Thursday, May 14, 2020

Phân tích về cộng đồng người Việt của 1 Việt kiều Canada: Người gốc việt là người việt?

Hai tháng nay, trong thời sự covid, tại bang quebec, có 4 người gốc việt hay được nhắc đến, hay lên TV, và có chức vụ quan trọng cũng như ảnh hưởng không nhỏ trong đường hướng chiến lược chống covid
Một bs gốc việt, vừa chết vì covid, từng nghiên cứu covid, được đồng nghiệp lên media chia buồn và nói về cuộc sống tích cực của anh ta với cộng đồng  canadian. Giám đốc hiệp hội bs chuyên khoa cũng lên media chia buồn
Bs, giáo sư ĐH Mc Gill, cũng hay được media phỏng vấn về dịch và covid
Bs chuyên về niên lão, và dịch hiện nay điều phối nhóm trách nhiệm chiến lược phòng dịch lây lan cho người già, và cố vấn 2 bộ trưởng, hay tham gia các cuộc họp báo của bộ trưởng
Và cuối cùng, cô bs bv nhi, Ste Justine, hầu như ngày nào cũng được phóng viên phỏng vấn, và từ 3 tuần nay, trên clip thông tin của chính phủ, nhiều lần mỗi ngày, về cách phòng ngừa covid, chính cô bs là người phát ngôn
3/4 là con của người gốc việt thế hệ 1. Gs Mc Gill di tản từ VN. Tất cả đều học y khoa tại Montreal.  Cô bs là con của cô bạn qua canada cùng thời, con của đaị tá VNCH
Tại sao kể chuyện trên của họ vào đây ?
Vì chủ đề của bài nầy.
Cả 4 người trên, như vô số các người gốc việt khác, ít nhất, thành công trong việc thich nghi với xã hội Canada. Không những họ có chổ đứng trong xã hội canada, mà chổ đứng của họ cao, và nhiều người trong số đó, cũng như 4 người kể trên, được dân bản xứ ngưỡng mộ
Người gốc việt như thế nào ?
Lướt qua nhiều nghiên cứu về hiện tượng người gốc việt trên thế giới, và đặc biệt tại canada, thì tóm tắt vài nhận xét sau:
1- Người gốc việt không tham gia nhiều vào các hoạt động cộng đồng việt tại nơi họ ở. Họ tham gia vào hoạt động gia đình, bạn thân đồng hương nhiều hơn. Họ tham gia nhiều và thường vô các tổ chức nghề nghiệp, địa phương, hay các hoạt động của trường học con của họ
2- Người gốc việt chia ra, chung chung, 4 khuynh hướng, chống cộng, không thích cộng sản, không quan tâm nhiều chính trị, và chỉ quan tâm với chất lượng cuộc sống. Không có cộng đồng chính thức ủng hộ CSVN. Chỉ có nhóm con buôn vì nhu cầu, hay có mối quan hệ với sứ quán VN. Và nhóm nầy không tổ chức các lễ hội việt. Cũng không trương cờ cộng sản
3- Thế hệ 1, tỵ nạn chính trị, khi rời vn đã trên 20t, quyến luyến quê hương, hay thất vọng khi về VN vì nhiều đổi thay, nhiều tệ nạn, vì chế độ.  Họ quyến luyến, nhưng đại, đại, đại đa số không có ý định có “ngày trở về”. Vã lại, đại đại đại đa số, chết tại canada. Họ cảm thấy là người việt nhiều hơn cảm thấy là dân quê hương thứ 2. Nhưng là người việt thời của họ.  Không hẵn là người việt bây giờ. Họ thích nghi trong cuộc sống tại nước định cư, nhưng thích món việt, văn hoá việt, ghét văn hóa XHCN, hay tham gia vô các hoạt động cộng đồng việt tùy khuynh hướng (công giáo, phật, niên lão, chống cộng).
4- Thế hệ 2, rời VN, với cha mẹ, khi còn trẻ, cảm thấy có mối quan hệ mật thiết với VN, nhưng chỉ quan tâm VN chứ đa số không quyến luyến như thế hệ 1. Thế hệ nầy về VN khi có dịp, hoặc về với thế hệ 1. Nhưng không nhiều. Không thường. Chính yếu, cuộc sống thế hệ 2 là tại canada/nơi định cư/quê hương 2. Hay tại bất cứ đâu vì nghề nghiệp và sở thích của họ. Khi phỏng vấn, thế hệ nầy hay nói vì gia đình, ông bà, da vàng, mặt việt, nên là người việt, Nhưng lối suy nghĩ, quan điểm, cách sống, chuyên nghiệp, sở thích, v.v. thì tương tự người bản xứ nhiều hơn. Tóm lại, nhóm nầy có nick quốc tế là banana/chuối-ngoài vàng, ruột trắng. Thế hệ nầy có nhiều chức vụ cao trong chính phủ, công ty, và tốt nghiệp cao đẵng hay ĐH. Nhờ truyền thống “học” cha mẹ khuyến khích. Chính lớp nầy làm cho dân bản xứ áí mộ người gốc việt 
5- Thế hệ 3, sinh ngoài VN. Thế hệ nầy quan tâm VN hơn nhiều nước khác, vì đó là nguồn cội của cha mẹ. Quan tâm nhưng không thân thiết, quyến luyến. Đôi khi nhiều nước khác làm thế hệ nầy thích viếng thăm, thích định cư, thích đến làm việc, v.v. hơn là vể quê cha/mẹ. Thế hệ nầy hững hờ với xã hội, chính trị, văn hoá, lịch sử,  v,v việt. Nhưng thích phở, bbh, gỏi, bò kho, v.v. vì các món đó để dấu vết sâu đậm trong hồn vì mùi vị các món mẹ cho ăn từ nhỏ. Cũng là thế hệ banana, nhưng vỏ ít, ruột to. Thế hệ nầy đang lên. Đang gây tiếng tốt cho cộng đồng. Như 3 bs gốc việt kể trên.
6- Ngoài người gốc việt, gần chục năm nay, có nhiều người việt tỵ nạn kinh tế, tài chánh, giáo dục, pháp lý v.v. và các du học sinh, sau khi ra trường, được phép định cư. Nhóm nầy có nhiều khuynh hướng. Chống cộng, binh +, dững dưng, chỉ bảo vệ nồi cơm, và makeno
Ngày trở lại ?  không hẳn quyết, mà cũng chẳng quan tâm. Họ còn cảm thấy rất VN, như thế hệ 1 khi mới định cư tại nước khác. Vì chưa thích nghi được cuộc sống mới, xã hội mới, văn hoá mới.
Quyến luyến VN? Còn.
Trở về trong tương lai gần? Gần như không.
Quan hệ với các hoạt động do sứ quán VN tổ chức? Hầu như chỉ dhs. 
7- Cũng phải kể thêm là ngày xưa có nhóm việt kiều yêu nước. Chỉ là thiểu số trong thế hệ sinh viên VN tại Canada trước 1975. Số ít nhóm nầy về VN sau 1980, để mong được trọng dụng. Nhưng đại đa số chỉ hái được trái đắng. Bực tức. Như bị cắm sừng, giờ họ chuyển qua yêu vang hay yêu bia.
Đấy, khi chú phỉnh kêu gọi đồng bào, thì lại là thói quen chơi chữ để bịp thôi
vì chỉ người xklđ hay dhs là đích nhắm.

Nguyễn Quang Quý

3 comments:

  1. Nghia Doan
    Thấy đáng chú ý nhất là nhóm 7. Nên thêm nhóm 8 là giống nhóm 7 nhưng thích về Việt Nam hưởng thụ ăn chơi. Ngoài ra tên gọi “người gốc Việt” chuyển thành “người có liên quan đến Việt Nam” có lẽ hay hơn. Bản thân chữ “gốc” đã có cả chục cách hiểu khác nhau.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Q Quy
      Nghia Doan, nhóm 8 chỉ có mỗi mình Sang Ung, đâu gọi là nhóm đc khi chỉ có 1
      ng gôdc việt chỉ có cái gốc ở vn. Nhiều ng loại nầy, 2-3, thường xem vn như ký ức chứ không phải hiện tại, và họ kg thấy, khg muốn, kg bị, vv “liên quan” gì đến vn
      loại 2, 3 giờ theo chủ nghĩa globalisation. Hết quan tâm chủ nghĩa quốc gia

      Delete
    2. Nghia Doan
      Em nghĩ hết 99% nhóm 8 là tự nhận mình trong nhóm 7

      Delete