Sunday, July 15, 2018

Great people of our time: ALBERT SCHWEITZER (tiếp theo)

Nhiều người khuyên anh không nên từ bỏ những điều anh đã làm được để đánh mất bản thân trong những khu rừng đầy mưa ở châu Phi. Họ khuyên anh nên đào tạo những người khác để phục vụ đức tin, rằng anh không nên kỳ vọng vào việc đến châu Phi. Điều đó là quá thánh thiện đối với một kẻ mà trời đã ban cho nhiều thiên chức, nhất là về âm nhạc. Nhưng những người dân châu Phi có cần những buổi hòa nhạc oóc-gơ không?

Song suy nghĩ của Albert đã thay đổi. Anh là một người không dễ dao động. Năm 1905, ở tuổi 30, anh lại quay trở lại trường đại học để làm một sinh viên ngành y, đồng thời anh tiếp tục dạy học và thuyết giáo. Anh tổ chức những buổi hòa nhạc để có thêm tiền cho việc học y ở đại học. Anh cũng tiếp tục nghiên cứu và viết.

Đối với một con người, làm việc như vậy là quá sức. Anh cảm thấy mệt khủng khiếp vào kỳ thi tốt nghiệp sáu năm học sau này, nhưng rốt cuộc, anh cũng đã trở thành một bác sĩ. Năm 1913, anh và vợ anh, Helen, đã vượt biển đến châu Phi, mang theo mọi thứ cần thiết để định cư và xây dựng một bệnh viên nhỏ.

Helen, người vợ mà anh vừa cưới năm trước, đã cùng chia sẻ với nguyện vọng làm việc ở châu Phi. Trong khi anh theo học để trở thành bác sĩ, thì chị cũng học để làm y tá. Họ cùng lập kế hoạch mở một bệnh viện ở Thánh bộ Truyền giáo Paris ở Lambarene trên bờ sông Ogowe. Lambarene thuộc Gabon sau này thành thuộc địa của Pháp.

Bác sĩ Schweitzer không được sự tài trợ của bất kỳ hội truyền giáo nào. Tự ông chi phí toàn bộ tiền bạc cho công việc của mình. Tiền xây dựng bệnh viện lấy từ nhuận bút những cuốn sách, thù lao bài giảng và những buổi hòa nhạc. Tất cả những công việc ấy đều có thể làm cho ông trở thành giàu có nếu ông ở lại châu Âu. Còn như lúc này, ông lúc nào cũng thiếu tiền cho những công việc mà ông định làm.

Hội truyền giáo Paris cấm ông thuyết giáo ở Lambarene. Dù những quan điểm của ông được cả thế giới kính trọng, những người truyền giáo vẫn không thể tin rằng nền giáo dục của một bác sĩ lại là nền giáo dục Thiên Chúa giáo.

Ông không phiền muộn vì không được thuyết giáo. Đến châu Phi để làm việc chứ không phải để thuyết lý, ông muốn chứng tỏ phẩm giá cao quý mà ông muốn dâng hiến cho cuộc đời bằng công việc và phong cách sống của chính bản thân mình. Sứ mệnh của ông là trị bệnh cứu người. Có hôm, trong chuyến đi ngược dòng sông lớn Ogowe, những từ ''lòng kính trọng sự sống'' bỗng vụt đến trong đầu ông. Những từ này diễn đạt một cách có ý nghĩa lòng kính trọng của ông đối với giá trị và lòng hào hiệp của mọi vật thể sống - súc vật, chim muông, cỏ cây, hoa lá, và dĩ nhiên, con người.

Đó không phải là một thứ đức tin Ki-tô giáo chật hẹp, nó lý giải vì sao một số nhà truyền giáo đã ngờ vực điều đó. Quan niệm đó có nhiều điểm chung với các tôn giáo phương Đông mà ông đã có dịp nghiên cứu. Bạ có thể nhớ lại quan điểm Ahimsa của Gandhi - đó là lòng tôn trọng mọi hình thức sống. Schweitzer chia sẻ với những người phương Đông lòng tôn trọng mọi vật đang sống.

Bởi thế nên Schweitzer và vợ ông đã không xây dựng một thứ bệnh viện sống sượng bên bờ sông Ogowe để làm đổi thay hoặc xâm phạm tới tập quán của cư dân ở đó. Ngược lại, họ đã chọn con đường tăng cường sức khỏe và hạnh phúc cho người dân.

(còn nữa)

No comments:

Post a Comment