Sunday, April 30, 2017

Về tính nhân quả trong xã hội,

Mặc dù các triết gia, nhà xã hội học ưa bàn tới nhân quả tới nhân quả hơn các nhà khoa học, tính nhân quả thể hiện rõ hơn trong vật lý so với xã hội học và triết học. 
Có lẽ các nhà vật lý cũng tập nghĩ về nhân quả do áp lực của các tạp chí như Nature hoặc Phys.Lett.Reviews, để cho các kết quả của họ có tính phổ quát.
Thật trớ trêu là trong khi các lý thuyết vật lý có tính nhân quả nghiêm ngặt, trong xã hội học và triết học việc vi phạm nhân quả là bắt buộc. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tư duy nhân quả là một loại bản năng tư duy built-in, tuy có ích, nhưng cũng là defect của tư duy.
Theo thói thường sự kiện đi trước là nhân, sự kiện đi sau là quả. Tuy nhiên đứa con có thể biến mọi cố gắng minh triết của ông bố thành trò hề uổng công bằng những bê bối của mình.
Kết quả sau cùng nói lên tất cả. Một thể chế có thể được đẻ ra bởi những ý tưởng lỗi lạc, nhưng nếu nó bị tiếp nối bởi một thế hệ vô năng, nó sẽ được đánh đồng với các ý tưởng vô năng. Tôi tin rằng Tần Thủy Hoàng là người có tư tưởng vĩ đại, chấm dứt thời loạn lạc, điều linh bằng một cuộc thập tự chinh đẫm máu để bắt đầu thời thịnh trị. Nhưng đứa con của ông là Hồ Hợi và kẻ tâm phúc của ông là Triệu Cao, tuy tung hô ông hơn ai hết, chính là những người biến ông thành tội nhân thiên cổ. Tần Thủy Hoàng không nhất thiết tàn bạo hơn hay kém minh triết hơn Lưu Bang hoặc Lưu Tú. Nhưng thể chế do ông dựng ra đã phá hủy hàng rào nhân quả để biến ông thành bạo chúa. Thể chế của Hồ Hợi không đủ biện minh cho xương máu của 6 nước chư hầu.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

2 comments:

  1. Giap Van Duong: Trong xã hội rất hiếm nhân-quả tuyến tính (cause and effect). Trong xã hội chủ yếu là tương quan (correlations).
    Thoát khỏi nhân quả để nhìn xã hội bằng con mắt của những tương quan thì sẽ chính xác hơn.

    ReplyDelete
  2. Do Xuan Phuong: Con người và xã hội xuất hiện trên cơ sở vật chất - tức là hê nhiệt động xa cân bằng (khái niệm này thuần túy vật lý nên chắc là cần tới một bài trình bày riêng). Từ nội hàm này thi nhân quả có thể nhìn tổng quát như một phân bố các hiện tượng hoặc quá trình tiệm cận hỗn loạn mà người quan sát chỉ có thể ước đoán. Ví dụ như chu kỳ ngày đêm hay 4 mùa trong năm, phát biểu nhân quả rằng: hễ có nóng ắt sẽ có lạnh, ngày tàn thì đêm tới ...vv. Tần Thủy Hoàng có công thì phải kèm theo tội cũng bởi thực tế này ạ. :D

    ReplyDelete