Monday, November 15, 2021

Chuyện nghề (4): Đọc & Ghi

 (tiếp theo)

Khi tôn thờ 1 vẻ đẹp nào đó, gần như tâm trí bị cuốn theo cảm tính với những mặc định đầy sự ngưỡng mộ. Phụ thuộc vào những cái như thế, người ta dễ quên rằng: mỗi người đều có cách thức riêng, ai cũng có thể tự tạo ý nghĩa, phong cách và mục đích cuộc sống riêng. Tại sao lại quan trọng hóa những cái mà người khác đã làm? Nhưng điều quan trọng hơn là: tại sao số đông có thể thay cho nội dung của cái vốn là chân lý, có phải những con số thống kê dựa trên cơ sở số học có thể phủ nhận những giá trị mới lẽ ra phải được công nhận? Và tại sao mọi thứ, kể cả con người, bị bóp nặn để phù hợp với những thứ khác?

Dù nhiều người ko muốn phủ nhận quá khứ, bởi sự kế thừa và học hỏi vẻ đẹp của quá khứ để ứng dụng vào nhu cầu hiện tại cũng là việc đáp lại và thể hiện nhu cầu và tiếng nói của quần chúng thì có những người khác muốn tìm niềm vui nếu được làm việc theo cách thức tốt nhất mà mình muốn.

Với những người ko sao chép, tiêu chuẩn với họ là 'cách thức tốt nhất', họ ko bị ràng buộc theo tiêu chuẩn cũ mà tự đặt cho mình, ko kế thừa gì cả. Họ ko đứng tại điểm cuối của 1 quá trình nào. Họ sẽ bắt đầu tại điểm khởi đầu của 1 truyền thống khác.

Và chúng ta có thể nghe thấy những tiếng vang buộc tội từ những người coi mình là cao cả và chuẩn mực, là tiếng nói của thời đại kết luận về khuynh hướng hiện đại, những ý tưởng hướng tới triển vọng nhiều hơn là đeo bám vào những cái sáo cũ, coi đó là xu hướng phô trương, chạy theo mốt để lôi kéo sự chú ý, thậm chí coi tất cả đều là vô tích sự, vô công rồi nghề... chẳng là gì cả. Theo cách của họ, sự nghiệp ko thể bị chi phối từ 1 bộ phận nhỏ trong số đông. Và hợp tác là khái niệm sống còn, đặc biệt coi trọng khách hàng của mình.

Tóm lại, họ ko chấp nhận thất bại.

Với những người ko theo chuẩn mực cũ, nhưng bằng cách tốt hơn, họ muốn tạo được những cái mới trong những căn nhà tiện nghi nhất, hợp lý nhất, đẹp nhất mà con người có thể thực hiện được. Đó là những thứ tốt nhất mà họ có thể tạo được trong suy nghĩ làm thay đổi nhận thức của con người về ngôi nhà trong cuộc sống hiện đại từ chính nhu cầu của mình.

Hình ảnh: Vẽ tay trên giấy can

(còn nữa)

No comments:

Post a Comment