Friday, March 6, 2015

Nguyễn Ái Việt: Không hiểu

Vấn đề giáo dục của nước nhà, cũng như rất nhiều vấn đề khác ngày càng biến đổi theo xu hướng nguy hại, ngày càng xa rời mục đích vì cuộc sống và sự phát triển toàn diện của con người. Thực chất của giáo dục, vấn đề được nhiều quốc gia đặt lên hàng đầu vì là nguồn đào tạo nhân lực, yếu tố sống còn của 1 dân tộc đang bị xâm hại như thế nào ở Việt Nam, bất chấp mọi lời cảnh báo và hiểm họa mà cả dân tộc phải gánh chịu.

Có lẽ mình lạc vào thế giới này. Có những điều người ta cho là quan trọng mình chẳng thấy quan trọng. Có những vấn đề tranh luận ầm ĩ, mình thấy đơn giản, chẳng có gì phải cãi nhau. Nhiều khi hai bên chống báng nhau cũng là một giuộc. Nhưng có nhiều điều người ta thấy hiển nhiên hay sao mà không đưa ra tranh luận, mình hoàn toàn thấy khó hiểu.
Ví dụ, việc tuyển sinh năm tới bằng một kỳ thi không hiểu tại sao mọi người phải bàn luận lo đến việc đánh giá chính xác đến thế. Đây là một cuộc chia lòng lợn hay sao mà cần đong đếm chính xác chi li. Không lẽ có thể đánh giá được con người qua mấy bài thi, không lẽ số phận của một người có thể quyết định trong một kỳ thi. Nếu quả như thế thì phải thay đổi để việc đó không xảy ra trước đã chứ. Không hiểu tốn thời gian vào việc này để làm gì, khi số lượng ghế ngồi trên các giảng đường đại học đang phần lớn là trống rỗng. Hệ thống trường đại học của ta có thể tuyển sinh gấp 3-4 lần vẫn đủ cơ sở vật chất, chỗ ngồi và dạy được với chất lượng như hiện nay. Nhu cầu của học sinh vào đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông là có. Nếu như trường sở đủ, tất cả học sinh tốt nghiệp phổ thông đều phải có cơ hội vào đại học mới đúng. Săm soi so sánh, chỉ khi nào thiếu chỗ, mà thực tế không phải vậy.
Cái chất lượng giảng dạy để tốt nghiệp có việc làm thì không thấy bàn. Có phải là ta chỉ lo về danh hiệu, bằng cấp mà không có thực chất không.
Vấn đề nữa mà mình không hiểu, có lẽ các thánh thấy là việc tầm thường, là nếu lấy kết quả kỳ thi phổ thông để tuyển đại học thì những người không vào được đại học một lần do điểm thi thấp làm sao có cơ hội sửa chữa. Giống như đỗ Phó bảng thời xưa không có quyền đi thi nữa và không bao giờ có cơ hội thành Tiến Sĩ. Không lẽ tốt nghiệp rồi lại xin thi tốt nghiệp lần nữa để có điểm cao hơn. Như vậy tưởng cải cách để tiến tới học tập suốt đời, lại chỉ cho người ta bắn một phát đạn thôi à. Hay lại phải có một hệ thống đào tạo và tuyển sinh khác cho người muốn học tiếp. Nếu thế thì làm sao gọi là cải cách tốt. Hay là mình không hiểu một chuyện gì đó rất dễ hiểu với mọi người.

27 comments:

  1. Vấn đề tranh cãi ở đây là không đúng lúc và cũng chẳng đúng chỗ. Trong khi cần phản biện ở những vấn đề quan trọng hơn thì lại im re. Chẳng qua vẫn chỉ là vấn đề của các bên tranh luận vì "thừa người không hiểu vấn đề, và thiếu người hiểu vấn đề" là chuyện đấy đường đầy chợ ở VN bây giờ.

    ReplyDelete
  2. Like. Có mấy vụ "bình dân" hơn tôi cũng không hiểu, thí dụ xin ấn đền Trần, cướp lộc đền Gióng, và các vụ lễ lạt khác. Nhớ hồi sau CM tháng 8 - 1945, phong trào "Đời sống mới" đã dẹp được khá nhiều các hủ tục này.
    Anh Cao Kim

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mặc dù tôi cho năm nay là năm của các chấn động văn hóa (đang suy nghĩ), nhưng tôi thấy nó đã thành xu hướng, không còn gì phải bàn cãi và dễ hiểu.
      Nguyen Ai Viet

      Delete
    2. Những vụ đâm chém ghê rợn cũng như những bản nhạc vàng (sướt mướt não nề) đang được hát lại. Chỉ cho thấy sự đi xuống và hỗn loạn của văn hóa & XH, không phải là sự phát triển và cũng chẳng phải dân chủ về một mặt nào đó nếu nói là thể theo thị hiếu con người. Hình như nhiều người Âu - Mỹ sang VN cũng thích những cái "ưu việt" này của VN và cũng có nhiều người VN thích cái sự tán loạn này của VN vì kiếm nhiều lợi/hưởng thụ từ đấy.
      Cao Binh Nguyen

      Delete
  3. Bác Aiviet Nguyen, vấn đề là ở VN rất trọng bằng cấp, mưu kế mà không trọng thực học, năng lực làm việc thực. Tiêu cực trong học hành, thi cử lại thấy khắp nơi. Vì vậy, nếu mở cửa đại học, ai cũng vào được thì tôi sợ bọn dốt nhất lại có bằng cấp cao nhất và dạy bảo những người khác.
    Các nước khác (như Nhật, Mỹ, Tây Âu...) làm được vì họ cực kỳ nỗ lực và trung thực. Tôi đã coi 16 kỳ thi đại học ở Nhật (thi trung tâm và thi tại trường) cũng như rất nhiều kỳ thi hết môn. Chưa bao giờ tôi quan sát thấy 1 học sinh Nh ật nào có ý đồ có thái độ sai trong thi cử chứ chưa nói đến vi phạm quy chế thi cử. Nước ta thì khác hoàn toàn bác ạ.
    Ca Vu Thanh

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác Ca Vu Thanh đúng ở chỗ thái độ học tập của SV học sinh cũng quan trọng. Tôi nghe nói bên Mỹ, tuy thời gian thi kéo dài nhiều ngày, nhưng SV không trao đổi với nhau về câu hỏi/đề bài (người thi xong rồi không nói cho người chưa thi biết). Rất tự giác và có ý thức.
      Cao Binh Nguyen

      Delete
    2. Chào bác Ca Vu Thanh. Tôi nghĩ mở cửa trường Đại học, không có nghĩa là bọn dốt có bằng cao, nếu tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy. Vào được trường sẽ không đồng nghĩa với tốt nghiệp. Tôi muốn vào trường thì dễ để nhiều người có cơ hội thử sức, cạnh tranh, nhưng đầu ra sẽ theo yêu cầu của xã hội. Hơn nữa, uy tín bằng cấp cũng phải hình thành bằng thực lực. Các trường cho ra chất lượng kém, người ta sẽ không tôn trọng bằng cấp đó nữa.
      Nguyen Ai Viet

      Delete
    3. Bác biết ở VN nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ. Những điều bác viết tôi nghĩ là nếu may mắn sẽ được áp dụng sau khoảng 20 năm nữa bác ạ.
      Ca Vu Thanh

      Delete
    4. Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Nhưng nếu vậy thì 10-15 năm hãy cải cách chứ. Đó là điều tôi không hiểu, họ đang định nhốn nháo đi đâu.
      Nguyen Ai Viet

      Delete
    5. Bác Ca Vu Thanh nói 20 năm có cơ sở chắc chắn không? Có cách gì rút ngắn? Chắc Aiviet Nguyen phải thảo luận kỹ vụ này rồi.
      Cao Binh Nguyen

      Delete
    6. Tôi nói bừa thôi bác Caobinh Nguyen ạ. Tôi nói "nếu may mắn" mà. Còn thực tế đúng như các bác nói đấy, vào đại học cứ ngồi chơi là yên chí ra có bằng khá, giỏi, nhất là hậu duệ và quan hệ
      Ca Vu Thanh

      Delete
  4. Anh Aiviet Nguyen viết rất hay, nhưng anh vẫn là nhà lý thuyết ạ Vấn đề ở VN là cho tới nay đầu vào đại học khó thế nhưng đã vào là yên chí sẽ ra với bằng "khá và giỏi". Sinh viên đã yên vị ghế đại học là yên tâm xả hơi bù lại những tháng ngày luyện thi vất vả. Bây giờ đầu vào đại học lại dễ nữa thì đầu ra sẽ là những sản phẩm gì đây. Các trường đại học tư thục gần đây mọc ra nhan nhản, họ chỉ cần thu học phí thôi. Vấn đề anh Việt đặt ra quá đáng mơ ước nhưng chưa thể thành hiện thực ở hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam bây giờ đâu anh.
    Bombo Chay

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không có lý thuyết thì lấy đâu ra đường lối chủ trương? Vấn đề ở đây là dẹp loạn mà.
      Cao Binh Nguyen

      Delete
  5. Tóm lại, bạn Aiviet Nguyen tự nhận mình đã "lạc" vào thế giới này giống như Hoàng tử bé vậy!
    Cao Binh Nguyen

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu đã định suy nghĩ, thay đổi thì phải suy nghĩ ở tất cả những chỗ có thể suy nghĩ thay đổi. Tại sao các đại học tư thục chất lượng lại phải kém hơn công lập, trong khi các đại học hàng đầu của thế giới đều là đại học tư. Tại sao học sinh vào trường của ta lại đảm bảo ra trường. Tại sao thầy không dám đòi hỏi cao. Tuy có nhiều câu trả lời, nhưng cuối cùng đều có điểm chung là không có cạnh tranh bằng thực lực. Tất cả mọi sự đều có thể động tới, phải động tới để đạt được thực lực và cơ hội phấn đấu học tập suốt đời cho mọi người. Người muốn học thì không có cơ hội, người có cơ hội thì không chịu học, giảng đường rộng thênh thang không có sinh viên, thanh niên ma ca bông thiếu học, thầy giáo không có thu nhập, phải dạy thêm chui lủi. Toàn là sự vô lý, không phải là vì nghèo và thiếu. Vì thế mà tôi "không hiểu".
      Nguyen Ai Viet

      Delete
    2. Tại vì nó sinh ra ở VN chứ ko phải ở nước châu âu nào....
      Nguyen Binhduong

      Delete
    3. Người VN có cái lạ là rất nhiều định kiến không có cơ sở rồi tê liệt tinh thần với những định kiến đó. Nếu không dám nghĩ thì sao mà dám làm.
      Nguyen Ai Viet

      Delete
    4. Đúng là nếu đã bị định kiến là chết rồi đấy, ko ngóc đầu lên đc...
      Nguyen Binhduong

      Delete
    5. Nếu cứ sống với định kiến/lối mòn, hoặc quen ỷ lại chờ "ăn theo" hoặc người khác "mở mắt"/khai hóa thì cuộc tranh luận có thể còn kéo dài "5 năm, 10 năm, hay lâu hơn nữa..." không dứt
      Cao Binh Nguyen

      Delete
    6. Hoàn toàn nhất trí là anh Aiviet lạc từ thế giới khác vào!
      Nguyễn Thành Nam

      Delete
  6. Minh suy nghi dc,nhg ko lam dc.vi co che hoc duong qua nhieu giai cap.noi di noi lai nhin ban than minh gioi lai di phuc vu chat sam cua minh.cho cac nuoc tay au,con VN van la so 0 va dam chan tai cho.
    Thủy Thi

    ReplyDelete
  7. Mình hoàn toàn nhất trí với Ái Việt . Hồi trước mình không được vào đại học vì lý lịch nhưng chịu khó tự học mình vẫn có thể hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp....
    Đào Trương Bích

    ReplyDelete
  8. Xa hoi tao ra xa hoi,va cung tao ra co hoi.nuoc ta qua nho be cho chung ta tao dung.nhg cung ko du suc tao ra xa hoi tot dep.vi rat rat nhieu nguoi ko co cung suy nghi nhu minh.
    Thủy Thi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cũng không cần có suy nghĩ như mình mới tạo được cơ hội. Suy nghĩ có thể khác nhưng bổ sung cho nhau để tạo được 1 nền tảng thì khác. Vấn đề của VN là ở chỗ "đàn gảy tai trâu", nói ra rả như mấy bác Nguyễn Lân Dũng, Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A... cũng chẳng ai nghe. Cho nên... Khó nói qué! Và tôi viết các cm này với tư cách của phụ huynh có 2 con đang học đại học ở NN, vì tôi cũng nghĩ như Ngô Bảo Châu là: đại học VN đang là mảng tối nhất trong nền giáo dục VN.
      Cao Binh Nguyen

      Delete
    2. Các bác Dũng, Tụy, A nói toàn cái cao siêu, lại đòi hỏi những nguồn lực và điều kiện khó chấp nhận. Mình thấy nếu suy nghĩ một chút, sắp xếp cho hợp lý, bỏ định kiến là làm được. Nếu là hoàn cảnh thì phải chịu, nhưng tự mình làm mình khổ, trách ai được. Không hiểu là ở chỗ tại sao không phải khổ mà cứ chọn đâm đầu vào cái khổ.
      Nguyen Ai Viet

      Delete
    3. Vấn đề chính là đây: cần người thật việc thât để chứng tỏ một cách cụ thể. Tóm lại là: hành động, dù ta có là thiểu số đi nữa cũng làm.
      GS Nguyễn Lân Dũng: "người Việt Nam không kém nhưng chương trình học của người Việt không tốt, SGK không tốt mà ở bậc đại học lại càng không tốt. Các trường Đại học lại mở ra quá nhiều mà không có SGK."
      "mô hình giáo dục của Nepal, một nước rất nghèo, nghèo hơn cả Việt Nam, nhưng giáo dục của họ tuyệt vời. Tôi mua 2 cuốn sách giáo khoa lớp 11 và lớp 12 mỗi cuốn 700 trang. Với số lượng trang như vậy chắc học sinh của họ không cần phải học thêm gì nữa. Tại sao họ có thể dạy sinh học cho lớp 11, 12 với những cuốn sách 700 trang?
      Câu trả lời cực đơn giản, nhưng tôi nói không ai nghe!
      Đó là coi lớp 9 và lớp 10 là xong phổ thông. Thế hệ của tôi cũng vậy. Hai năm lớp 11 và 12 họ chia 4 phân ban: một là quản trị kinh doanh, hai là khoa học xã hội và nhân văn, ba là toán lý, bốn là hóa sinh. Và mỗi một chuyên ban lại học 4 môn.
      Chỉ có ban hóa sinh mới học sinh học, còn 3 ban kia chỉ cần kiến thức sinh học ở bậc phổ thông là đủ. Như vậy mới có cuốn sách giáo khoa 700 trang dành cho lớp 11 và 12. Lớp 11, 12 gần như bước đệm, dự bị đại học."
      Sách giáo khoa là linh hồn của bài giảng, vấn đề sách giáo khoa (SGK) hiện nay phải nói là không ổn một chút nào. Tôi thấy đề nghị của bác Dũng không có gì là cao siêu cả.
      Cao Binh Nguyen

      Delete
  9. Cần nhìn thấu đáo xem việc cải cách giáo dục có lợi cho ai thì mới có thể hiểu được tại sao lại chọn kiểu cải cách này.
    1. Có lợi cho học sinh (chủ thể được hay bị cải cách) không? Chắc chắn là không vì họ chỉ được bắn 1 phát đạn để được vào trường ĐH công. Nếu bắn trượt, học sinh nếu muốn học tiếp ĐH chỉ còn lựa chọn các trường ĐH tư. Như vậy là có lợi cho hệ thống ĐH tư, mà đằng sau các trường ĐH tư là ai và ai duyệt thành lập ĐH tư?
    Mà cũng chỉ một phần số học sinh mới có điều kiện kinh tế để học ĐH tư, phần lớn còn lại sẽ phải học nghề hoặc đi lao động phổ thông. Như vậy là có lợi cho hệ thống trường dạy nghề (hiện nay đang ế và nhiều trường co nguy cơ phải đóng cửa). Và xã hội sẽ không có lợi (và sẽ bất an) vì có nhiều người (và sẽ nhiều thế hệ tiếp theo) lao động phổ thông, tiếp tục cuộc sống nghèo khổ, nghèo khổ sinh bất an cho xã hội.
    2. Có lợi cho những người làm cải cách? Làm cải cách có cần tiền không nhỉ? Chắc cũng không ít. Tiền của nhà nước mà. Vậy tại sao lại phải làm cải cách đúng ngay một (hai) lần?
    3. Nếu muốn lợi cho xã hội bằng việc giẳm thi cử thì tại sao không bỏ thi phổ thông (mà chỉ xét kết quả và quá trình học), chỉ thi tuyển ĐH (như ý kiến GS NB Châu), đằng nào cũng chỉ cần 1 kỳ thi. Mà tốt nghiệp cấp PTTH hiện nay cũng như xoá mù chữ ngày xưa thôi. Chỉ trừ những cá biệt quá dốt, hạnh kiểm xấu hoặc quá lười thì đành để "mù chữ" luôn, còn những học sinh có khả năng học (trung bình trở lên) nên xét tốt nghiệp, các em sẽ vững tâm, tập trung hơn cho kỳ thi ĐH.
    Hong Son Pham

    ReplyDelete