Friday, March 13, 2020

Chúng ta có bao nhiêu đại văn hào,

Nói chuyện dịch covy mãi thấy không đáng. Trở lại đời thường và những điều "viển vông" để nhìn Mặt Trời.
   1. Đại văn hào như Trung Quốc có Lỗ Tấn, Nga có Tolstoi, Dostoievsky, Pháp có Hugo, Balzac, Anh có Shakespeare, Đức có Goether, Schiller, Mỹ có Hemingway, Jack London, Ấn Độ có Tagore,... Đại khái thế, định nghĩa thế nào sẽ bàn sau.
   2.  Thời tôi đi học thấy thầy cô nói ta có 03 đại văn hào: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu. Cụ Trãi thì quá vĩ đại, không ai dám bàn ra rồi. Cụ mà ở các dân tộc lớn, chắc chắn với di sản của cụ, sẽ nổi không kém các vị nêu trên.
   3.  Nguyễn Du, đa số chắc cũng thán phục, đặc biệt học giả lỗi lạc mà tôi rất kính trọng là Phạm Quỳnh. Tôi hiểu tinh thần tự tôn dân tộc của cụ Phạm, nhưng đại văn hào là một việc phải bàn thêm. Tôi cũng cố gắng không bị ảnh hưởng bởi các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế. Tinh các cụ đáng nể, nhưng đúng sai không đợi tuổi. Tuy vậy, cụ Du có thể nói là tài hoa, văn chương tài tử, tác phẩm lớn là Truyện Kiều không thể hiện sáng tạo về giá trị tư tưởng, xây dựng nhân vật, cốt chuyện. Những gì các nhà nghiên cứu văn học 1960-1980 bốc đồng ca ngợi như quan điểm quần chúng, thế giới quan Thiền, khởi nghĩa nông dân,... đều của Thanh Tâm Tài nhân. Thậm chí những đoạn tả Kiều ở lầu Ngưng Bích được coi là tuyệt tác với các chi tiết "ầm ầm sóng vỗ đến bên ghế", "thuyền ai thấp thoáng", "hoa rơi man mác", "cỏ nội dàu dàu", đều có trong "Truyện Vương Thúy Kiều". "Văn tế Thập loại chúng sinh" có thể coi là hay, nhưng khó kết luận tư tưởng và sáng tạo của một đại văn hào qua một bài văn tế. Thể văn này có những ước lệ gây xúc động, vì chúng ta không quen nên thấy hay hơn mức thực của nó. Thơ chữ Hán của cụ Du như tôi đọc được, nói chung là tầm tầm, không hơn hẳn người khác, không sánh được với nhiều bài thơ của các nhân vật Việt Nam khác. Còn một số bài khác như "văn tế sống",.... cũng chỉ là "tom chát" của cậu ấm thôi. Vì thế tôi cho cụ Du là đệ nhất văn chương tài tử, nhưng chưa phải là đại văn hào theo nghĩa có thể ngồi cùng mâm các cụ nêu trên.   
   4. Cụ Chiểu theo quan điểm ngày nay chắc ít người có thể công nhận là đại văn hào. Cụ có một cuộc đời đáng thương, nghị lực vượt khó đáng nể, tấm lòng với dân với nước như bể. Tuy vậy, tác phẩm chính của cụ "Lục Vân Tiên", "Ngư tiều vấn đáp", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", một số bài thơ cảm khái thời thế và một câu cách ngôn đầy khí phách, nghe khá độc đáo về từ ngữ và nhịp điệu "Chở mấy đạo, thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà".  "Lục Vân Tiên" nghe na ná như các truyện dân gian khuyết danh như "Trê Cóc", "Thạch Sanh", "Tống Trân Cúc Hoa",.... Văn chương cũng khá bình dân và lổn nhổn. Thạch Sanh có câu thơ kinh hoàng thảm họa
              "Thạch Sanh khi ấy một khi
               Giở ra bèn mới vậy thì ngồi ăn"
dùng nguyên cả một câu lục và câu bát để nói ý "Thạch Sanh giở cơm nắm ra ăn", nhưng vẫn không thể xác định "án tại hồ sơ" Thạch Sanh giở gì và ăn gì.
      "Lục Vân Tiên" có những câu
              "Tiên rằng hỡi chú cõng con
              Việc chi nên nỗi bon bon chạy hoài
                Dân rằng tiểu tử là ai
               Hay là một lũ sơn đoài theo tao"
khá nôm na. Nếu cụ Chiểu cố ý dùng văn phong này để "ba cùng" với quần chúng thì cũng thán phục cụ. Nhưng có lẽ chẳng phải thế. "Ngư tiều vấn đáp" cũng không hơn, mặc dù nhan đề có vẻ "academic" hơn. Cũng triết lý chung chung nho giáo và thô sơ. "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" có thể coi là toàn bích với tư cách một bài văn tế (Lại văn tế). Vì vậy lấy chuẩn đại văn hào dù theo nghĩa châm chước thế nào, mặc dù yêu kính cụ Chiểu, theo tôi cụ vẫn khó vào chung khảo.
       5. Vì vậy cụ Du có thể tính là 1/2 đại văn hào (chúng ta cố gắng coi cách dùng từ tương đương với tư tưởng, nội dung). Cụ Chiều có thể coi là 1/5 (20%) đại văn hào theo một tiêu chí rộng rãi nào đó. Cộng lại ta có 0.7 đại văn hào. Tất nhiên có người sẽ hỏi, tại sao lại có thể cộng như thế. Vì nếu tính tất cả những người làm thơ và cho phép cộng thì ta phải có vài trăm đại thi hào. Ở đây, cụ Du và cụ Chiểu có hai mặt bù trừ cho nhau. Cụ Du tài về câu chữ, cụ Chiểu có tấm lòng, coi như gạn đục khơi trong, đãi cát tìm vàng. Ta có 1.7 đại văn hào theo tiêu chí toán học.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

2 comments:

  1. So với các dân tộc văn minh & vĩ đại thì VN hơi nghèo về con số các đại văn hào, họa sĩ, triết gia và kể cả những doanh nhân lỗi lạc.
    Duy anh hùng qua các thời kỳ chống ngoại xâm thì nhiều, nhưng những người có công lớn để xây dựng và phát triển đất nước, văn hóa và đóng góp vào nền văn minh của nhân loại thì rất hiếm.

    ReplyDelete
  2. Do you realize there's a 12 word phrase you can say to your man... that will induce deep emotions of love and instinctual appeal to you buried within his heart?

    Because deep inside these 12 words is a "secret signal" that fuels a man's instinct to love, look after and protect you with all his heart...

    12 Words That Trigger A Man's Love Impulse

    This instinct is so hardwired into a man's brain that it will make him work harder than ever before to make your relationship as strong as it can be.

    Matter of fact, fueling this mighty instinct is absolutely binding to having the best possible relationship with your man that the instance you send your man a "Secret Signal"...

    ...You will soon find him open his mind and soul to you in such a way he haven't experienced before and he'll identify you as the one and only woman in the universe who has ever truly interested him.

    ReplyDelete