(Post lại một bình luận trong một diễn đàn khoa học)
Tôi sẽ chia các ý kiến liên quan và thảo luận từng cái một cho rành mạch, khỏi lạc đề. Giáo dục ở cấp phổ thông có đào tạo phổ cập và đào tạo elite. Đúng và công bằng ra, xã hội phải chi ngân sách để đào tạo phổ cập. Phổ cập quan trọng hơn, để tạo một platform để xã hội dựa vào đó phát triển, bên cạnh tạo ra lực lượng chủ lực của xã hội, vì thế cần sự đồng đều ở mức cao nhất, vì xã hội phải có một mặt bằng chung mới có thể đồng thuận. Đào tạo elite phải do các cá nhân tự nỗ lực. Ở VN có một nhận thức sai lầm 2 lần là đồng nhất các trường chuyên là để thay thế cho đào tạo elite.
Thứ nhất, đào tạo chuyên cũng là một kiểu sản xuất hàng loạt, học sinh chuyên phong cách rất na ná nhau, tư duy cũng na ná nhau, không thể nào ra elite được. Thứ hai, chuyên dùng ngân sách, không thể đào tạo elite đúng nghĩa.
Tuy nhiên, elite là một khái niệm rất tương đối, chỉ thành phần "tỉnh thức" nhất của xã hội. Ở giai đoạn khá dài kể từ khi Thủ tướng lập hệ thống trường chuyên, mặt bằng tri thức của xã hội rất thấp, giải được mấy bài toán khó đã có thể cho là elite, sau đó tiến lên một bước giành được giải Olympics được coi là elite (tư tưởng này đến nay vẫn khá phổ biến, khác xa với quan niệm ở các nước khác, đó chỉ là một cuộc thi của trẻ con, chẳng có gì là thần đồng, tài năng cho lắm). Gần đây ở Ams, thì tiến lên ở mức được nhận vào các đại học danh giá của Mỹ. Cũng phải nói thêm, các đại học như Harvard, Stanford,... chuyên nhận và sản xuất các elite của Mỹ, nhưng có một chính sách diversify các loại học sinh để họ có thể tiếp thu nhiều giá trị văn hóa. Nhờ thế ta mới có thể lọt vào.
Nói cho vuông, lớp chuyên của VN chỉ là một loại lớp dạy chương trình gần với mức bình thường ở một môn nào đó như Toán, Văn, Tin học, mà vì ta nghèo và dốt nên chưa thể phổ cập. Có khác biệt chăng là trẻ ở các lớp này có chọn lọc và có sự tự tin khá cao.
Trường chuyên vì vậy có giá trị lịch sử và thành tựu của nó. Nhưng cũng phải nói thêm, học sinh trường chuyên không hề thành đạt, nếu so mức độ được ưu đãi. Và các nhóm học sinh chuyên không lập được thành giai tầng elite cho xã hội.
Mặt khác khái niệm elite của VN đã vận động, và từ lâu nó đã đạt đến tầm mới, giải một vài bài toán khó, được giải Olympics, không còn là "tỉnh thức hàng đầu". Một vài trường với một vài tiêu chí, không thể đáp ứng vai trò cái nôi của tầng lớp elite. Nói một cách khác hệ thống trường chuyên đã hoàn thành vai trò lịch sử của nó. Hiện tại nó chỉ còn là nơi được đầu tư đặc biệt và bất công, trong khi sẽ không có đóng góp cho tầng lớp elite mới, theo đúng nghĩa và lành mạnh sẽ là trách nhiệm của cá nhân và tư nhân.
Nếu chúng ta xem lại Budapest vào đầu thế kỷ 20 có hệ thống trường trung học với nhiều trường tư xuất sắc thế nào và đã sản sinh cho thế giới một thế hệ "những người sao Hỏa", chúng ta sẽ thấy chúng ta cần một hệ thống tương tự, gồm nhiều trường trung học "chuyên" xuất sắc, được đầu tư tử tế, có được tự do về chương trình.
Ngân sách chúng ta hãy để cho đào tạo phổ cập, cần và quan trọng hơn. Có sản sinh ra 10 giải thưởng Nobel và Fields, với đám đông ngu muội cũng không ích lợi gì, ngoài những hoạt cảnh vừa khôi hài vừa tang thương.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
Tuan Le
ReplyDeleteE đồng ý với a.
Tuy nhiên riêng việc a nói về đào tạo elite là phải có điều kiện - đó là nằm trong môi trường chuẩn ( như ngành lý của a : STP 0oc & 1 bar) - nếu trong môi trường bất chuẩn như thực tế VN thì điều đó là bất khả. Tóm lại tập con buộc phải chịu luật điều khiển của tập mẹ. Ko có mơ tưởng khác.
Truyen Tran
ReplyDeleteEm nghĩ hiện tượng gà cùng một mẹ không phải là vấn đề của trường chuyên. Trường chuyên chỉ là nơi có tính cục bộ cao hơn mặt bằng chung. 90 triệu dân nhưng suy nghĩ gần một kiểu, là vấn đề văn hóa. Chúng ta không có 90 triệu cái đầu. Nếu đào tạo mà không biến đổi con người, thì trường chỉ có vai trò của cái phễu lọc để loại trừ những học sinh không "fit in" được.
Ngô Thư Hương
DeleteTruyen Tran vấn đề văn hóa VÀ thể chế chính trị ạ..
Aiviet Nguyen
DeleteNgô Thư Hương, Nếu nói đến chuyện này thì tê liệt suy nghĩ rồi.
Truyen Tran
DeleteAiviet Nguyen, Em nghĩ mãi, vì sao 90 triệu dân, bằng hoặc hơn số dân Hoa Hạ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, mà không có đến vài cái đầu xuất chúng có thể thay đổi tư tưởng, trong khi giờ có thể tiếp cận tri thức không giới hạn?
Bxchung Vuong
ReplyDeleteĐạo tạo elite? Ngày xưa Bác Bửu đem nhiều cơ hội cho các học sinh con nhà không ăn củ chuối đi học với hy vọng họ về làm bộ khung quản lý đất nước. Những người này không được học ở Nga, mà được bố chí chủ yếu ở Hung, Tiệp,... Kết quả một bài bảo tổng kết sau này có mỗi Anh Tên Quang về làm Phó chủ tịch HN, còn đâu đều không làm cho bộ máy công. Vụ trường chuyên em nghĩ nó không liên quan đến elites mà nó liên quan đến chiến lược đá gà của ta?
Do Mink
DeleteNói thế cũng ko đúng vì anh chỉ biết mỗi anh gì tên Quang. Lứa bác Bửu đưa đi hầu hết là làm cho bộ máy nhà nước, bộ, trường, viện nghiên cứu. Đến lứa đầu FPT cũng từ Bộ Khoa học Công nghệ đi ra và còn sinh hoạt đảng ở Bộ mãi chục năm nay mới dứt.
Còn sau khi đã được đào tạo để về làm bộ khung quản lý đất nước khi học từ 'Liên Xô cũ' Hung, Tiệp, Séc & Slovakia, Ba Lan .... thì giáo dục ta nói riêng và tổng thể như thế nào thì anh Việt đã 'chốt hạ' cả ở câu cuối status rồi. (Người làm việc học tập, giảng dạy, kinh doanh của cả Ta - Đông Âu - Tây Âu - Mỹ ... đủ cả mà hạ cây chốt là cấm có sai đâu.)
Tuấn Minh Phạm
ReplyDeleteEm follow các bài viết của anh nhưng chưa từng comment. Hôm nay em comment đồng tình quan điểm này của anh. Em cũng từ 1 trong các lò đào tạo chuyên ra. 🙂
Trần Khánh Trang
DeleteTuấn Minh Phạm, em lại ngược lại, thấy bài này bác ấy hơi cực đoan, phủ nhận sạch trơn nhiều giá trị mà giáo dục đào tạo tài năng mang lại.
Chuyện không có học sinh nào thành đạt không có nghĩa là xu thế đó sai; ít nhất nó mang tính thúc đẩy, cổ vũ cho ngay cả những học trò không có khả năng/điều kiện học chuyên như bác
Tuấn Minh Phạm
DeleteTrần Khánh Trang, Nội dung anh Aiviet Nguyen nói không có ý phủ nhận. Bạn đọc kỹ lại xem.
Tuan Le
DeleteTrần Khánh Trang, bạn đọc kỹ lại ý Bác Việt nhé
Tuấn Minh Phạm
DeleteTrần Khánh Trang Chưa rõ ý của bạn, mình bắt được 2 ý tâm đắc từ bài anh Việt thôi:
1. Anh Việt nói đến elite. Đào tạo elite rất ổn nếu làm được đúng nghĩa. Nhưng elite và chuyên ở VN ko là một. Trường chuyên VN nhiều năm rồi ko hề thay đổi. Nên 1 là chuyên cần biến mình thành elite. Còn không dẹp đi.
2. Bạn tạo ra 1 người được Fields hay Nobel nhưng 100tr người còn lại ngu dốt thì có lợi ích gì cho xã hội đâu? Câu này chuẩn mà.
Trần Khánh Trang
DeleteTuấn Minh Phạm : elite là đích anh Việt muốn; nhưng liệu đó có phải là mục đích của chương trình đào tạo học sinh giỏi ?
Đến thế nào là tinh hoa thì vẫn còn cãi nhau cơ mà ?
Tuấn Minh Phạm
DeleteTrần Khánh Trang, Anh Việt chỉ nói elite là 1 dạng đào tạo, có thể ở VN đang nhiều người nhầm lẫn. Mình thì tin nhiều nước đào tạo elite, nhưng VN còn khó lắm để làm. Chuyên là kiểu nửa vời.
Trần Khánh Trang
DeleteTuấn Minh Phạm : cái này giống bóng đá anh ạ. Cầu thủ xuất sắc nhất làng là người phải thi đấu thành công ở huyện, xuất sắc nhất quốc gia phải thi đấu nước ngoài, nhất châu lục phải là mấy anh Son Heung Minh dù chỉ đá ở Tottenham ...
Tinh hoa là phải tự thân vượt ra khỏi giới hạn không gian. Vì vậy, tinh hoa dân tộc phải được đào tạo và thử thách ở ngoài biên giới; còn Hà Nội chỉ có thế tạo được tinh hoa cho các xứ Thanh Nghệ hay Cam Lào thôi. Đòi hỏi hơn nữa thì quá tầm 🤗
Du Vu
DeleteTrần Khánh Trang quy nạp như thế này có vẻ không đúng. Giáo dục và tri thức là một quá trình. Một học sinh là elite-tuong-lai thì khi mới ra trường cũng chỉ là elite ranh con, chưa thể có đóng góp gì cho xã hội. Quá trình trở thành một elite thực sự cần nỗ lực tự giáo dục rất lớn. Vậy nên đào tạo elite nên được hiểu là tạo lập nền móng vững chắc cho quá trình tự giáo dục sau này.
Do Mink
ReplyDeleteNgoài ra hệ thống trường chuyên qua các thời kỳ còn sản sinh ra LỨA THÀY CÔ lươn lẹo, móc nối với sở bộ để làm ăn kinh tế ngành giáo dục ... Một thế hệ chân buộc lạt chân ko buộc lạt - vừa dạy trường chuyên vừa dạy trường tư, dân lập, lôm côm luộm thuộm như những tay buôn lậu chữ mà ko được đào tạo bài bản về 'kinh doanh & quản trị doanh nghiệp chữ'.
Phạm Thành Đạt
Deletegần đây mới có vụ này à. hồi mình các thày cô thuần khiết lắm. nên đừng thô lỗ đánh đồng nhiều thế hệ như vậy.
Nguyen Trieu Thien
DeletePhạm Thành Đạt, lứa gần đây chính là lứa học chuyên đời đầu chứ còn gì nữa bạn
Do Mink
DeletePhạm Thành Đạt, Tôi học chuyên ở thị xã những năm đầu 90' thì thày cô đều nghèo như gia đình công chức mình và chẳng học thêm nếm gì cả. Đến lúc về HN học chuyên giữa những năm 90' mà ko đi học thêm thì khốn khổ khốn nạn 😃 .
Các thày cô vừa dạy chuyên; vừa chạy xô dân lập; vừa nguýt các bạn ko đi học thêm; vừa luyện bài thi đánh đố mỗi lần chuyển hệ 😃. Giờ thì giáo dục là kinh doanh; cổ phần hóa các trường ra tiền để thu thuế như bao ngành khác ko có gì sai đâu.
Do Mink
DeletePhạm Thành Đạt, Bạn cứ lướt qua danh sách các thày cô đang làm trong ban lãnh đạo các trường dân lập/ quốc tế ảo & các thành viên hội đồng quản trị trường, sẽ nhận mặt ra bao nhiêu 'thày cô chuyên anh tài' đã từng dạy ở trường, làm ở sở, tại bộ qua các thời kỳ nhé. Khéo lại nhận ra thày cô mình 😃 mà gửi con cho tiện.
Phạm Thành Đạt
Deletesao tôi chả đi học thêm gì vẫn vui vẻ. toàn gọi cô bằng bác và cô gọi mình bằng con. còn chuyện gửi con cũng bt thôi mà. xã hội kim tiền, ngay cả những người đang ra rả phê bình trường chuyên, cũng chỉ là 1) nổi danh 2) ghen tức lâu mới dc phát tiết. sâu thẳm trong lòng vẫn cay cú bọn chuyên. ghét. hê hê.
Do Mink
DeletePhạm Thành Đạt, Tôi cũng ko đi học thêm 😃 nhưng cực ghét cách thày cô quan tâm các bạn ko học thêm như mình.
Phạm Thành Đạt
DeleteDo Mink, tôi chỉ muốn nói là các hiện tượng không phải là tất cả. và nên đi sâu phân tích bản chất chứ kg phải vẻ bề ngoài.
Lona Nguyen
DeletePhạm Thành Đạt : anh/bạn đừng nên vàng thau lẫn lộn thế. Đừng đem cái sai này (xã hội kim tiền) mà ngụy biện cho cái sai khác (gửi con cũng bình thường). Hầu như những người phản đối trường chuyên đều học chuyên ra cả, phải dũng cảm mới dám lên tiếng, chứ chả ghen tức gì ai.
Do Mink
DeletePhạm Thành Đạt, Bản chất thì giáo dục giờ là 'kinh doanh' rồi. Khi chuyên kiếm tiền được bằng điểm, bán chữ/sang là kiến thức & cơ hội học bổng tiền tỷ với giá ưu đãi thì đồng nghĩa với việc phải để trường chuyển sang dạng cổ phần kinh doanh chữ ... và nhường ngân sách về cho địa phương; tuyến dưới. Đồng thời giá trị hoạt động của trường cổ phần sẽ đóng thuế cho ngân sách tốt hơn là ngửa tay xin ngân sách trong khi thày cô vẫn tăng gia sản xuất tốt như chưa cổ phần.
Aiviet Nguyen
DeleteNói thế cũng không đúng. Đa số thầy cô vẫn tốt. Mưu sinh là quyền của mỗi người. Đó không phải lý do tư nhân hóa trường chuyên.
Aiviet Nguyen
DeleteLona Nguyen, Tôi không phản đối trường chuyên. Tôi cho rằng 1) Trường chuyên đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử 2) Trường chuyên với tư cách là trường công sẽ không đảm nhiệm được nhiệm vụ mới tốt đẹp và hiệu quả.
Hoàng Huy
ReplyDeleteđồng ý với thầy ở điểm: giáo dục chuyên hiện nay rất cần thay đổi,
Tuy nhiên em không đồng ý thầy cho rằng giáo dục chuyên đồng nghĩa với giảm sự đầu tư cho giáo dục mặt bằng nói chung.
Bên cạnh những trường chuyên được đầu tư cả trăm tỷ thì vẫn có những trường chỉ có cơ sở vật chất tương đương trường không chuyên (như chuyên khoa học tự nhiên em theo học)
Aiviet Nguyen
DeleteThế thì càng phải tư nhân hóa
Nguyen Cong Kha
DeleteAiviet Nguyen Rất tôn trọng anh từ trước đến nay.
Anh nói về elite nghe cũng hay nhưng elite thì họ sẽ không "tư nhân hoá trường chuyên", elite sẽ không tìm cách lập luận để tìm cách tư hữu hoá tài sản văn hoá của bao thế hệ thành tài sản riêng họ mà họ chỉ bỏ tài sản của họ vào tổ chức giáo dục, thành một trường của xã hội, non profit organization.
Những ai mà có tư tưởng dạng bán tài sản trường Ams cho tư nhân, tư nhân hoá trường Ams, cổ phần hoá trường Ams thì chưa thể tự nhận mình hoặc không đáng gọi là elite. (Mặc dù rất nhiều người trong số họ tự coi mình là elite thông thái hơn phần lớn người khác)
Nếu có thay đổi hình thức đầu tư và cơ chế hoạt động thì trường chuyên chỉ nên trở thành một tổ chức non-profit-organization, elite nào có tâm huyết thì đóng góp tài chính, công sức, vận động chính sách để nó trở thành một môi trường tự do học thuật chuyên nghiệp đẳng cấp thế giới, nuôi dưỡng và phát triển tài năng.. hơn là cố gắng đề xuất tư nhân hoá, cổ phần hoá nó.
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Cong Kha, Tóm lại "tôn trọng" là phần thưởng cho người khác theo ý kiến của mình ? Cảm ơn, tôi không cần cái tôn trọng đó. Chịu khó suy nghĩ về các ý kiến không giống cách mình nghĩ cái nhé. Tôi không nói mình là elite hay elite phải chủ trương cái gì trong việc này cả 🙂
Nguyen Cong Kha
DeleteAiviet Nguyen 1. Anh là một elite, một tấm gương về tài năng và công việc khiến em khâm phục và học hỏi (respected person).
2. Toàn bộ bài viết, comment của anh, em có đồng tình về quan điểm "Trường chuyên với tư cách là trường công sẽ không đảm nhiệm được nhiệm vụ mới tốt đẹp và hiệu quả". Có thêm một chút khác biệt là không phải nó hoàn toàn không hiệu quả hay nó tạo ra tiêu cực với xã hội mà chỉ ở góc nhìn là có mô hình tốt hơn cho trường chuyên hơn là mô hình trường công hiện nay.
3. Trường tư như những ví dụ anh nói ở Hungary tạo ra những sản phẩm tốt. Em cũng đồng tình và em tin rằng những trường tư hiện nay và sắp tới ở Việt Nam sẽ tạo ra những sản phẩm tốt và rất tốt.
4. Em không đồng tình về quan điểm cốt lõi của anh về cách giải quyết là "tư nhân hoá", bán trường chuyên hiện nay cho tư nhân. Em không ám chỉ ai đó ủng hộ quan điểm "tư nhân hoá, cổ phần hoá" trường chuyên dưới góc độ nghiên cứu khoa học là không tốt. Nhưng em cảm thấy những ai muốn mua lại trường chuyên với truyền thống lâu đời thành tài sản cá nhân dưới mục tiêu cao cả là làm giáo dục tốt hơn là những kẻ cơ hội và không đáng tôn trọng. Nếu muốn, họ hãy đầu tư xây dựng trường tư mới như các trường tư đã đang làm hiện nay. Em tôn trọng những nhà đầu tư trường tư từ đầu như thế.
5. Quan điểm của em là trường chuyên hiện nay nếu thay đổi mô hình thì chỉ có thể là mô hình independent non-profit school.
6. Bất kỳ ai có ý định mua lại trường chuyên hiện nay để tư nhân hoá nó đều là người không cùng chiến tuyến và không đáng tôn trọng.
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Cong Kha, Non-profit và tư nhân hóa có mâu thuẫn gì đâu.
Nguyen Cong Kha
DeleteAiviet Nguyen, Private non-profit school thì em ủng hộ anh ạ. Nhưng private for-profit thì em không ủng hộ và hai cái này nó mâu thuẫn nhau.
Phan Hoang
ReplyDeleteAiviet Nguyen, bạn già đang nhầm về gd chuyên PT : Âu Mỹ đều là trường công
Aiviet Nguyen
DeleteĐể hôm nào rảnh viết về chuyên của Mỹ và Hungary. Tôi chưa biết Đức của bạn.
Phạm Thành Đạt
ReplyDeletegiá trị nhân văn thay đổi khi xã hội phát triển nhỉ. các trường chuyên một thời được tôn trọng giờ lại bị đem ra moi móc nhiều quá. buồn nhỉ.
Tuấn Minh Phạm
DeletePhạm Thành Đạt, Vì anh luôn ở top lớp chuyên nên anh luôn được đối xử công bằng. :))
Phạm Thành Đạt
DeleteTuấn Minh Phạm, anh học dốt nhất lớp anh nhưng chỉ riêng lớp anh đã có khá nhiều người đáng dc trân trọng trong các lĩnh vực cntt, y tế, toán học. xếp em cũng trong đó mà hehe.
Tuấn Minh Phạm
DeleteThì anh tiếc cái của quá khứ. Em ko phủ nhận nó ngày xưa rất đẹp. Giờ xấu xí rồi, lại thêm bảo thủ thì nên dẹp. TS Thành nói “bán” thực ra rất nặng tình đó anh.
Phạm Thành Đạt
Deleteanh nhớ lớp anh hồi đó có 4 thủ khoa thi đại học. hâm mộ các bạn quá 🙂
Phạm Thành Đạt
Deletetrong đó có đhbk
Phạm Thành Đạt
DeleteTuấn Minh Phạm, anh kg rõ lắm. nhưng anh kg thích dùng các từ hào nhoáng, nổi bật kêu quá. làm mình có cảm giác tác giả có ý tô vẽ bản thân, thể hiện cái tôi nhiều hơn sự tâm huyết.
Tuấn Minh Phạm
DeletePhạm Thành Đạt, Nếu là em thì thay từ “bán” bằng từ “dẹp”. Mà khó có từ nào ko kêu trong tình huống này lắm anh. Ams cơ mà.
Phạm Thành Đạt
Deletephương án tệ nhất là bán và dẹp. nhưng tiếc tác giả chỉ có mỗi pa đó.
Tuấn Minh Phạm
DeleteVậy làm gì giờ anh?
Phạm Thành Đạt
Delete🙂. anh kg rõ. ams không chỉ là trường, mà còn là tinh thần. one amser, forever amser. em không sống trong nó nên không hiểu, kg quan tâm cũng là bình thường. khi đứng trong nó, ta sẽ tìm ra các giải pháp khác, mà khi đứng ngoài, ta chỉ có so sánh, dẹp và bán. giải pháp đó: giá trị cốt lõi của ams là gì, tìm nó và đưa nó về giá trị đó.
Tuấn Minh Phạm
DeletePhạm Thành Đạt, One Amser hay Forever Amser em nghĩ ko ảnh hưởng lắm. Đơn giản giờ nó ko còn phù hợp thì thôi. Cái anh tiếc vẫn là quá khứ của nó, ko phải cái hiện tại.
Phạm Thành Đạt
DeleteTuấn Minh Phạm : hãy để những người đủ tầm và tâm đánh giá nó còn phù hợp hay không. 🙂.
Tuấn Minh Phạm
DeletePhạm Thành Đạt, Amser có 1 tinh thần là tự do. Anh Thành đúng dân Amser thôi.
Phạm Thành Đạt
DeleteTuấn Minh Phạm, chưa gặp dc này nên kg biết. quan điểm và cách nói anh chưa đồng ý. hihi
Ca Vu Thanh
ReplyDeleteTôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bác
Lam Dang Dinh
ReplyDeleteBài viết chuẩn, đúng hiện trạng xh và suy nghĩ của tôi. Ae nên tham khảo .
Nguyen Chuong
ReplyDeleteElite là phải tự tìm điều kiện để trưởng thành phải tầm sư học đạo. Để xã hội có được tầng lớp elite thì phải có tự do gió dục và học thuật, còn nền giáo dục bắt buộc theo một chương trình được duyệt thì chỉ ra sản phẩm là robots người và hệ thông chuyên bản chất là showroom của hệ thống. Cổ phần hoá các trường chuyên trong điều kiện VN cũng không giải quyết được vấn đề tạo môi trường hình thành elite mà chỉ để ngân sách khỏi phải chi thêm cho việc show sản phẩm giáo dục thôi (tuy về nguyên tắc thì trong nền kinh tế thị trường nên giáo dục cũng cần show sản phẩm)
Aiviet Nguyen
DeleteTrường chuyên công đang đóng vai trò độc quyền về chuyên, cản trở đào tạo chuyên tại các trường khác, nhất là trường tư nên không có vai trò như showroom.
Aiviet Nguyen
DeleteElite với định nghĩa là "tầng lớp tỉnh thức và khai phóng" nhất xã hội, bao giờ cũng có. Chính trường chuyên chặn bước hình thành tầng lớp này.
Tuan Le
DeleteKo thấy ai nêu thực tế hiện nay trong số các hs trường chuyên trên toàn quốc, ko riêng gì Ams, ngoài nhóm hs thực học- thực thi, có 1 "số ko nhỏ" con Quan chức vào bằng thế lực và Gd giầu có vào bằng Tiền
Lẽ ra ko nên/ko được có ngoại lệ này !
DeleteNguyen Chuong
DeleteAiviet Nguyen, thực ra cũng chả có cấm ra các trường tư chuyên kiểu VN nhưng mô hình quản lý giáo dục hiện nay không cho phép các trường được tự chủ về chương trình học nên không thể có giáo dục khai phóng để có tầng lớp elite dù có thể có một số ít có năng lực tự học để không phụ thuộc vào nền giáo dục
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Chuong, Cấm thì không, nhưng phải đầu tư để thay đổi thói quen tâm lý là độc quyền tự nhiên của Ams. Bây giờ một trường như Đào Duy Từ muốn thuyết phục phụ huynh học lớp chuyên của Đào Duy Từ phải mất hàng chục năm. Ai đầu tư nổi. May ra phải đợi Vin, chứ FPT cũng không làm được, đưa ra khái niệm chuyên về thế dục chỉ là đối phó ngụy biện thôi.
Nguyen Chuong
DeleteAiviet Nguyen, vẫn còn chuyên A0, Sư phạm, CVA, Nguyễn Huệ chứ Ams có độc quyền đâu anh. Ams biến từ trường chuyên thành lò chuẩn bị cho du học chứ không còn là chuyên như các trường kia và đây là ưu thế mà Ams có thể bán được giá nếu ông Nhà nước thực sự muốn bán để thu lợi ích tốt nhất như một nhà đầu tư vì đằng nào cũng chả ảnh hưởng gì đến triết lý giáo dục định hướng XHCN cả
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Chuong, Mấy trường đó có cạnh tranh đâu. Có gì khác biệt mà cạnh tranh. Độc quyền nhóm thôi. Trượt Ams thì vào A0, chuyên SP. Còn Nguyễn Huệ thì giống như CVA rồi. Không tin thì Chương mở trường chuyên đi xem cạnh tranh thế nào. Trong khi vào Ams phải "chạy".
Nguyen Chuong
DeleteAiviet Nguyen, các trường tư luôn ở thế bất bình đẳng với trường công. Kể cả trường công cỡ Kim Liên Việt Đức.. thì cũng đều phải chạy mới vào được vì học phí thấp. Đào Duy Từ hay Nguyễn Siêu ... thì phải bỏ tiền đi tuyển sinh khắp nơi cho có đủ học sinh. Bản chất cạnh tranh công tư là không công bằng rồi. Nếu Ams chuyển thành trường tư không được bao cấp học phí sẽ lên 10M / tháng và sẽ nhanh chóng không còn chuyện chạy vào Ams nữa
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Chuong, Thế thì tốt chứ
Nguyen Chuong
DeleteAiviet Nguyen, vâng. Nếu bán Ams cho tư nhân thì em tin đa số các giáo viên sẽ không ở lại vì họ vẫn quý biên chế nhà nước hơn. Khi đó Ams cũng sẽ mất các học sinh đang có. và cũng sẽ vất vả chiêu sinh. Đó là lý do mà bán Ams sẽ không thu được phần giá trị vô hình như nhiều người lầm trước gr. Tóm lại chỉ ba s được phần đất và cơ sở vật chất mà thôi. Các trường tư hiện chỉ trông chờ vào đội ngũ giáo viên về hưu và tuyển mới.
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Chuong, Cũng là dịp thay máu Anh thấy thầy cô trường Ams cũnh chẳng có gi đặc biệt
Nguyen Chuong
DeleteAiviet Nguyen, em ủng hộ bỏ cơ chế riêng cho Ams CVA và Nguyễn Huệ coi như trường công bình thường hơn là bán nó đi. Các trường tư cứ tự đầu tư làm chuyên theo ý của họ và thị trường sẽ chọn.lựa cái mô hình nào đúng. Vì em thấy rõ bán Ams chỉ.là bán đất và csvc ở trên mà bán xong tiền vào sẽ lại mất hút ngay chứ cũng chả để xây thêm trường công cho dân đâu. Tóm gọn lại em ủng hộ việc hệ thống công lập cần được đầu tư đồng đều cùng một tiêu chuẩn phục vun giáo dục phổ cập cơ bản cho mọi người dân . Các hệ thống chuyên chọn năng khiếu để xã hội lo nhưng phải cho quyền tự chủ về chương trình nội dung và phương pháp.
Còn quản lý như hiện nay thì kể cả bên ngoài các trung tâm muốn dạy gì đều phải xin phép nộp giáo án và người dạy phải có chứng chỉ tương ứng
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Chuong, Tư nhân hóa trường Ams có nhiều ý nghĩa hơn việc thêm bớt một số trường công.
Nguyen Chuong
DeleteAiviet Nguyen, chỉ việc bỏ hệ thống chuyên chọn ở các trường công thì các trường tư tự mà phát triển các hệ chuyên phục vụ thị trường theo khả năng của mình là được. Còn tư nhân hoá Ams thì phải đấu giá công khai minh bạch nhưng như em đã phân tích thì cũng không bán được giá phần tài sản vô hình nên cũng chả mang lại lợi ích gì hơn
Aiviet Nguyen
DeleteNguyen Chuong, Mục đích chính của đề xuất không phải là bán lấy tiền. Câu chuyện ở đây khác.
Nguyen Chuong
DeleteAiviet Nguyen, câu chuyện là xã hội hóa trường chuyên và việc này giống như việc bán Mobifone thôi sẽ phục vụ các nhóm lợi ích phi giáo dục là chính
Nguyen Chuong
ReplyDeleteĐể có được trương đào tạo elite thì phải thay đổi triết lý giáo dục dựa trên độc quyền tư tưởng và ý thức hệ. Vậy nên sẽ chưa biết bao giờ VN sẽ có. Chỉ có thể tự giáo dục mà thôi
Nguyen Chuong
ReplyDeleteKhông thấy có giáo viên và học sinh đang học Ams cho ý kiến là nếu đổi chủ họ còn ở lại Ams không chưa kể TP Ams có đồng ý cho giữ tên không nữa. Các yếu tố này là rất quan trọng với bên mua
Aiviet Nguyen
DeleteChẳng quan trọng. Đó là việc của ông mua và ông bán. Nếu người mua biết cách sẽ giữ được thày cần giữ, thay máu phần lớn, đưa vào phương pháp và triết lý mới. Học trò đang học sẽ tiếp tục học. Học trò khóa sau sẽ được tuyển với triết lý mới.
Nguyen Chuong
DeleteAiviet Nguyen, vậy chỉ đơn giản là mua bán cái xác trường mà thôi và khi đổi chủ sẽ chả liên quan gì đến cái Ams cũ được mỗi chuyện nhà nước bớt khoản chi bao cấp. Chắc chắn khi bán khả năng những học sinh giỏi nhất sẽ xin chuyển về A0 Sư phạm CVA và Nguyễn Huệ
Mai Tuc
ReplyDeleteNên Thầy ạ! Đã lâu lắm rồi nó đã nảy sinh rất nhiều điều từ tuyển sinh, cách dạy, mục đích dạy đã sai hết rồi. Tổn thất rất nhiều tài năng khoa học của đất nước.