Thursday, June 4, 2020

Ấn Độ: Từ hôm qua đến ngày mai (8)

HẠT MƯA MANG LẠI SỰ SỐNG
Các bạn trở lại phần trước ở đây

Anees Jung*

Hàng năm, Ấn Độ chờ mong mưa như đứa bé mong chờ sữa mẹ. Nhưng ko như đứa bé lớn lên có thể cai sữa, hơn một nửa nước Ấn Độ tiếp tục phụ thuộc vào mưa để tồn tại. Mùa mưa đến chậm thì đất và người héo hắt.

Ở làng mẹ tôi, để cầu cho mùa mưa mau đến, dân làng quẩy 1 cái sọt lớn đi hát rao trên khắp các con đường mòn lấm bụi. Một con ếch bò to tướng được đặt ngồi trên 1 đống lá xoan. Tiếng rao "Hassana Hossana Uyalo!" vang lên trong ko khí nóng bỏng im phăng phắc. Trẻ con từ trong các túp lều cháy nắng chạy ra nhỏ 1 vài giọt nước quý báu lên con ếch. Và thế là đến tối, mây kéo đến, sấm nổi lên và trời bắt đầu mưa.

Những phong tục như kể ở trên nằm trong di sản được truyền lại cho mọi đứa trẻ ở Ấn Độ. Nhưng ngày nay hình như ko còn những chuyện màu nhiệm nữa. Năm ngoái, tôi gặp ở bang Rajasthan 1 đứa trẻ lên 6 chưa hề biết thế nào là mưa. Người mẹ mới 30 tuổi đã trông như 1 bà lão, kiệt sức vì hàng ngày phải đi xa 5 km kiếm nước ăn. Giếng nước nhà chị ko còn lấy 1 giọt như tất cả mọi giếng khác trong vùng. Mùa mưa đã ko chịu lai vãng đến Rajathan từ nhiều năm nay. Cỏ héo đen đi, mọi thứ mùa màng mất sạch. Dân làng phải chặt cây ổi khô để lấy cái đun. Ngay cả ở tp Ajmer, 4 ngày mới có nước 1 lần mà cũng chỉ có trong vài giờ. Hồ Anasager trông như 1 lòng chảo cát nóng giẫy. Ko thấy bóng người thợ giặt nào ven hồ. Tiếng đập vải mất hẳn. Bên rìa tp, trong những trại cứu trợ có mấy con gia súc gầy trơ xương, cặp mắt lờ đờ. Những con gia súc có giá nhất được chủ bôi bột kum-kum lên mình, thứ bọt đỏ mang lại phúc lành rồi bỏ mặc chúng đi lang thang. Ko còn gì cho chúng ăn nữa.

"Chúng tôi muốn có cái ăn chứ ko cần tiền", đó là lời những phụ nữ được tuyển vào làm cho các chương trình chống hạn. Hạn hán đã phá hủy mùa màng, thúc đẩy lạm phát và làm cho giá cả tăng vọt trên khắp mảnh đất như bị nung nướng này.

Là giống chim tiêu biểu cho Ấn Độ, con công thường được thể hiện cùng với thần Krishna. Khi thấy công nhảy múa, người nông dân biết là mùa mưa đã tới gần

Ở tp Madras, người ta đánh lộn, giành nhau chỗ trong những dãy hàng dài trước các vòi nước công cộng. Những bầy voi rời bỏ các cánh rừng khô như rang ở bang Tamil Nadu sang vùng Karnataka bên cạnh. Dưới ánh nắng như thiêu như đốt, nông dân khấn trời, các nhà tu hành đọc kinh mantra và các nhà khoa học thắc mắc ko hiểu cớ sao những chấn động bằng âm thanh của họ lại ko khuấy động nổi khí quyển, làm các đám mây tụ nước và đổ mưa. Các nhà khí tượng dõi mắt quan sát bầu trời và vẽ ra những bản đồ rắc rối. Những quyết định quan trọng về kinh tế, sự nghiệp của các chính trị gia và cả sự tồn tại của 1 đất nước bao la cũng đều phụ thuộc vào tính khí thất thường của mùa mưa.

Ở Ấn Độ, gió mùa (monsoon) ko chỉ có nghĩa là mưa, nó cũng ko phải là bão tố hoặc 1 trận cuồng phong. Mà nó lá 1 mùa với tên gọi bắt nguồn ở từ mausem trong tiếng Arập. Ko phải căn cứ vào mưa rơi để xác định mùa mưa mà căn cứ vào những đợt gió mùa mỗi năm đổi hướng 2 lần. Có gió mùa Hè và gió mùa Đông. Nhưng chỉ những đợt gió mùa Hè thổi dồn mây từ hướng Tây-Nam đến là gây ra 1 mausem, 1 mùa mưa.
 Trước khi có mưa là những đợt gió loo khô nóng, là những ngày nóng bức và nắng chói chang. Khi thấy chim cucu châu Phi sặc sỡ bay trở về và có tiếng công gáy chói tai là người ta biết mùa mưa sắp đến.

Người dân nông thôn có cách dự đoán mùa mưa riêng của họ. Mưa được đón chào như 1 ngày hội lớn. Người lớn chạy ra giữa trời dầm mưa ko khác gì trẻ con. Như lời nhà thơ Kalidasa nổi tiếng ở thế kỷ 15, những dải mây cuồn cuộn trôi như 1 đàn voi động dục, khổng lồ và chứa đầy nước. Chúng kéo đến như các ông vua thân chinh ngự giá giữa tiếng ầm ầm của những đoàn quân tiến bước, lấy những ánh chớp làm cờ xí và tiếng sấm rền làm tiếng trống trận. Đó là 1 biến cố lớn đối với người nông dân cũng như với các thi sĩ, ca sĩ. Những đám mây đen tràn lên mặt vải của các họa sĩ. Còn đối với nhà thơ, những lọn tóc đen của người yêu được ví với những dải mây trong mùa mưa. Ngay ở thế kỷ thứ 6, nhà thơ Subandhu trong tác phẩm Vasavadatta đã chào đón mùa mưa như sau:

"Mùa mưa đã đến. Sông ngòi đầy ắp nước. Công nhảy múa lúc chiếu tà. Mưa dập bụi xuống như nhà tu khổ hạnh dập sóng dục trong lòng mình. Chim chataka hót líu lo. Ánh chớp lấp lánh như 1 con thuyền tình gắn đầy châu báu trên mặt hồ hoan lạc của bầu trời, như vòng hoa quàng trên cổng vào thiên đường, như chiếc thắt lưng lộng lẫy của 1 bậc thiên sắc, như hàng vết móng tay của tình yêu để lại trên cơ thể của mây trong buổi chia ly... mưa giống như người chơi cờ còn những con ếch vàng xanh là những quân cờ nhảy nhót trên các ô ruộng ngập nước. Những hạt mưa đá lấp lánh như những viên ngọc trai trong chuỗi hạt đeo cổ của những con chim trời."

Mùa mưa đã đến/Monsoon Season

Trong cuốn Baramasa, 1 cuốn lịch sử về tình yêu trong đó những tình cảm của con người được diễn đạt đồng đều với các mùa, các nhà thơ miền Bắc Ấn Độ đã viết một số bài thơ hay nhất nói đến mùa mưa. Trong tất cả các ngôn ngữ ở Ấn Độ có ko biết bao nhiêu tục ngữ nói đến tầm quan trọng của mùa mưa. Nhà thông thái Gagh, nhà thơ kiêm nhà chiêm tinh Bà-la-môn, tác giả của nhiều tục ngữ, đã nói như sau: "Khi nước trong bình ko còn mát nữa, khi chim sẻ sà xuống vầy trong lớp bụi và đàn kiến di chuyển trứng của chúng đến nơi an toàn thì ta có thể chắc chắn là sắp mưa như thác". Các câu tục ngữ của ông ngày nay vẫn còn được truyền miệng giữa những người nông dân trong vành đai nói tiếng Hindi ở các bang Uttar Pradesh và Haryana. "Đói kém chẳng qua chỉ là thời kỳ hụt mất mùa mưa" là 1 câu tục ngữ ám ảnh tâm trí mọi người Ấn Độ. Đối với người dân Ấn Độ, mùa mưa là 1 hiện tượng ko sao lường được. Nó có thể bỏ sót 1 vùng, làm ngập nước 1 vùng khác, lướt nhẹ qua 1 vùng khác nữa. Nói như 1 câu tục ngữ cổ: nó có thể rơi xuống sừng bên này của con trâu mà ko rơi xuống sừng bên kia. Nó có thể ban phúc lành cho 1 mảnh đất song cũng có thể từ chối và tàn phá. Mỗi mùa mưa lại có 1 diện mạo khác.

Đường phố Mumbai, tp lớn nhất Ấn Độ, bị ngập do mưa lớn. Trên lý thuyết, mùa mưa tới tp này vào ngày 10 tháng 6 hàng năm. Mưa đến muộn hơn ngày đó thường là 1 tin được đăng trên trang nhất của các tờ báo
(còn nữa)
Các bạn xem tiếp ở đây

*: Anees Jung, nhà văn & nhà báo, từng làm chủ bút tạp chí Ấn Độ Youth Times và viết bài cho nhiều tờ báo khác trong nước và nước ngoài. Cuốn sách của bà nhan đề Unveiling India - A woman's Journey (Ấn Độ gỡ bỏ khăn choàng mặt hay hành trình của một phụ nữ) đã được xuất bản vào năm 1987. Bà tiếp tục phụ trách 1 chuyên mục trên tờ The Times of India và đag chuẩn bị ra 1 cuốn sách về phụ nữ Hồi giáo tại Ấn Độ.

1 comment:

  1. VN đang héo hắt dần vì phải đối diện với tình trạng biến đổi khí hậu và sự khan hiếm nước do những con đập ngăn nước của TQ.
    Nếu chính phủ VN từ lâu đã yếu kém trong việc thực hiện các biện pháp cấp bách để đối phó và khắc phục các diễn biến xấu ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người, nay vẫn ko thể làm gì hơn thì sớm muộn thảm họa cũng sẽ đến trong tương lai ko xa...

    ReplyDelete