Sunday, May 3, 2020

Điều mà CHXHCN VN ko làm được suốt 45 năm qua


TẠI SAO NGƯỜI MỸ HÒA GIẢI ĐƯỢC SAU CUỘC NỘI CHIẾN KHỐC LIỆT NAM - BĂC VÀ CÙNG NHAU ĐƯA NƯỚC MỸ TRỞ THÀNH CƯỜNG QUỐC HÀNG ĐẦU?

Tôi xin phép được chia sẻ với bè bạn đồng thanh khí câu chuyện có thực sau đây trong lịch sử Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

ĐẦU HÀNG TẠI LÀNG APPOMATTOX NĂM 1865

Hơn 150 năm trước, Tướng Robert E Lee của quân đội miền Nam đầu hàng Tướng Ulysses Grant của quân đội miền Bắc, đánh dấu kết thúc cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã làm hơn 7 trăm ngàn người thiệt mạng. Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.

Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận.

Đã có những lời khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần. Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House.

Ngày 9 tháng 4 năm 1865, tướng Lee buộc phải đầu hàng tướng Grant, kết thúc cuộc Nội chiến Hoa kỳ (1861–1865)
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:

1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.
.
Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.
.
Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.
.
Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chủng Quốc vững vàng của chúng ta.”
.
Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.
.
Hàng năm, có khoảng 110.000 du khách đến thăm ngôi làng này. Các du khách đến đây để tìm nguồn cảm hứng, và câu chuyện các du khách muốn nghe không phải là trận đánh cuối cùng mà là sự hòa hợp của quốc gia và những điều khoản rộng rãi do tướng Grant đưa ra.
.
Ông Ron Wilson, sử gia của Appomattox Court House nói: “Tướng Grant và tướng Lee có một tầm nhìn rất xa. Hai ông nhận thức rằng những nỗ lực hai bên cùng dồn vào cho cuộc chiến đã gây ra sự phân hóa khắc nghiệt trong bao năm qua, giờ đây cần phải được dùng để tái thiết quốc gia. Không cần phải có hận thù.”
.
Tướng Lee và tướng Grant đã đi vào lịch sử như những huyền thoại. Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln, lẽ đương nhiên cũng là một nhân vật huyền thoại. Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung. Ông Ron Wilson nói rằng Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng một cách thoải mái”.
.
(Sau chiến tranh, ngày 14/4/1865 tổng thống Lincoln bị ám sát, tướng Lee trở thành Viện trưởng của Đại học Washington, tướng Grant được bầu làm Tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ 1869-1877).

- Phỏng theo Mercy at Appomattox (William Zinsser) – Reader’s Digest.-
Nguồn:Đa Minh Việt Nam
Cập nhật lần cuối:30/08/2018 12:33' CH

50 comments:

  1. Sau ngày 30.4.1975, cùng với những trại 'học tập' (cải tạo) là những trại 'phục hồi nhân phẩm'... và cuộc "học tập-cải tạo toàn diện" theo đường lối chủ trương của đảng đối với dân chúng trên toàn bộ miền Nam, kể cả những người học tập và những người ko thuộc diện học tập (cũng 1 phần liên quan bởi là quan chức và binh lính cm) đã đem lại kết quả cho đến nay và đang cho thấy xh đã chuyển biến cùng với những tệ nạn và nạn cướp ngày cướp đêm của những tập đoàn ăn hại PK đời mới còn khủng khiếp hơn trước về mức độ và tác hại.
    Tuy nhiên, dân chúng thì thay đổi đã nhiều vẫn nhận ra là dân, còn các đc ta thì biến đổi đến mức ko thể nhận ra được. Trước ngày chiến thắng lịch sử này, ở miền Bắc chưa từng biết đến "bán độ" hay "hối lộ", "bia ôm"... nhưng kể từ ngày này, cán bộ và chiến sĩ ta hy sinh còn nhiều hơn trên chiến trường năm xưa vì sa đọa, lại còn mắc thêm nhiều tội khác còn ghê gớm hơn trong quan hệ với "nước lạ". Ko thể tưởng tượng nổi, những người của "bên thắng cuộc" lại có thể biến dạng thành "lũ người quỷ ám" ăn bám vào xương máu và sư hy sinh quên mình của các thế hệ ngày xưa như vậy.
    Ko thể hòa hợp được với những kẻ như vậy!

    ReplyDelete
  2. Nguyễn Thị Lê Xoa
    Cũng là con dân nước Việt cả , mong đến ngày mai 1/5 tươi vui hơn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trọng Thi Vũ
      Nhưng chúng ta không phải người Mỹ!

      Delete
    2. Nguyễn Thị Lê Xoa
      Trọng Thi Vũ, nhưng ông không phải dân miền trung nơi giao thoa 2 chế độ

      Delete
    3. Trọng Thi Vũ
      Không phải dân miền Trung không có nghĩa là không biết gì! Cả một dân tộc - cả một đất nước bị chia cắt thành 2 miền thành 2 thể chế khác nhau thì có biết bao gia đình bị li tán kéo dài đến tận ngay nay... Trong tư tưởng suy nghĩ vẫn còn rất nhiều khác biệt và xung đột ngày càng gay gắt!!!...

      Delete
    4. Nguyễn Thị Lê Xoa
      Trọng Thi Vũ, khi ngồi ăn cơm cậu ruột là lính tăng bên nớ , em ruột là lính tăng bên ni , khi nghe Tv nói mọi người cúi mặt ăn vì sợ đối phương tổn thương

      Delete
    5. Trọng Thi Vũ
      Bạn nói thay Tôi rồi.... Sau 75 Ruột thịt họ hàng tìm gặp lại nhau Bắc-Bắc, Bắc Nam, Ta-Ta, Ta Ta - Ngụy Ngụy, ĐVCS - Tướng Tá Ngụy quyền... Ôi có quá nhiều chuyện không Ai viết thành chuyện đăng in công khai đâu... Thôi thì Tự Hòa Hợp thôi... Tốt nhất là im lặng hoặc trong phạm vi nào đó...

      Delete
  3. Peter Nagy
    Chúc Mừng.
    Xin đề nghị: trong số những người đã học tập ở Hung, nhiều gia đình đã ở hai chiến tuyến! Có thể được mong Nguyễn Cao Bình và Các Bạn Hữu hãy chia sẻ Cuộc sống Hòa hợp của Các Bạn.
    Hungary ko những VELED VAGYUNK VN, mà Bạn Hữu Hungary đã rất quan tâm khuyến kích sự hòa hợp của VN.
    Thế hệ chúng ta cần phải chia sẻ trước khi quá muộn...gần/đã cổ lai hy rồi!
    Mong thay! Hy vọng!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trọng Thi Vũ
      Hoan hô định hướng hòa hợp dẫn tộc để thực sự xóa bỏ định kiến quá khứ để dân tộc VN đồng lòng chung sức tạo nên sức mạnh thực sự bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước thực sự phồn vinh và trở nên thực sự Vĩ đại thời đại mới!!!

      Delete
    2. Peter Nagy
      Trọng Thi Vũ, "Cần tìm hiểu học tập Hung xem Bạn mở cửa với Trí thức (gốc Hung) từ Phương Tây ra sao!"- Gs Trần Đại Nghĩa đã nhắc thế từ gần 40 năm trước! Buồn thay...Ước nguyện này ít được lưu ý!!?

      Delete
    3. Trọng Thi Vũ
      Sau Hiệp định Parizs 1973 TT Ph Văn Đồng thay mặt HCM đi thăm và cám ơn các nước đã giúp đỡ VN chí tình... Ông có qua Bp. ĐSQ VN tổ chức Ông gặp mặt và nói chuyện với các lưu HS VN ở Hung... Tôi cũng được dự. Ông đã nói rất nhiều.. Cuối cùng có nhắc nhở chúng Tôi: Các cháu Sang Hung không phải chỉ học chuyên môn giỏi mà cũng phải biết dân vận học hỏi nhưng điều hay của người Hung và dân tộc Hung là một dân tộc rất giỏi và kiên cường... Ôi .... Cả Hội trường vỗ tay hoan hô kéo dài... Phải nói thực lòng Tôi thấy Ông quả là thông minh. Ông ra hiệu dừng vỗ tay và quay sang hỏi ông Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền VN: Hay là Đại sứ cấm các cháu à?... Thay cho sự trả lời là im lặng của Ngài Đại sứ lại một tràng vỗ tay to hơn kéo dài hơn...

      Delete
    4. Anh Peter Nagy, bên ngoại em trong Nam có nhiều người là sĩ quan VNCH, nên phải tập trung đi học tập cải tạo.
      Bà chị, con cậu/mợ hai của em, có chồng trong diện này muốn ba em bảo lãnh để ko bị tập trung học tập (vì có nhiều người làm như thế), nhưng ông già em nhất quyết ko bảo lãnh, thế là bên ấy ghét ba em lắm.

      Delete
    5. Năm 1978 em yêu và lấy vợ là dân có đạo (Ki-tô), gốc Bùi Phát, gia đình vợ em di cư vào Nam năm 1954. Cả nhà em và cơ quan (tổ chức), đều phản đối kịch liệt, lý do bởi em là con nhà cán bộ, ko thể kết hợp với người có "lý lịch đen" được.
      Riêng vợ em, khi tốt nghiệp PT và thi ĐH đúng vào năm 1975, dù học giỏi, nhưng do là học sinh trường Quốc gia Nghĩa tử, vẫn bị hội đồng thi khoanh tên trong danh sách dự thi và bị đánh rớt, ko đậu.

      Delete
    6. Trọng Thi Vũ
      Ôi. Bố người yêu Anh là một Trung tá có bố vợ lại là CS nòi. Cũng tương tự như vậy. Ông Trung tá này đã tự cắt động mạch cổ tay để tự sát vì cho rằng đã làm cho vợ con khổ, ổng tưởng cái chết của ông sẽ giải thoát cho vơ con ông... Hóa ra còn khổ hơn... Vì bị nhiều nghi vấn...

      Delete
    7. Trọng Thi Vũ
      1975 Anh còn ở Bp liên lạc được với gia đình bà cô ruột và thư từ với cô em họ. Giới thiệu cho Anh một nhỏ SG. Hai người thư từ đến 76 Anh về nước rồi cuối 1978 Anh vào gặp Nàng trong một hoàn cảnh gia đình cùng quẫn vì cái chết của Ba... 1980 Cả nhà sang Mỹ nên không gặp lại nhau nữa...

      Delete
    8. Peter Nagy
      Nguyễn Cao Bình, Rất mong được chia sẻ. Ko phải khơi đau thương mà để nhìn thấu hơn, rộng và cao hơn! Lịch sử đã sang trang, vì một Đại Việt giầu mạnh. Sự nghiệp do nhiều thế hệ làm nên! Chúc Mừng từ Hösők Terén Májális Járvány közepén!

      Delete
    9. Peter Nagy, 1 câu chuyện khác, nhưng vui hơn.
      Ngay sau 30/4/1975. Mấy đứa em gái của em được vào SG rất thích. Má em dắt con gái đến thăm các dì ở trong Nam, hầu hết đều sống ở SG. Sau khi gặp nhau chuyện trò vui vẻ, việc đầu tiên là các dì ko cho mấy đứa em của em mặc đồ ngoài Bắc, vì chê là giống mấy bà cán bộ quá. Vậy là các dì dắt các cháu gái đi mua đồ, mua lu bù đủ thứ mặc cả năm cũng ko hết, trang bị từ đầu đến chân, ko còn chút gì là dáng dấp miền Bắc nữa, trừ khi mở miệng ra là lộ liền...
      Chuyện gia đình ở 2 miền sau ngày kết thúc chiến tranh là thế. Cho đến nay, bên họ ngoại của em có nhiều gia đình đã qua định cư ở Mỹ, nhưng vẫn giữ quan hệ tốt với nhau, ko thù hận,căm ghét gì cả.
      Còn 1 chuyện nữa, ko phải chuyện nhà em, mà chuyện của nhà anh bạn mà em rất quý mến.
      Ba anh ấy là giám đốc sở giáo dục của 1 tp ở miền Bắc. Sau 30/4/1975, bác ấy vào làm công tác quản lý giáo dục ở Đà Lạt. Vì là người tốt, rất nhân đức nên bác ấy ko chấp nhận việc để các chị là vợ sĩ quan VNCH nghỉ việc. Vì thế, có dị nghị từ những người trong ngành do bác ấy đã cưu mang họ. Và để tránh những chuyện ko hay cho mình và cho gia đình, bác ấy đã phải chuyển về phụ trách 1 trường ở Nha Trang.

      Delete
    10. Trọng Thi Vũ
      Năm 2000 Anh cùng bên nhà vợ lần đầu vào nghĩa trang Việt Lào ở Nghệ An tìm viếng LS Tô Đông Sơn (bằng tuổi Anh 1951) hi sinh 1972 bên Lào đưa về. Tình cờ sau 2 phút thắp hương Anh phát hiện tìm thấy mộ LS Vũ Thủy là anh con Bác hi sinh 1968 cũng ở Lào. LS Vũ Thủy là BS học cùng lớp Đặng Thùy Trâm (Đừng đốt). Điều muốn nói ở đây là Bố LS Vũ Thủy bác tôi là CS cốt cán có con trai thứ 2 là em trai ruột LS Vũ Thủy 1954 theo mẹ di cư vào Nam sau trở thành người nhái thiếu tá... Tất nhiên 1975 cùng mẹ và vợ con sang Mỹ định cư!!! Anh ấy đến giờ vẫn chưa quay về VN... Chuyện rất dài...

      Delete
  4. Lê Minh
    Chiến tranh chẳng làm ai cao thượng .Nó chỉ biến con người thành lũ súc vật .Nó đầu độc những tâm hồn !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trọng Thi Vũ
      Sao Bạn chỉ nói đúng thế?! Nhưng.... De....

      Delete
  5. Trọng Thi Vũ
    Bình nói không chính xác! Có làm đâu mà bảo không làm được? Hai phạm trù khác hẳn nhau!!!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chỉ làm trên chữ nghĩa và nói, nhưng ko đi đôi với hành động, hoặc nói 1 đằng làm 1 nẻo.

      Delete
    2. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, Pontosan! Oh Miért csak pontosan mondasz Te? De Köszönöm szépen Neked! Te helyettünk ki mered mondani az igazát!

      Delete
    3. Trọng Thi Vũ, tại em đẻ ra đã là cs con rồi mà, rành lắm!

      Delete
    4. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, Ô! Thế thì chúc mừng Em nhé! Nhưng đúng ra Sự thật là Em là CS nòi từ khi chưa đẻ!!!

      Delete
    5. Trọng Thi Vũ, dạ, má em mang bầu em lúc tập kết ra Bắc. Còn phôi thai là khi ba má em đang là tình nguyện quân VN ở CPC ạ.

      Delete
    6. Trọng Vũ
      Nguyễn Cao Bình, chả ai đẻ ra đã là cs
      Chỉ có thể đẻ ra đã là vua

      Delete
    7. Trọng Thi Vũ
      Nói vậy nhưng không phải vậy! Có khối người không hề là đảng viên vẫn nhận là đảng viên thậm chí leo rất cao trong hàng ngũ của Đo. Vậy Ai đó tự nhận là CS kể cả mới đẻ hoặc còn trong bụng mẹ là CS cũng là bình thường. Nhưng nguy hiểm nhất những người là CS thật nhưng lại không phải hoặc không xứng đáng là CS chân chính... Còn con vua mới đẻ thì vẫn phải đươc phong mới được làm vua nhé!!!

      Delete
    8. Trọng Vũ
      Trọng Thi Vũ, tôi hay nói vui là cái cớ để gặp nhau mà còn cs chỉ là chữ nghĩa
      Còn những người đúng nghĩa chết rồi hoạc sắp chết
      Tôi chả thích chữ đó tý nào vì nó ko tưởng

      Delete
    9. Trọng Thi Vũ
      Trọng Vũ, Igen. Igazad van.

      Delete
    10. Trọng Vũ, ko hiểu sao, bây giờ tôi lại muốn mình là 1 người cs chân chính...! Bởi có lẽ, họ đã tuyệt chủng rồi, vào thời điểm này?

      Delete
    11. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, Ô hay quá. Vui quá. Là chân chính thì không có chân phụ đâu đấy nhé. Còn gọi là chân gỗ đấy...

      Delete
    12. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, Chắc em cũng được học nhiều về CNCS. Vậy muốn trở thành CS chân chính thì việc đầu tiên phải làm gì không???

      Delete
    13. Trọng Thi Vũ, anh hỏi khó thế. Em chưa từng là đảng viên, chưa từng phấn đấu để trở thành "cảm tình đảng" và chưa bao giờ thấy "mặt trời chân lý chói qua tim"!
      Nhưng có lẽ, trước tiên phải là 1 trang quân tử kiểu Á Đông, hoặc 1 Gentlemen kiểu Âu-Tây, rồi sau đó là 1 loạt những đòi hỏi khác, mà điều căn bản phải là 1 người tử tế.
      Với em, như cụ Phạm Xuân Ẩn là 1 người cs chân chính rồi ạ.
      Giả dụ như, hồi em sang Hung, nếu các chú sứ ko đổi ngành học của em (theo như sắp xếp từ Bộ Đại học & Trung học chuyên nghiệp là theo học về Công Pháp quốc tế), thì có lẽ em cũng đang hoạt động kiểu như bác Đinh Hoàng Thắng hiện nay. Nhưng mà ko biết có là cs chân chính ko, vì cái đường này nhiều cám dỗ lắm!!!???

      Delete
    14. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, Ôi Đúng là em quên rồi. Anh được học và biết rõ là phải vô sản hóa, phải từ bỏ giải cấp của mình... Thì mới làm CM triệt để được. Làm gương cho quần chúng noi theo.... Phải lấy gương như đồng chí Trường Chinh ấy... Cho nên sau khi cướp được chính quyền 1945 thì sau đó xh VN diễn biến thế nào thì em biết rõ rồi đấy....

      Delete
    15. Ah, em nhớ rồi, là phải vào cái lò '"luyện kim đan'" kiểu trường NAQ... chứ gì. Nan giải và nhiêu khê thật.
      Chắc là em ko thành cs kiểu của các bác các chú cứ theo quy trình của đảng được đâu. Em phải tự hóa thân như bác Ẩn ấy, sang Mỹ học rồi yêu Mỹ, như ae mình sang Hungary học rồi coi Hungary là quê hương thứ hai í, nhưng vẫn vì dân, nhưng ko theo/như các đc của mình được...

      Delete
    16. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, Igen. Te vagy okos! Ha igazi CS akarsz lenni, eldobd mindenedet... Ilyenek voltunk...

      Delete
    17. Dui Nguyen
      Trọng Thi Vũ,
      Người ta không làm vì làm là đi ngược với tôn chỉ của họ :
      " Nuôi đi em cho đến lớn đến già,
      Thù hận ấy trong lồng xương ống máu"

      Delete
    18. Trọng Thi Vũ, vâng, em vứt được 1 mớ sau khi ở Hung về.

      Delete
    19. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, Fel! Fel! Ti éhes proletárok! Fel! Fel! Te éhes proletár!...

      Delete
  6. Kết luận: xh miền Bắc trước 1975 là 1 xh quân sự hóa cao độ, tất cả để chiến thắng vì nước VN là một, dân tộc VN là một. Cả miền Bắc là 1 trại lính, và với tinh thần "giải phóng miền Nam", Hà Nội đã có được kết cục vào ngày 30.4.1975.
    Lẽ ra, sau thời gian tạm thời áp dụng chế độ "quân quản" ở miền Nam, cần có 1 giai đoạn chuyển tiếp, để 2 miền tiếp xúc và hòa hợp với nhau về mọi mặt, thực hiện thống nhất đất nước theo 1 diễn biến tích cực để mở ra 1 triển vọng tốt đẹp hơn, theo 1 con đường đúng đắn hơn.
    Thay vì sát nhập các tỉnh thành như sau 1975, nên chia VN thành 3 bang (Bắc-Trung-Nam) và áp dụng quản lý hành chính/tổ chức lại theo hình thức của 1 chính phủ liên bang thống nhất.
    Nhưng, đáng tiếc, sự áp đặt có phần độc đoán của "bên thắng cuộc" đã làm cho tình hình xấu đi.
    Cho đến bây giờ, từ 1 trại lính ở phía Bắc vĩ tuyến 17 thì cả nước biến thành 1 trại tập trung để chuyển sang 1 cuộc sống mới, trong chế độ CHXHCN VN, thay cho chế độ VNDCCH và VNCH. Ko có gì đặc sắc hơn, thậm chí nhiều giá trị tốt đẹp từ trước nay bị đảo lộn và cái "mầm đen" đầy tội lỗi lại lấn át "mầm xanh" đầy sức sống, khi bọn quan lại, cường hào ác bá PK đời mới đồng loạt nổi lên cùng với bọn nội tặc lộng hành/thao túng khắp nơi trong khi thế lực thù địch phương Bắc ra sức từng bước hãm hại nước nhà.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, Igen. Igen... Nagyon szép a szavad. Te vagy oriási ember...

      Delete
    2. Trọng Thi Vũ, Nem igaz! Em là người rất tầm thường anh ạ.

      Delete
    3. Trọng Thi Vũ
      Nguyễn Cao Bình, De a szavad az oriási embernek a szava. Gratulálok...

      Delete
    4. Quy Phuong Nguyen
      Nguyễn Cao Bình, Làm gì có hòa hợp theo kiểu bên thắng, bên thua.

      Delete
  7. Aiviet Nguyen
    Bây giờ mới hoà giải thì muộn quá và cũng không cần nữa. Các bên bất hoà chếtt hết rôì còn đâu. Bọn trẻ chơi vơi nhau bình thường.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dui Nguyen
      Aiviet Nguyen,
      Cũng chưa được bình thường. Vì có những giờ học lịch sử làm bọn chúng nhớ lại là bố mẹ chúng từng là 2 phe. Lịch sử giai đoạn đó lại học ở giai đoạn mà các cháu bắt đầu có nhận thức về xã hội.

      Delete
    2. Nguyễn Cao Bình
      Dui Nguyen, vấn đề là sách vở và thực tại, quá khứ có thể viết lại cho xác thực để truyền lại cho các thế hệ về sau.

      Delete
    3. Dui Nguyen
      Nguyễn Cao Bình,
      Lịch sử Xưa thì học theo kiểu lược sử. Còn sử mới hôm qua, Nhất là những người biên soạn sách cũng là người có mặt trong đó, hơn nửa họ chỉ đại diện cho một bên.
      Bạn thử nghĩ nếu như nội chiến Trịnh - Nguyễn mà chi tiết cho từng trận đánh thì sẽ thế nào.

      Delete
    4. Dui Nguyen, VN thiếu những bộ sử đầy đủ, xuyên suốt nhiều thời kỳ lịch sử với các sự kiện và có giá trị được viết bởi những tác giả am tường thời cuộc và các nhân vật lịch sử.
      Ngoài ra, các tác phẩm hỗ trợ lịch sử, giúp tra cứu/đối chiếu cũng rất hiếm.
      Tập hợp được toàn bộ sự kiện và nhân vật mới có thể dựng lại lịch sử trong những pho sử đồ sộ và có giá trị.
      Ngay như muốn biết về những nhân vật cận đại và hiện đại, về Hội nghị Thành Đô và nhiều vấn đề lớn hơn nữa, mà vẫn còn rất khó khăn vì sự nhiễu loạn thì sao có thể đi ngược lại cả 1 quá khứ xa xưa mà nay trình độ chữ nghĩa và kiến thức tổng quát của các nhà nghiện cứu lại quá tầm thường.

      Delete