Thursday, April 27, 2017

Phủ định và tư duy

Hôm trước đã nói về vai trò của câu hỏi tại sao trong phát triển tư duy. Nếu một con vật đặt được một câu hỏi tại sao duy nhất nó sẽ thành người vì sẽ có hàng vạn câu hỏi tại sao. Biết trả lời cho một vạn câu hỏi tại sao là có thể minh triết. 
Hôm trước tôi cũng nói qua quy trình dạy cách đặt câu hỏi tại sao ( cho trẻ em nói chung và cho người lớn bị liệt chức năng này). Đó là 1) Luyện đặt mệnh đề phán đoán. 2) Phát biểu một cặp mệnh đề 3) Đặt câu hỏi tại sao 4) Đặt câu nhân quả: vì.... nên.... 5) Mở rộng: nếu... thì....
Tuy nhiên có vẻ nếu khâu 1) luyện không kỹ, tức là phán đoán không tốt, chưa ổn định, lập luận nhân quả sẽ lung tung. Trẻ thì xoá đi luyện lại dễ. Lớn tuổi bằng cấp chức tước cao sửa không dễ. Bản thân tôi thấy nhiều GS, TS, VT, CT lập luận mà sửng sốt, phán đoán họ là cảm hứng của Mao Chủ Tịch. Cao cấp hơn không phải không có nhưng tạm thời không nói tới thông cảm công vất vả leo đến đó.
Chỉ tóm gọn là lập luận như ... shit. Dùng tạm tiếng Anh cho nhã. Thực ra họ lập luận thế nào không đáng quan tâm. Điều quan trọng là ta có thể rút ra kết luận có ích là phán đoán không vững lập luận sẽ như shit. Nói cách khác không biết phải trái dù có ông nọ bà kia cũng chẳng nên cơm cháo gì.
Phán đoán tức là phải có phủ định Đừng lo chân lý bị phủ định. Chân lý luôn có thể phủ định Được phủ định mới thành chân lý Đã là chân lý thì không bao giờ tàn lụi vì phủ định. Một đứa trẻ thích phủ định và biết phủ định là đã hơn cả những người lớn không bao giờ thử phủ định các chân lý tưởng bất di bất dịch.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

7 comments:

  1. Hà Đậu: Nguyen Quynh Chi, cám ơn chị, vì chị là người thực sự dạy cho em kỹ năng này.

    Trong nhiều năm liền

    ReplyDelete
  2. Ca Vu Thanh: Bọn làm to bao giờ chúng nó cũng đúng cả bác ạ. Vậy không phải là "không biết phải trái dù có ông nọ bà kia cũng chẳng nên cơm cháo gì" đâu bác ạ; chúng nó làm ra nhiều cơm, nhiều cháo lắm đấy :D.

    ReplyDelete
  3. Thanh Nguyen Huu: Tín điều và giác ngộ là hai thứ khác nhau mà trong nhiều trường hợp chưa đến biên thì chưa nhận ra sự khác biệt của chúng?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Kể cả giác ngộ cũng phải qua phủ định.

      Delete
  4. VN thì có gì để phủ định?
    Chẳng hạn, cái sản phẩm (từ tư duy) ở các nước phát triển bình thường là quá trình thai nghén, còn ở VN là do táo bón mà ra.

    ReplyDelete
  5. Do Xuan Phuong: Ý anh Việt là năng lực phán đoán bị suy giảm do định kiến?

    Sự phát triển tâm lý luôn có những vùng thông tin ổn định theo thời gian, về hành vi thì tạo ra thói quen, vè nhận thức thì tạo ra định kiến cố hữu. Em đã từng bàn cãi với 1 bác sống ở Pháp lâu năm, nhưng bác ấy giữ quan điểm rằng mọi tội lỗi của chủ nghiã tư bản đều do hành vi thương mại, bất chấp sự thật là tiền tệ (phương tiện cơ bản của thương mại) có từ thượng cổ! :D

    Nói chung đó là bệnh lão hóa trí tuệ (không nhất thiết cứ già là lão), thanh niên bây giờ cũng nhiều đứa bị lão hóa sớm lắm ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Heiddeger gọi là hiệu ứng Gerhouse vỏ sò

      Delete