Wednesday, May 10, 2017

Trật tự kiến thức

Trật tự là cái tôi thường bỏ quên. Có lẽ điều đó bắt đầu từ việc ngốn sách của tôi. Nhiều bộ sách dày phải đọc trong một hai tiếng. Phải lật nhanh qua các trang để thu được thông tin và cảm xúc nào đó. Có thể đây là mặt mạnh và cũng có thể đồng thời là điểm yếu của tôi. 
Trong cờ vua vô số lần các phương án của tôi thất bại chỉ vì tôi thực hiện sai trật tự trong một tổ hợp đáng lẽ là tuyệt vời. Trong cuộc sống có lẽ cũng vậy. Tuy vậy, đảo lộn trật tự cũng làm tôi gặp được các kỳ ngộ mà phân tích thông thường không vươn tới được. 
Có lần tôi đưa ra lý luận về việc đảo lộn trật tự và viết lại một bài báo theo trật tự mới và lấp các lỗ hổng logic có thể ra các content mới. Người nghe là hai vị Viện sĩ Hàn lâm ở cùng biệt thự dành cho các GS ở xa. Một ông là nhà triết học một ông là nhà Vật lý. Ông triết học suy nghĩ rồi nói: có thể mọi phát kiến khoa học đều ra đời theo cách đó. Có thể cách của tôi khác ở chỗ thông thường thì người ta đảo lộn trật tự khi đã nắm vững trật tự chuẩn. Tôi thì nhiều khi chưa biết gì, chỉ đọc sai trật tự. Hình học Riemann không giao hoán cũng được tôi xây dựng theo cách đó và vượt được định lý no-go. 
Vấn đề là hàng tỷ người đều học toán bắt đầu từ đếm, bốn phép tính, rồi luỹ thừa, phương trình bậc 1,2. Đường thẳng mặt phảng tam giác tứ giác, tròn rồi méo thành các đường conic. Có thể nào học ngay từ nhóm Lie hay phạm trù không nhỉ. Biết đâu sẽ cí những cách nhìn khác biệt. 
Trong vật lý thì chắc chắn dạy vật lý lượng tử, thiên văn trước sẽ thú vị hơn dạy vận tốc thực tế là bài toán tam suất ngớ ngẩn, hay thấu kính là hình học về mấy tam giác hiển nhiên và bóp chết mọi cảm hứng sáng tạo.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

No comments:

Post a Comment