” Và nếu ta không muốn dời đổi hay mang vác nó, thì vấn đề đó đâu
khá khăn, phải không bạn?
Các thiền sư thường nhắc nhở chúng ta
rằng, ngay giữa những khó khăn của cuộc đời, ta thấy được nguyên nhân
của phiền não. Và sự chấm dứt phiền não cũng có mặt ở ngay tại nơi ấy,
không cần phải tìm kiếm ở một nơi nào khác.
Đó có thể là những giây
phút lo âu, phiền muộn trong tâm, hay những cảm giác khó chịu, đau nhức ở
thân. Nếu lường hết những gì xảy ra, ta sẽ không mang vác thêm cho mình
những nỗi khổ không cần thiết, chẳng hạn như mong cầu, muốn dời đổi,
hay tìm cách làm nó khác đi.
Việc ấy không có nghĩa là ta dửng dưng,
hoặc tránh né khó khăn trong cuộc sống, mà là ta biết quan sát những gì
xảy ra trong chánh niệm và tỉnh giác. Nó giúp ta thấy rằng có sự việc
trong đời ta không tránh được, chúng đến và đi theo luật nhân quả tự
nhiên. Như một ngày mây mù kéo đến, phủ kín lối đi, rồi sương tan, chân
trời rộng mở.
Nhưng ham muốn, và phản ứng vội vàng của cái Tôi nhỏ
bé có thể làm ta không thể sống trọn vẹn được với thực tại ấy. Nó xui ta
vác thêm những gánh nặng không cần thiết.
Thật ra sự trọn vẹn không
có khuôn mẫu nhất định nào hết. Sống trọn vẹn không có nghĩa là ta phải
cố sống đúng theo một phương cách nào đó, mà chỉ có nghĩa là ta trở lại
với những gì đang có nơi thân tâm mình, và để yên cho nó được như nó là
vậy. Có khi đó là sự khinh an, mà cũng có khi đó là sự bất an.
Để
yên không có nghĩa là chấp nhận hay buông xuôi, nhưng nó giúp ta có lại
được một sự tĩnh lặng để thấy rõ những gì đang thật sự có mặt. Và rồi
nếu cần, ta cứ làm những gì mình cần làm và có thể làm được. Bạn biết
không, cuộc đời có thể bày cho ta nhiều phương cách để dời chuyển tảng
đá. Nhưng nhiều khi sự có mặt của tảng đá ấy là để ta có dịp nhìn lại và
thấy rõ mình hơn.
Tảng đá to và nặng thật đấy, nhưng ta đâu cần
phải mang vác nó lên. Mà nếu không mang vác chúng lên thì mình cũng đâu
cần phải buông bỏ, phải không bạn?
Nguyễn Việt Anh (st)
Ông Nông: Ui bác VA dạo này cũng ưa triết lý tợn .
ReplyDeleteQuốc Tuấn Chu: Nguy hiểm và Nguỵ biện đó bạn ơi! Câu chuyện này đã cung cấp một lý sự cho cách sống độc thân hoặc tư do cho những kẻ đang hồi xuân đó. Cần gì vác nó (không ràng buộc hoặc cam kết trách nhiệm) chỉ cần nhìn, ngắm, ngồi lên và tận hưởng, đúng không bạn?
ReplyDelete