Saturday, November 13, 2021

Chuyện nghề (2)

(tiếp theo)

Về người tự cao tự đại (egotist) và người khiêm nhường theo chủ nghĩa vị thân (egoist)*: 

Nếu có sự ngộ nhận gây lầm lẫn thì cần nắm được quan điểm của nhân vật chính mà Ayn Rand đã khẳng định mang tinh thần chủ đạo của cuốn sách với quan niệm rằng: Từ những thứ thiết yếu đơn giản nhất cho đến những khái niệm tôn giáo trừu tượng cao nhất, từ cái bánh xe cho đến các tòa nhà chọc trời, tất cả những gì mà chúng ta đại diện và tất cả những gì chúng ta có đều đến từ một thuộc tính của con người - đó là khả năng tư duy.

Sự độc quyền của bất kỳ ai hay của 1 giáo phái nào đều dẫn đến việc chiếm dụng những thứ thuộc về giá trị con người làm đặc tính của mình, kể cả những khía cạnh thuộc về đạo đức, xét về mặt biểu lộ tình cảm ở cảm giác trưởng thành, tự tôn, hay cao hơn là sự cao cả và vĩ đại... Trong vấn đề này, khi chiếm đoạt như thế, họ nghiễm nhiên trở thành con người thao túng những kẻ khác, là 1 kẻ tự cho rằng: mình đứng trên tất cả.

Từ đó, những khái niệm biểu đạt của ngôn ngữ cũng như ý nghĩa cao nhất cũng bị lạm dụng với mục đích quy định trật tự theo tiêu chuẩn khác, đưa chúng ra khỏi thế giới và tầm với của con người.

Tất cả như gió và lửa. Dù là người bình thường hay ưu tú, những quan điểm tồn tại ở các cấp độ khác nhau của sự khao khát, đam mê và hoang mang đau khổ đều thuộc về bản chất sinh tồn. Những cơn gió từ cuộc sống sẽ thổi tắt những ngọn lửa nhỏ và thổi bùng lên những ngọn lửa lớn. Trước sóng gió cuộc đời, một vài người đầu hàng ngay vào lần đầu tiên; một vài người mặc nhiên đầu hàng; một số khác đi xuống từ từ và cứ thế mất dần ngọn lửa mà chính họ cũng ko hề nhận ra...

Một số người kiên quyết ko đầu hàng và tiếp tục tiến lên; họ biết rằng: ko thể phản bội ngọn lửa kia và học cách nuôi dưỡng nó, cho nó hình hài, mục đích và sự sống... Tóm lại, dù tương lai mỗi người khác nhau, ở vào thời điểm bắt đầu cuộc sống, con người luôn tìm kiếm 1 hình ảnh cao cả về bản chất con người cũng như về cuộc sống.

*: Là người coi trọng bản thân, đặt sự sống của mình và các nguyên tắc đạo đức lên trên. Cần phân biệt với khái niệm ích kỷ thông thường.

Đọc & lược ghi phần cuối Lời Giới thiệu cho Lễ kỷ niệm 25 năm ngày xuất bản Suối Nguồn (Ayn Rand, NY-1968)

Hình ảnh: Vẽ tay trên giấy can

(còn nữa)

1 comment:

  1. Ayn Rand nắm rất vững các nguyên lý kiến trúc cơ bản khi dựng nhân vật chính của mình với những quan điểm mà cuốn sách hướng tới.
    Cũng có thể hiểu quan điểm của tác giả từ 1 trong những vấn đề thuộc về nguyên tắc của kiến trúc là vai trò của tỷ lệ trong tổ chức/xử lý ko gian, đó là: Mọi tỷ lệ trong kiến trúc đều xuất phát từ kích thước con người.

    ReplyDelete