Sunday, April 30, 2017

Chiêm nghiệm về chiến tranh Đông Dương (1)

Suy nghĩ thêm một lần nữa. Chiến tranh là điều nên nói đến nhưng không nên nói về nó một cách dễ dãi

Thật khó hiểu về hành xử của người Việt nếu không có những hiểu biết nhất định về những cuộc chiến tranh của họ. Người Việt gánh những cuộc chiến tranh đã qua của họ trên vai để đi vào hoà bình, việc làm ăn kinh tế, ái ân trai gái và giao thông đô thị.
Cuộc chiến với người Mỹ đã buộc người Việt thay đổi nhiều giá trị tinh thần của họ, đến nỗi một thời gian dài họ sống trong một thế giới riêng với những ảo tưởng. Cuộc mộng du này dẫu không hoàn toàn dễ chịu nhưng tỉnh giấc sẽ phải đau đớn hơn nhiều. Sớm muộn người Việt cũng phải đối diện với những vấn đề thực tế, nhưng nỗi đau của cuộc chiến 30 năm phần nào đã mài mòn làm cùn nhụt ý chí của không ít người.
Người Mỹ đã thất bại vì họ không bao giờ chú ý đến cuộc chiến tranh Đông Dương đã tôi luyện những chiến binh đối mặt với họ thế nào. Người Pháp tuy có chút ít tinh thần thượng võ, cũng chưa thực sự hiểu được những người tá điền nhút nhát và những trí thức thuộc địa do họ đào tạo ra đã nung nấu sự thù hận trong 80 năm ra sao để biến thành một đối thủ khó lường. Người Việt cũng chưa có thời gian để nghĩ kỹ về các cuộc chiến để có thể giải toả bớt tác dụng kéo dài của những liều thuốc dopping tinh thần, những ảo ảnh do chính họ tạo nên để thấy được những giá trị đích thực, hết sức vĩ đại mà họ đã từng có và có nguy cơ bị mai một theo thời gian.
Chiến tranh Đông Dương có sự tham gia của nhiều phía. Có thể nó đã có những kết thúc khác có thể bớt đau thương hơn. Tuy nhiên con người cũng là nạn nhân của chính họ. Rất ít người có thể từ bỏ chỗ đứng, thiên kiến của mình để có một cái nhìn minh triết vượt thời đại. Vĩ nhân minh quân không sinh ra thường xuyên. Con người bị định mệnh lôi vào cuộc chiến, say máu vật lộn trong bùn pha máu tanh rồi liếm láp các vết thương của mình như những con thú hoang và tìm chỗ trú ẩn trong hào quang của nguyệt quế trong thế giới tinh thần. Một dân tộc để trở thành anh hùng phải trả giá bằng số phận bất hạnh, cô đơn, tự dằn vặt và đáng thương.
Người Việt suy nghĩ mọi vấn đề đều theo một cách phức tạp nhất và đầy mâu thuẫn. Họ dễ bị đánh lừa bởi lòng yêu nước, thần tượng giả tạo. Họ không phân biệt được các vấn đề thực sự cần giải quyết với các vấn đề sinh ra từ gánh nặng của các cuộc chiến mà họ cố tình vác theo mình dù không ai bắt buộc. Có những niềm tin rất thơ ngây rằng gánh nặng đó sẽ đem lại lợi thế để bứt phá nào đó trong cạnh tranh hôm nay. Đã 40 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh chấm dứt, người Việt vẫn trông chờ ở một vận may sẽ đến với họ biến thất thế thành lợi thế như đã xảy ra với cô Tấm trong một câu chuyện cổ tích mang đậm thực tế phũ phàng đến phi nhân tính của họ.
Không có nột phép màu nào cả. Đứa trẻ phải tập đi, tập sống như những người bình thường để được sống hạnh phúc. Để trở thành người bình thường trút gánh nặng chiến tranh trên vai để đặt nó vào một ngôi đền bất tử và thanh khiết, việc chiêm nghiệm về chiến tranh có thể sẽ có ích. Thay vì nói nhiều, khoa trương về chiến tích hãy suy nghĩ nhiều hơn và cố gắng tái hiện những tình huống gây ra những căn bệnh phân tâm hiện tại để thoát khỏi ám ảnh và bắt đầu việc mưu cầu hạnh phúc.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

11 comments:

  1. Vuong Manh Son: "Người Việt" ở đây của anh Ái Việt là giới lãnh đạo và giới tinh hoa của dân Việt thì phải.
    Dân Việt không tinh hoa thì đơn giản hơn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Nhiều khi cái phức tạp nó mọc rễ trong đầu không nhận ra. Ám ảnh chiến tranh thì không cứ tinh hoa

      Delete
  2. Dong Hoang: Viết rất hay anh Việt à

    ReplyDelete
  3. Binh Nguyen: Những cuộc chiến tranh nóng mà VN đã tham gia và luôn tự hào là ng chiến thắng rút cuộc có hơn con đường của Hongkong, Singapore, etc ko pak nhỉ? Có phải cứ phải là "tiền đồn", hay cuối cùng thì "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, văn minh" mới là vấn đề?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Vấn đề ở chỗ trong một chuỗi sự kiện người Việt có rất ít cơ hội lựa chọn Cố nhiên nếu được chọn giữa anh hùng và hạnh phúc đa số sẽ chọn hạnh phúc chứ. Chiêm nghiệm là để xem các cơ hội lựa chọn bị bỏ lỡ thế nào

      Delete
  4. Nguyễn Du Long: Em rất thích stt này của thầy Việt. Lai mạnh :p

    ReplyDelete
  5. Do Xuan Phuong: VN thấm đẫm tín ngưỡng Phật giáo và vài biến thể tôn giáo khác. Việc này tác động tới nhận thức và hành vi, khiến cho người VN trở nên khó hiểu trong con mắt phương Tây. "Lên đồng tập thể", "con người công cụ cho một mục tiêu" ...vv là những đánh giá đúng về một mặt của người VN. Còn mặt kia, chính người phương Tây cũng có thể nếm trải khi đối diện với thực tế Vô Thường và Hy sinh là Thiện đức.

    ReplyDelete
  6. Nguyễn Minh Tuấn: Có một sự ngộ nhận hay tự cao tự đại cho rằng gian khổ, khó khăn là thế mà còn thắng trong chiến tranh, thì việc làm kinh tế dễ hơn nhiều. Những kẻ quen cầm súng thì làm sao cầm được con dao xây. Có chuyện vui không biết là thật hay bịa: Đoàn dũng sĩ diệt Mĩ được cho đi tham quan bảo tàng Ê mi ta giơ ở Liên xô. Nhìn cột đá khổng lồ đỡ tòa nhà, các vị không nói về thành tựu xây dựng vĩ đại mà đố nhau xem cái cột ấy phải dùng mấy tạ bộc phá mới đánh đỏ được.

    ReplyDelete
  7. Bxchung Vuong: Nội dung này chắc liên quan đến nguồn gốc người Việt, theo em hiểu họ là dân tộc cùng đường trên con đường di cư. Một từ phương Bắc xuống gặp biển thôi, hia từ Tây di chuyển ngang sang gặp biển đông thôi không đi nữa. Do đó đặc tính có nhiều điểm nổi trội. Một là đoàn kết không được cao, các giá trị hình thành không rõ ràng, thích các vấn đề viển vông và ngắn hạn.... vv. Trở lại với cuộc chính tranh tại Việt Nam ta thây cái thắng dựa trên sự viển vông và tùy tiện biến thành cuộc chính tranh thần thánh có tên gọi là chiến tranh du kích hoàn toàn phù hợp với văn hóa Việt. Một lần giảng tại tập đoàn VIN về kế hoạch kinh doanh đã có sự so sánh giữa Chiến tranh du kích của Việt Nam và Hàng rào điện tử Macnamara của Hoa kỳ cái nào thực sự tạo nên đột biến trong chiến tranh và nội dung nào nên dùng trong lập kế hoạch và kiểm soát kinh doanh. Hầu hết các bộ tập đoàn VIN trả lời là phải dúng hàng rào điện tử trong lập kế hoạch và kiểm soát kinh doanh. Vậy chiến tranh du kích ngày nay biến thành cái gì: câu trả lời là buôn lậu, trở hàng quá tải, xả trộm môi trường ...vv. Em nghĩ nếu chiến tranh tiếp tục diễn ra thì chiến lược chiến tranh du kích sẽ hết phép vì dân trí cao rồi không thể đội mũ rơm để chống bom bi hoặc hầm tăng xê tránh được bom và mọi người hăng say tham gia sản xuất và chiến đấu. Do đs các lý luận về chiến tranh du kích có lẽ cần được cải tiến các bài tuyên truyền về lòng dũng cảm chắc cũng khó. Có một luận điểm xin hỏi ý kiến các Bác từ ngày xưa: " Mỗi khi dân tộc lâm nguy Anh Hùng lại xuất hiện" . Mong các Bác cho ý kiến về việc này đúng hay sai?

    ReplyDelete
  8. Binh Nguyen: Thực ra cuộc chiến tranh V-M là một cuộc chiến về ý thức hệ giữa một bên là tự do dân chủ đứng đầu là Mỹ và một bên là cộng sản toàn trị đứng đầu là LX, chứ ko phải là cuộc chiến giải phóng đất nước như chúng ta thường nghe. Khác với cuộc chiến với người Pháp - một cuộc chiến có thể nói đúng là để giải phóng dân tộc, mặc dù phương pháp giành độc lập như thế ko hẳn là tối ưu - trong cuộc chiến V-M người Mỹ ko đến VN với ý định xâm lược / đô hộ / biến VN thành thuộc địa lâu dài. Mục đích thực sự của họ chỉ là ngăn chặn ko để VN thành một nước cộng sản theo LX, và rộng hơn là để tránh cho cả vùng ĐNA khỏi trượt vào vòng cuốn cộng sản theo kiểu quân bài domino tại thời điểm đó. Trái ngược với Mỹ, LX ném đã dấu tay, viện trợ và xúi bẩy miền bắc VN nhưng ko trực tiếp thò mặt vào cuộc chiến. Như vậy họ tránh ko phải đổ máu, ko bị đổ trách nhiệm, mà lại còn ra vẻ như là những người ủng hộ hòa bình, và thậm chí còn đc miền bắc VN suốt đời/bao nhiêu năm mang ơn. Rõ ràng là LX đã chơi một ván bài bẩn kiểu ngư ông đắc lợi! Trong khi đó, những ng cs miền bắc VN đã sẵn thù ghét tư bản và mọi thứ dính với tư bản, lại bị nhồi sọ về chuyên chính vô sản. Vì tuyệt đại đa số họ về bản chất đều là những người nông dân nên họ ko còn nhận ra đâu là trắng đâu là đen, lao vào cuộc chiến với mọi giá. Kết cục là cả dân tộc VN đã bị đem ra dơ đầu chịu báng (cái tên mĩ miều chúng ta thường đc nghe là "tiền đồn của phe XHCN"), và tất cả tự hả hê với cái tên giải phóng đất nước, nhưng thực ra thì lại chui vào một cái rọ khác. Thực tế sau giải phóng và càng về sau này những sự thật này càng rõ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Cũng là một thể loại ám ảnh chiến tranh theo góc độ khác.

      Delete