Vishwanath S. Naravane
Dưới thời đế chế Gupta (319-540), thời kỳ hoàng kim của văn hóa Ấn Độ cổ đại, Pataliputra lại trở thành trung tâm của đời sống chính trị và văn hóa. Một số nhà vua triều Gupta như Chandragupta và Skandagupta là thi sĩ và nhạc sĩ. Kalidasa, người vĩ đại nhất trong số các nhà thơ và nhà viết kịch tiếng Phạn Sanskrit, sống dưới thời vua Chandragupta. Những hình tượng đức Phật tại Sarnath, những bức tranh hoành tráng vẽ trên vách hang ở Ajanta miền Tây Ấn Độ, nằm trong số những kiệt tác nghê thuật thuộc thời kỳ này. Tiếp theo, sau sự suy vong của đế chế Gupta là sự phân rã về chính trị. Vua Harsha thuộc triều Kannauj đã cố chặn lại quá trình này, nhưng sau khi ông qua đời năm 648, nổi lên các vương quốc độc lập tại Kashmir, Bengal, Orissa và tại nhiều vùng khác ở miền Nam và miền Bắc Ấn Độ.
Đó là 1 thời kỳ hết sức phong phú về mặt vh. Các triều vua Chola, Pallava và Rashtrakuta ở miền Nam Ấn Độ cho xây những ngôi đền tuyệt đẹp tại Tanjore, Mamallapuram và Ellora. Đền thờ thần Shiva ở Kajuraho miền Trung Ấn Độ được dựng lên vào thế kỷ 11. Ở tất cả những ngôi đền này, điêu khắc là 1 bộ phận ko thể tách rời của kiến trúc. Trong văn chương, tiếng Phạn dần dần bị thay thế bởi các ngôn ngữ địa phương như tiếng Bengali, Marathi, Hindi và Punjabi. Ở miền Nam, người Tamil, người Telugu và người Kannada đã phát triển các truyền thống văn học riêng của họ. Các trường phái triết học Vedanta ở Shankara (thế kỷ thứ 8) và Ramanuja (thế kỷ 12) có 1 ảnh hưởng sâu rộng. Tuy nhiên, có 1 khuynh hướng bảo thủ trong đời sống xh và tôn giáo. Chế độ đẳng cấp, ban đầu căn cứ vào những sự hơn kém nhau về khả năng của con người, đã trở nên cứng nhắc và mang tính áp bức.
Việc thiết lập 1 chế độ Hồi giáo cuối thế kỷ 12 đánh dấu 1 bước ngoặt trong lịch sử vh Ấn Độ. Ban đầu ko tránh khỏi xảy ra những xung đột do có những điểm trái ngược nhau giữa đạo Ấn và đạo Hồi. Nhưng đã nhanh chóng khởi đầu 1 quá trình hòa nhập. Thuyết thần bí Xufi, gần gũi với triết học Vedanta, là 1 trong những địa hạt gặp gỡ. Nhiều nhà vua Hồi giáo, tại Đêli cũng như tại các vương quốc khác, là những người đỡ đầu văn học và âm nhạc Ấn Độ và tham dự các lễ hội Ấn Độ giáo. Sau ngày đế chế Mughal ra đời (1526) chiều hướng hòa nhập được đẩy mạnh. Dưới sự trị vì sáng suốt và khoan dung của vua Akbar (1556-1605), cơ sở cho 1 nền vh dân tộc đã được thiết lập vững chắc. Các truyền thống Ấn và Hồi, tuy vẫn giữ các bản sắc riêng, song đã ảnh hưởng lẫn nhau sâu sắc.
Ban đầu, nền kiến trúc Ixlam ở Ấn Độ mang tính mộc mạc và khắc khổ, nhưng chẳng bao lâu các kts bắt đầu sd các yếu tố trang trí của các ngôi đền Ấn Độ giáo, kể cả môtip hoa sen. Đồng thời nhiều ngôi đền xây dựng ở Ấn Độ thời Trung Cổ lại mang những đường nét của kiến trúc Ixlam, như mái vòm và vách ngăn chạm đá và cẩm thạch. Kiến trúc Ấn Độ đạt tới đỉnh cao dưới triều vua Shah Jahan (1627-1658). Nhà vua này đã cho xây dựng những kiệt tác như Giáo đường Trân châu tại Agra và lăng Taj Mahal, "giấc mơ bằng cẩm thạch".
Taj Mahal (Artie Photography / Artie Ng / Getty Images)
Trong hội họa cũng có sự hòa trộn. Dưới ảnh hưởng của Bihzad và những nghệ sĩ Batư vĩ đại khác, các họa sĩ triều đình Mughal sáng tạo 1 hình thức mới, kết hợp kỹ xảo và sự tinh tế của phong cách này với tinh thần tôn giáo và thẩm mỹ của Ấn Độ. Bằng cách này, các họa sĩ trường phái Rajput đã đem lại phần cống hiến riêng của mình.
Một trong những thiên tài vĩ đại của Ấn Độ thời Trung Cổ là Amir Khoshrou, vừa là thi sĩ, nhạc sĩ và nhà ngôn ngữ học. Ông đã sáng chế nhiều loại nhạc cụ dùng trong âm nhạc Ấn Độ. Những thể nghiệm trong thi ca của ông đã dẫn đến sự ra đời của ngôn ngữ Urdu, 1 trong những thứ tiếng chính ở Ấn Độ. Hai thế kỷ 16 và 17 chứng kiến sự nở rộ phi thường của thơ ca tôn giáo bằng các thứ tiếng địa phương. Nanak, người sáng lập ra đạo Xích, Tulsi Das mà bản chuyển thể sang tiếng Hindi của sử thi Mamayana vẫn được hàng triệu người ngày nay đọc và ngâm vịnh. Kabir với các thi phẩm vượt lên trên mọi sự khác biệt bè phái cùng với các thi sĩ - thánh nhân khác đều hô hào 1 tôn giáo phổ quát trên nền tảng của lòng nhân ái và khoan dung.
Đền Vàng/Golden temple ở Amritsar, giáo đường thiêng liêng nhất của đạo Xích. Đạo Xích kết hợp những yếu tố trong đạo Ixlam và đạo Ấn do giáo tổ Nanak (1469-1539) sáng lập (Ảnh: Pinterest)
Đế chế Mughal suy tàn nhanh chóng trong phần tư đầu của thế kỷ 18. Trong khi đó, người châu Âu mở đường tiến vào Ấn Độ: người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, người Pháp và cuối cùng người Anh giành được chiến thắng. Đến cuối thế kỷ 18, nền cai trị của người Anh đã được thiết lập vững chắc. Việc du nhập nền giáo dục Anh và công việc của các nhà truyền giáo (Kitô) đã có 1 tác động sâu sắc đến đời sống vh và tôn giáo ở Ấn Độ. Calcutta, thủ đô mới, rồi sau đó là Bombay và Madras trở thành những trung tâm của tư tưởng phương Tây. Một số người Ấn có học vấn, quá say mê với vh châu Âu, đã quay lưng với di sản vh của nước mình. Nhưng 1 phong trào cải cách do Raja (vua) Ram Mohan Ray khởi xướng đã dẫn đến 1 sự phục hưng vh và tinh thần. Những người lãnh đạo phong trào này mà người ta gọi là Brahma Samaj (xh Bàlamôn) suy tôn những chân lý cơ bản trong kinh thánh Ấn Độ giáo và Hồi giáo, đồng thời vẫn tiếp nhận những yếu tố tiến bộ trong tư tưởng phương Tây. Một nguồn tư tưởng khác cũng nổi bật trong thời kỳ này là Shri Ramakrisna (1836-1886) coi mọi tôn giáo đều là những con đường dẫn đến cùng 1 mục đích, và môn đệ nổi tiếng của ông là Swami Vivekananda (1863-1902), được mọi người nhớ đến như là vị sứ giả vh và tinh thần đầu tiên của Ấn Độ tại châu Âu và châu Mỹ.
Trụ quan (torana) của miếu thờ Sanchi, bang Madhya Pradesh
Tuy bị lệ thuộc về chính trị song nền vh Ấn Độ vẫn giữ được tính năng động của nó. Trong nửa cuối thế kỷ 19, các nhà văn và nhà viết kịch đã sử dụng các đề tài chính trị, lịch sử và xh trong tác phẩm của mình. Nhà thơ Urdu vĩ đại Ghalib và nhà văn Bengal Bankim Chatterji đã làm giàu thêm nền vh Ấn Độ bằng thiên tài văn học của mình. Những nhạc sĩ lỗi lạc, trong đó có nhiều người Hồi giáo, duy trì truyền thống âm nhạc cổ điển Ấn Độ. Trường phái múa Kathak được phát triển tại Lucknow và Jaipur. Ít lâu sau, nền hội họa Ấn Độ được phục hưng nhờ công lao của Abaanindranath Tagore và các họa sĩ khác thuộc trường phái Bengal. Những vở kịch lấy chủ đề trong thần thoại cũng như trong cuộc sống đương thời được trình diễn tại Calcutta và Bombay.
(còn nữa)
Các bạn xem tiếp ở đây
Sự pha trộn và đan xen vh, tín ngưỡng... tạo nên những kiệt tác đa phong cách ở nhiều vùng trên thế giới cho thấy: vẻ đẹp của tinh thần và nghệ thuật bao giờ cũng thuyết phục và cảm hóa được con người. Miễn là tâm hồn của họ trong sáng.
ReplyDeleteĐỗ Thị Lộc
DeleteTớ đã đến thăm khu lắng này và quá ngưỡng mộ người Ấn độ từ xa xưa đã tạo được một tác phẩm tuyệt tác đến vậy ! Ko thể tin nổi !
Nếu có thể, tôi cũng sẽ đến Ấn Độ ít nhất 1 lần, như bạn.
DeleteChúc mừng bạn đã đến đất nước này!
Thai Do
DeleteĐỗ Thị Lộc, làm sao "vĩ đại" bằng Chùa một cột ở Hà nội - Việt nam ta....
Thai Do, Tiếc là nguyên bản Chùa 1 Cột đã bị Phá.
DeleteHai LE
ReplyDeleteTác phẩm xuất phát từ tình yêu vô bờ bến của nhà vua với hoàng hậu. Chưa ai hiểu hoăc giải thích được ma lực gì của hoàng hậu đã khiến vua mê đắm ngoài sức tưởng tượng như vậy?
POWER OF LOVE. TRUE LOVE!
DeleteEndless Love...
Hai LE
DeleteÍt ai biết rằng, ban đầu, ngôi đền có tên là Tat Bibica Rauza, nghĩa là “nơi chôn chất nữ hoàng của trái tim”, bởi nó là lăng mộ mà vua Shah Jahan xây dựng dành tặng cho người vợ thương yêu của mình. Cách đây hơn 300 năm, vào thế kỷ 17, Ấn Độ thuộc trị vì của vua Shah Jahan thuộc triều đại Mughal.
Nguyen Q Quy
ReplyDeleteBên canada có ông nghe vợ mơ có một lâu đài như âu châu
liền qua âu, mua 1 lâu đài đẹp, tháo từng viên đá, chở về ontario, xây lani trên 1 đảo, sông Thóiand Islands, tặng vợ
VN cũng có nhiều người (ước thôi... ko làm):
Delete"Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân..."
(trích thơ ca dân gian VN)
Tôi cũng ước được làm: 1 cái hồ ở NT cho nàng rửa chân.