Sunday, August 7, 2016

MẤT ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG VÌ KHÔNG XỬ LÝ KỊP THÔNG TIN

Hãy xem một cao thủ võ thuật đùa giỡn với một đối thủ dưới cơ. Anh ta không ra đòn. Chỉ làm các động tác giả. Đối thủ dưới cơ trở nên lóng ngóng vụng về như đứa trẻ, tự bộc lộ những điểm yếu chết người, mà khi so tài với các đối thủ khác không bao giờ xảy ra.
Thực chất, các động tác giả của cao thủ là các thông tin bắt đối thủ phải xử lý. Các động tác giả này được sắp xếp để đối thủ không xử lý kịp, tê liệt và tạo ra các phản ứng ngây ngô kỳ quái. Khi đó muốn hạ đối thủ chỉ cần một cái búng tay.
Chiến dịch khủng bố bằng thông tin cũng vậy. Một bên sản ra một lượng thông tin lớn có tính toán trước, vượt khả năng xử lý của đối thủ. Lượng thông tin thừa nghẽn cổ chai, gây tê liệt bộ xử lý. Khi đó đòn knock out đến bất cứ lúc nào.
Vì vậy, học võ trước hết phải luyện tĩnh tâm. Tĩnh tâm là để loại bỏ thông tin nhiễu, không cần xử lý, tập trung xử lý các động thái thực.
Cơ thể con người cũng vậy, già cỗi, bệnh tật sinh ra cũng bởi tích cóp quá nhiều năng lượng. Năng lượng chuyển hóa để lại các gốc tự do làm rối loạn quá trình chuyển thông tin tế bào gốc cho các tế bào mới. Các tế bào mới không còn trung thành với bản gốc dần sinh bệnh, lão hóa.
Một hệ thống suy yếu bắt đầu cũng bởi không xử lý kịp thông tin, bắt buộc phải ra các quyết định cục bộ, làm suy yếu trật tự, phối hợp lạc nhịp dẫn tới sụp đổ hệ thống.
Có hai phương pháp: hoặc tăng cường năng lực xử lý của trung tâm não bộ, hai là giữ tĩnh tâm, tập trung xử lý các vấn đề thực, tránh không suy diễn, đặc biệt giữ nghiêm kỷ luật.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

9 comments:

  1. Nguyễn Thành Nam: Phải tập hàng ngày, đến lúc biến mới giữ được tĩnh tâm anh ạ!

    ReplyDelete
  2. Do Xuan Phuong: Anh Việt viết thêm về quan hệ giữa kiến trúc bộ xử lý thông tin và "tĩnh tâm" đi ạ? Cơ chế nào hiệu quả để khử nhiễu, giữ ổn định hệ thống và tạo ra naeng lực thích nghi trước đối thủ / hoàn cảnh ạ? :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Cái đó thì có nhiều trường phái, cách tiếp cận khác nhau. Nói như Nguyễn Thành Nam là phải tập hàng ngày, thực tế là để tăng clock speed. Không có cái gì gọi là "tĩnh tâm" tuyệt đối mà clock speed cao sẽ là "tĩnh" so với clock speed thấp, tâm sinh lý đều phải có vòng đời âm dương (chu kỳ). Tuy nhiên, đến một mức độ nào đó thì clock speed không tăng được nhiều, các cao thủ có clock speed gần tương đương (cũng như các máy chủ bây giờ loanh quanh 2-8-3.2 GHtz). Khi đó clock speed không quyết định chiến thắng mà chuyển sang "chính tâm". Cao thủ đấu với nhau trông không đẹp mắt bởi không có hư chiêu, động tác giả. Xử lý theo nguyên tắc adaptive chứ không có công thức định sẵn.

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Vậy còn multicore và phối hợp thì sao ạ? Có chăng quy tắc phổ quát nào đó để hệ thống phức hợp ổn định bền lâu? :)

      Delete
    3. Nguyen Ai Viet: Do Xuan Phuong, Anh cũng chưa nghĩ kỹ hết mọi nhẽ. Nhưng rõ ràng, khả năng adaptive phải dựa trên các nguyên tắc thống nhất, minh bạch và đơn giản.

      Delete
    4. Do Xuan Phuong: Em rất đồng tình với những ý tưởng của anh Việt. Về mặt toán học, chúng ta đã có những nguyên tắc "thống nhất, minh bạch và đơn giản" cho hệ thống thích nghi, i. e. automata. Vậy anh xem có thể đưa toán thành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống được không ạ?

      Delete
    5. Nguyen Ai Viet: Do Xuan Phuong Toán thì rộng quá

      Delete
    6. Do Xuan Phuong: Vâng, một PhD có ý kiến rằng Toán có thể lược hóa thành các phép chiếu trong phase space. Về vũ trụ quan thì hệ thống đó là conformal, còn vận dụng vào các hệ địa phương thì có các quy tắc chuỗi. Từ đó cậu ấy đi vào nghiên cứu các môn chiêm tinh, thuật số phương Đông để dựng lại cách thức modeling cho những hệ xử lý phức hợp và thích nghi. :)

      Delete
  3. Bonjour Vietnam: Em ủng hộ giải pháp tăng cường năng lực xử lý của trung tâm não bộ và tập trung giải quyết các vấn đề trọng yếu.
    Sợ Tĩnh lâu quá, xa rời sự vận động của thế giới thực thì cũng nguy

    ReplyDelete