Wednesday, May 27, 2020

Ấn Độ: Từ hôm qua đến ngày mai (7)

MỘT CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC MỚI

Anil Bordia*
Các bạn trở lại phần trước ở đây

Ngay sau ngày độc lập năm 1947, Ấn Độ đã dành ưu tiên cao nhất cho giáo dục. Hiến pháp mới quy định: Nhà nước phải thực hiện giáo dục tiểu học bắt buộc và miễn phí , và trao cho chính phủ liên bang trách nhiệm quản lý đến chất lượng giảng dạy ở cấp đại học và giáo dục kỹ thuật. Sau đó, 1 điều khoản bổ sung trong hiến pháp còn nói rõ thêm quyền hạn của chính quyền từng khu vực trong lĩnh vực giáo dục. Ấn Độ là nước có nền kinh tế kế hoạch hóa và những nét lớn của chương trình phát triển giáo dục được ghi trong mỗi kế hoạch 5 năm.

Từ sau ngày độc lập đến nay, giáo dục đã có 1 bước phát triển vượt bậc: số trường tiểu học đã tăng gấp 3 lần và tỷ lệ học sinh đến trường đã từ 30% tăng lên 82%. Số trẻ em gái theo học tại các trường tiểu học cũng tăng mạnh: từ 17,7% trong năm học 1950-1951 lên 64,6% trong năm học 1986-1987.

Những tiến bộ đạt được ở cấp trung học còn rõ rệt hơn nữa, số giáo viên đã tăng từ 750.000 người lên 3,7 triệu. Ở cấp ĐH và trung học chuyên nghiệp, số trường và số học sinh tăng gấp 8 lần, còn trong giáo dục kỹ thuật tăng gấp 10 lần.

Năm 1964, chính phủ Ấn Độ thành lập 1 UB tư vấn về các phương hướng lớn, các nguyên tắc chỉ đạo và các chính sách phát triển nền giáo dục quốc gia. Bốn năm sau, 1 chính sách giáo dục xây dựng trên những khuyến nghị của UB này đã đề ra yêu cầu cải cách chế độ giáo dục nhằm làm cho giáo dục gắn bó chặt chẽ hơn nữa với đời sống hàng ngày của dân chúng, tiếp tục và tăng cường mở rộng các cơ hội được học tập của người dân và nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp, đồng thời chú trọng phát triển khoa học và kỹ thuật, chăm lo đến các giá trị đạo đức của cá nhân và xh.

Anil Bordia (Ảnh: Celebrity Born) 

Sự thay đổi nổi bật nhất sau khi Chính sách giáo dục năm 1968 được phê chuẩn là thiết lập được 1 cơ cấu giáo dục chung gồm 10 năm cuối bậc trung học rồi lên cao nữa là 3 năm ĐH được cấp bằng tốt nghiệp.

Năm 1975, Chính phủ TW lại xem xét tình hình giáo dục và quyết định là cần tiến hành thêm những cải cách mới. Chính sách giáo dục quốc gia mới đã được thảo luận rộng rãi trong các giới sv, giảng viên và các tầng lớp dân chúng trước khi được 2 Viện trong Nghị viện thông qua hồi tháng 2-1986. Mấy tháng sau, 1 Chương trình hành động chi tiết được hoàn thành nhằm bảo đảm việc thực hiện ko chậm trễ chính sách này.

Những cải cách trên đây nhằm đem lại cho nền giáo dục quốc gia những phương tiện hành động kiên quyết để thực hiện giáo dục tiểu học phổ cập và đẩy mạnh việc xóa bỏ nạn mù chữ ở người lớn, qua đó góp phần giảm bớt những sự bất bình đẳng. Hệ thống giáo dục này được xây dựng trên 1 Chương trình giảng dạy gồm có 1 phần cốt lõi chung cho cả nước kết hợp với 1 số yếu tố riêng cho mỗi vùng. Phần cốt lõi chung bao gồm tất cả các môn học và đáp ứng 1 số điều quan tâm là: gìn giữ di sản vh của Ấn Độ, đề cao các giá trị của dân chủ (bình đẳng giữa mọi công dân, bình đẳng giữa nam và nữ, thế tục hóa), bảo vệ môi trường, hạn chế sinh đẻ và thái độ khoa học.

Những trường thí điểm gọi là Navodaya Vidyalaya, nhận những trẻ em đặc biệt có năng khiếu bất kể thuộc đẳng cấp xh và sở hữu gia sản ntn, cho các em đó được hưởng 1 nền giáo dục chất lượng cao nhằm phát huy các năng lực trí tuệ cũng như ý thức bình đẳng và công bằng xh của các em. Chính sách giáo dục năm 1986 cũng nhấn mạnh đến yêu cầu nâng mức đầu tư cho giáo dục từ khoảng 4% thu nhập quốc dân năm 1986 lên 6% vào năm 1990 rồi lên cao hơn nữa.

Ít lâu sau ngày nhậm chức vào năm 1984, Thủ tướng Rajiv Gandhi đã quyết định phát động 1 chiến dịch xóa nạn mù chữ trong toàn quốc nhằm làm cho 80 triệu người Ấn Độ mù chữ từ 15 đến 35 tuổi trở thàng người biết chữ 1 cách hữu ích, cụ thể là dạy cho họ biết đọc và biết đếm, làm cho người nghèo khó và mù chữ nhận thức được những nguyên nhân gây ra cảnh ngộ của họ, đem lại cho họ những hiểu biết và kỹ năng để cải thiện số phận của họ và nâng cao vị trí xh-kinh tế của họ, phát triển ý thức đoàn kết dân tộc; đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường, quyền bình đẳng của phụ nữ và hạn chế sinh đẻ. Chiến dịch này còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tiếp tục học tập sau khi đã biết chữ và giáo dục thường xuyên.

Chính sách giáo dục mới đã đem lại 1 số kết quả:

- Một chương trình cải tiến giáo dục tiểu học trên toàn quốc trong đó có việc cải tổ cách đào tạo giáo viên, vẫn luôn được tiến hành cho đến nay.

- SOạn thảo các giáo trình mới cho các cấp tiểu học và trung học, đồng thời biên soạn/cập nhật lại các sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy.

- Áp dụng những chương trình đặc biệt nhằm phát huy năng khiếu khoa học, giảng dạy những kiến thức tin học cơ bản và nâng cao ý thức về các vấn đề môi trường.

- Đến năm 1988 đã mở được 256 Navodaya Vidyalaya.

- Trên dưới 500.000 và khoảng 500 tổ chức tình nguyện đã tham gia chiến dịch toàn quốc xóa nạn mù chữ trong 2 năm 1987-1988. Nhiều cộng đồng đô thị quan trọng như Đêli, Bombay, Madras và Ahmedabad đã đề ra mục tiêu là đến cuối năm 1990 xóa xong nạn mù chữ.

- Hội đồng giáo dục kỹ thuật toàn Ấn của Nhà nước đã được thành lập để chú trọng đến chất lượng giảng dạy kỹ thuật và hiện đại hóa việc giáo dục kỹ thuật nhằm chuẩn bị lực lượng lao động cần thiết cho những thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và khoa học ở thời đại hiện nay.

(còn nữa)
Các bạn xem tiếp ở đây

*: Anil Bordia đã làm việc trên 15 năm trong bộ máy giáo dục Ấn Độ và là Thứ trưởng giáo dục. Liên quan mật thiết đến việc soạn thảo chính sách giáo dục mới của Ấn Độ, ông là người chịu trách nhiệm thực hiện chính sách đó.

No comments:

Post a Comment