Friday, March 20, 2020

Trì hoãn chiến

Người sử dụng trì hoãn chiến hay nhất Tam Quốc là Pháp Chính. Khi đối trận, Hạ Hầu Uyên muốn đánh nhau ngay, Pháp Chính khuyên Hoàng Trung không tiếp chiến. Đợi khi quân Uyên hết nhuệ khí, quân Trung tiến lên, chém Uyên tại trận. Đây có lẽ là võ công lớn nhất Tam Quốc, tiêu diệt một tập đoàn quân, giết Tư lệnh Mặt trận.
   Người thứ hai sử dụng trì hoãn chiến, lâu dài và tạo thế thắng cuối cùng là Tư Mã Ý. Quyết tâm không đánh, giữ giằng  dai làm bên Thục mất nhuệ khí, dần suy yếu. Về lâu dài, Thục lụn bại có mầm diệt vong ngay từ khi đó.
   Hai bên đối trận, sẽ có bên thua bên được. Trì hoãn chiến tốt cho một bên và xấu cho bên kia. Như vậy khi nào thì nên trì hoãn khi nào thì nên tốc chiến tốc thắng,
    Mã Tốc giữ Nhai Đình, chiếm cao điểm, tình thế giống như Hoàng Trung-Pháp Chính ở Hán Trung, bèn bị Trương Cáp vậy khốn, đánh cho tan tác. Điều thú vị, chính Cáp là tướng dưới quyền của Hạ Hầu Uyên ở Hán Trung.
    Gia Cát Lượng, đem quân ra Kỳ Sơn, đánh bại Trần Thái, Quách Hoài, lại đủng đỉnh không nghe lời Ngụy Diên tốc chiến tốc thắng, để thời cơ qua mất, phải gặp Tư Mã Ý còn trì hoãn hơn, nên thất bại.
   Xem ra "trì hoãn chiến" là một nghệ thuật, tùy trường hợp mà dùng. Đặc biệt, khi yếu tố bên ngoài ủng hộ, nguồn trợ lực lâu dài dồi dào, trì hoãn chiến là chiến lược đúng.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

7 comments:

  1. Tuan Hoang Anh
    "Kéo pháo ra" của tướng Giáp ở Điện Biên có phải là trì hoãn chiến không bác?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Chắc không. Đến giờ anh vẫn chưa hiểu ý nghĩa của chiến thuật này. Nghe ca ngợi thì rất nhiều, nhưng không có giải thích nào dễ hiểu. Nếu có ý nghĩa nào đó chắc không phải để "trì hoãn".

      Delete
    2. Tuan Hoang Anh
      Em thì hiểu việc kéo vào là do tính chưa kỹ, sau mới phát hiện ra, nhưng không thể để nguyên vì sợ bị phát hiện, vậy là phải kéo ra, chờ đợi thời cơ.

      Delete
    3. Aiviet Nguyen
      Tuan Hoang Anh Anh cũng nghe ai đó giải thích thế. Nhưng không hiểu vì không hợp logic

      Delete
  2. Thuan Nguyen Ngoc
    Trường kỳ kháng chiến .Ba giai đoạn : phòng ngự,cầm cự và tổng phản công.Nhìn về toàn cục cuộc chiến tranh thì đây cũng là trì hoãn chiến phải không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Đoạn đầu là chạy, tránh giao chiến. Sau đó mới tổ chức phòng ngự. Cầm cự là hit and run. Để kích cho nó tấn công, mình lại quay về phòng ngự, nhưng nó không được yên. Có cơ hội mới tổng phản công. Tuy vậy, tổng phản công của mình trong chiến dịch Trung Du 1951, có vẻ hơi sớm và không thành công.

      Delete