Thursday, June 4, 2020

Điện than và than

Nguyễn Quang Quý: Than Việt Nam sản xuất là than loại tốt, bán sạch cho tq giá thấp
Than Việt Nam xài là tq ép mua, loại than xấu, gây ô nhiễm và ung thư, và nhà máy là công nghệ lạc hậu của tq
Nhiều nhà máy điện than là nhà máy cũ của tq
Và chính sách mua than và nhà máy than điện chỉ là chính trị và tiền
-----------

Nhiệt Điện Than – nỗi lo cho tương lai

Không biết có ai đã xem bài viết tựa đề “Nhiệt điện than Việt Nam và sự giám sát của quốc tế” được đăng trên tờ báo “Người Đô Thị” ngày 2 tháng 6 chưa? Nếu ai tinh ý thì sẽ thấy một nỗi lo rất lớn trong đó, nỗi lo ấy nếu không có định hướng giải quyết sớm một cách triệt để thì sẽ khiến người Việt gánh chịu những hậu quả khôn lường trong tương lai không xa… đó là Nhiệt Điện Than!
Mình khuyên các bạn nên đọc kỹ bài báo này và nếu các bạn có khả năng Tiếng Anh thì có thể đọc bài báo cáo nguyên gốc của nhóm Liên minh Luật Môi trường Toàn cầu (Environmental Law Alliance Worldwide - ELAW) (mình có để các đường link bên dưới phần tài liệu tham khảo).
Có 6 điểm chính trong báo cáo này cảnh báo các điểm “nguy hại” của nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 2 là:
👉Không kiểm tra các lựa chọn thay thế để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi tới môi trường từ nhà máy nhiệt điện được đề xuất (Failed to examine alternatives that prevent or minimize adverse environmental impacts of the proposed thermal power plant)
👉Sử dụng lựa chọn sai về mô hình phân tán chất ô nhiễm không khí làm cho dự đoán về tác động chất lượng không khí là vô nghĩa (Used the wrong choice of an air pollutant dispersion model that renders meaningless predictions of air quality impacts)
👉Áp dụng các tiêu chuẩn khí thải thấp hơn cho dự án này so với các tiêu chuẩn được sử dụng trên quốc tế (Applied weaker emission standards for the project than those used internationally)
👉Cho phép tiếp tục xử lý tro ướt, điều này trái với hướng dẫn của quốc tế (Allowed continued wet handling of ash contrary to international guidelines)
👉Cho phép xả nước thải nhiệt vượt quá các hướng dẫn quốc tế (Allowed discharge of thermal effluent in excess of international guidelines)
👉Sai lầm trong việc loại bỏ đáng kể các tác động có thể có đối với các loài sinh vật biển (Erroneously dismissed potentially significant impacts to marine species)
Lo sợ cho việc xây dựng nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 2 sẽ không những thúc đẩy biến đổi khí hậu, mà còn tạo ra ô nhiễm môi trường và hệ quả là các các mối nguy hiểm cho sức khỏe người dân trong vùng. Các tổ chức phi chính phủ môi trường của Nhật Bản đã đệ đơn kiến nghị lên các khu vực công và tư nhân Nhật Bản về việc hủy bỏ dự án sản xuất điện đốt than Vũng Áng 2 tại Việt Nam. Bản kiến nghị được ký bởi 127 tổ chức từ hơn 40 quốc gia và khu vực. (các bạn xem thêm chi tiết ở các đường link phía dưới).
Nhà máy điện than giải phóng các chất gây ô nhiễm không khí, có thể kể ra như sulfur dioxide, oxit nitơ và bụi mịn PM2.5, được cho là nguyên nhân gây nhiều bệnh cho con người, từ các bệnh liên quan đến đường hô hấp, bệnh tim, bệnh da, sức khỏe sinh sản (thai nhi) và đến cả ung thư. Vừa mới đây một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy việc chuyển đổi từ nhiệt điện than sang sử dụng khí đốt tự nhiên đã giúp cứu được hơn 26 ngàn mạng người trong thời gian từ năm 2005 đến 2016! Và còn rất nhiều nghiên cứu khoa học khác nữa trong thời gian qua ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy tác động độc hại của nhà máy nhiệt điện than... Do vậy, xu hướng hiện nay của các nước trên thế giới là giảm thiểu các nhà máy điện than, đóng cửa, chuyển đổi và tìm các nguồn năng lượng thay thế khác sạch hơn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng khí đốt tự nhiên, v.v…
Một câu hỏi khác nảy ra trong đầu (mình chắc là các bạn cũng thế) sau khi đọc báo cáo trên là "vậy thì những nhà máy nhiệt điện than khác ở Việt Nam đang được đầu tư bởi những đối tác khác thì sao nhỉ?" có được quan tâm để làm các khảo sát đánh giá tỉ mỉ như nhà máy điện than Vũng Áng 2 được Nhật tài trợ chính không? 
Mới đây thôi chúng ta đã thấy phản ứng của “họ” như thế nào khi một cây Phượng bật gốc! Mình chắc là nhân dân Việt Nam cũng mong có một phản ứng như vậy đối với vấn đề "sống còn" này đối với định hướng Nhiệt Điện Than cho nước nhà.

Một số bài viết liên quan trước đó:
Ngày 28 tháng 12 năm 2019 (KHI CÁI ÁC Ở TRÊN CAO!)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3120584124622604
Ngày 25 tháng 12 năm 2019 (SỰ TRÙNG HỢP ĐÁNG SỢ) 
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3115765891771094  
TS. Nguyễn Hồng Vũ,
Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Tài liệu tham khảo:
https://nguoidothi.net.vn/nhiet-dien-than-viet-nam-va-su-giam-sat-cua-quoc-te-23715.html (Nhiệt điện than Việt Nam và sự giám sát của quốc tế)
https://elaw.org/VN_VungAngII_2018EIAReview (Evaluation of the 2018 Environmental Impact Assessment (EIA) Report For the Vung Ang II Thermal Power Plant Project)
https://foeasiapacific.org/2020/05/28/japan-must-not-support-vung-ang-2-coal-power-plant-in-vietnam/ (Japan must not support Vung Ang 2 Coal Power Plant in Vietnam)
https://www.straitstimes.com/asia/east-asia/japan-public-financier-to-stop-approving-loans-for-coal-projects (Japan public financier to stop approving loans for coal projects)
https://www.marketforces.org.au/research/vietnam/vung-ang-2/ (Companies should not financially support a coal power plant on a site that is already known to have polluted air and water, will cause further impacts to livelihoods of local communities and carries stranded asset risk.)
https://www.theguardian.com/environment/2020/jan/06/coal-power-pollution-gas-saved-lives-study
Burney, J.A. The downstream air pollution impacts of the transition from coal to natural gas in the United States. Nat Sustain 3, 152–160 (2020). https://doi.org/10.1038/s41893-019-0453-5

#drvunguyen #điệnthan #môitrường #ônhiễm

No comments:

Post a Comment