Các bạn thấy đấy, bên trong bộ đồ bảo hộ bức bí là một cô gái. Bên dưới chiếc khẩu trang kín mít ấy là một khuôn mặt tuyệt vời. Nhưng còn một điều đẹp đẽ hơn, trong hầu hết câu chuyện nói về dịch bệnh trên báo chí, các y bác sĩ- những người tuyến đầu gần như ko nói về mình mà chỉ nói về những bệnh nhân của mình, y như thể sự tận tuỵ, hi sinh y như những khó khăn gian khổ của họ là một lẽ đương nhiên vậy.
...
“Đêm đó là một đêm rất cân não, cấp cứu 30 phút mà tim bệnh nhân vẫn chưa có dấu hiệu đập trở lại.
Các bác sĩ cấp cứu thay nhau ép tim bằng tay. Vài phút là phải đổi nhau vì rã rời, vì căng thẳng
Bình thường cấp cứu ngừng tuần hoàn 30 phút nếu tim không đập lại đã coi như là cấp cứu ngừng tuần hoàn thất bại. Nhưng thật sự là bao công sức của bao nhiêu người...”
Và có lẽ còn cả một lý do quan trọng hơn hết thảy: Đó là mạng sống của một con người nữa
Ngoặc kép là câu chuyện của BS Khiêm về bệnh nhân số 19.
Và điều kỳ diệu đã xảy ra, tim bệnh nhân đã đập trở lại sau 45p. Lúc đó là 2h sáng.
Số 19 và bệnh nhân người Anh là những ca nặng nhất trong dịch bệnh lần này.
Nếu để ý chúng mình sẽ thấy mấy chữ “ECMO”- rất quen.
Đó là thiết bị tim phổi nhân tạo, được áp dụng trong những thời khắc sự sống mong manh như sợi chỉ. Và khi ấy, bác sĩ đúng là giành giật mạng sống của bệnh nhân với tử thần.
Phải nói cho đến hôm nay, số ca tử vong bằng 0 là từ những nỗ lực của các y bác sĩ- không ai khác.
Bác sĩ Khiêm hôm nay vừa bày tỏ một mong ước giản dị: Giá như dịch trên toàn thế giới lắng xuống, giá như tất cả đều được về nhà, giá như trận chiến này thật sự kết thúc.
Anh ấy, cũng nói thay cho các y bác sĩ- về động lực khiến họ có thể vượt qua tất cả, để tận tuỵ đến tột cùng, đến mức có thể gọi là hi sinh: “Đó là những lời động viên từ cộng đồng”. Đó là sự quan tâm của người dân để họ cảm thấy “đang làm nhiệm vụ của mình trong điều kiện được chăm sóc, được yêu thương”.
Và giờ, hãy nhìn lại nữ bác sĩ có cái nick face rất ngộ nghĩnh và đáng yêu là MM. Cái đẹp đâu cần phải lụa là phấn son gì đúng ko
No comments:
Post a Comment