Friday, November 26, 2021

Chuyện nghề (15): Chủ nghĩa cổ điển trong kiến trúc

(tiếp theo)

Theo sách vở và lý luận thì Chủ nghĩa Cổ điển hình thành sau kỷ nguyên Ánh Sáng của thời kỳ Phục Hưng và phát triển mạnh mẽ trong khoảng thế kỷ 17-18. Ban đầu từ văn học và nghệ thuật. Sau đó lan rộng và ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực khác trong đời sống hàng ngày của dân chúng trên toàn thế giới.

Đó là những giá trị chuẩn mực, là tinh hoa của nền nghệ thuật châu Âu, pha trộn và tích tụ từ nhiều nguồn vh khác nhau suốt hàng nghìn năm. Cơ sở triết học của chủ nghĩa cổ điển là chủ nghĩa duy lí. Vì thế nó đề cao vai trò tối thượng của lí trí.

"Hãy yêu lí trí, tác phẩm của các bạn phải tìm ở đấy ngọn nguồn duy nhất của sự trong sáng và giá trị của nó" (Boa-lô)*

Những nguyên tắc mỹ học của chủ nghĩa cổ điển được diễn giải trong tác phẩm Nghệ thuật thơ ca của Boa-lô là :

– Hướng về những hình tượng và hình thức của văn nghệ cổ đại như là quy phạm mỹ học lí tưởng.

– Hình tượng nghệ thuật chủ nghĩa cổ điển muốn vươn tới cái điển hình. Đó là một tấm gương đặc biệt trong đó cái cá biệt trở thành cái chủng loại, cái nhất thời trở thành cái vĩnh cửu, cái hiện thực trở thành cái lí tưởng, cái lịch sử trở thành huyền thoại. Nó là sự chiến thắng của lí trí và trật tự đối với cái hỗn độn và đối với toàn bộ kinh nghiệm sinh động của cuộc sống.

– Coi trọng chức năng xã hội – giáo dục của văn nghệ.

– Lấy tự nhiên làm đối tượng mô phỏng. Song tự nhiên mà chủ nghĩa cổ điển hướng tới là “cái tự nhiên đẹp” nằm bên trong con người của các bậc “mã thượng phong lưu” (honneta – homme). Vì thế Boa-lô từng kêu gọi “phải nghiên cứu tâm lí chốn cung đình và phải hiểu lòng người nơi thành thị“.

Mỹ học chủ nghĩa cổ điển tạo ra một hệ thống quy định khắt khe cho các thể loại văn học. Họ chia ra thể loại “thượng đẳng” và thể loại “hạ đẳng”. Thể loại “thượng đẳng” gồm có bi kịch, sử thi, tụng ca,… Phạm vi phản ánh của chúng là đời sống quốc gia, những biến cố lịch sử, thần thoại. Các nhân vật chính của chúng là các nhà tu hành, tướng lĩnh, các nhân vật thần thoại và những bậc tử vì đạo .Thể loại “hạ đẳng” gồm có hài kịch, trào phúng, thơ ngụ ngôn,… phản ánh cuộc sống hằng ngày, không tiêu biểu của tầng lớp trung lưu."**

Chủ nghĩa Cổ điển trong kiến trúc: Được thể hiện một cách hoa mĩ với cách thức trung thành với truyền thống nghiêm ngặt của Chủ nghĩa Cổ điển, các kts đi theo phong cách này luôn tôn vinh kiến trúc thời Hy Lạp cổ đại mà nền tảng của nó là "mẹ đẻ của nền dân chủ". Họ ra sức tìm kiếm những "biến tấu" trong bản giao hưởng xa xưa, tạo nên những bản Tân Cổ giao duyên trong thời đại mới bằng cách xử lý và điều tiết những chi tiết đặc thù trước đó hàng nghìn năm.

Tuy nhiên, thành công nhất là những kts ko chỉ tu sửa mà thể hiện bằng những nghiên cứu có tính kế thừa, được hoàn thiện theo nguyên tắc thể hiện cái linh hồn từ ngàn xưa trong cái thuộc về bản chất của thời đại. Tôi thích các công trình của thế kỷ 20, dù ảnh hưởng nghệ thuật cổ đại nhưng có những nét đặc trưng của thời kỳ hiện đại và bắt đầu mang hơi thở của tương lai.

Nếu ko có lý luận/chính kiến vững vàng, kts chỉ là những người thừa kế cái cũ và thừa hành mà thôi.

Cổng Brandenburg (Neo Classic)

(còn nữa)


*: Nicolas Boileau

**: TudienWiki

3 comments:

  1. Làm gì thì tư tưởng cũng ở trên tất cả! (ko nhớ ai nói thế)

    ReplyDelete
  2. Chị không rành lắm về kiến trúc nhưng chỉ mê cái hàng rào ở Sant Petecburg Nga mà chụp được hình đẹp nè!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Doan Tang, em cũng ko rành kiến trúc đâu.
      Chỉ vừa làm vừa học mót thôi.
      Em ước giá mà mình có cái bằng của Hung (phải học @ Bp) thì chắc mọi thứ sẽ khác lắm.
      Bây giờ thì em mới có thể biết sẽ phải chuẩn bị ntn để học cái nghề này cho ra hồn.
      St. Petersburg rất tuyệt!
      Nhưng em chưa đến.

      Delete