Monday, May 11, 2020

Ấn Độ: Từ hôm qua đến ngày mai (6)

MỘT CƯỜNG QUỐC ĐIỆN ẢNH

Khalid Mohamed*
Các bạn trở lại phần trước ở đây

Bước vào 1 rạp chiếu bóng ở Ấn Độ là bước vào 1 thế giới kỳ diệu, nơi người dân có thể thoát khỏi cái thực tế khắc nghiệt của cuộc sống hàng ngày. Từ hơn 3/4 thế kỷ nay, Ấn Độ ra sức giải trí số khán giả trung thành của mình bằng những câu chuyện đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, trong đó cuối cùng chiến thắng bao giờ cũng thuộc về cái thiện.

Qua các giai đoạn khác nhau trong lịch sử của mình, điện ảnh Ấn Độ đều vay mượn các đề tài, cốt truyện và thậm chí lấy nguyên cả kịch bản của điện ảnh các nước, nhất là của Holywood. Những siêu phẩm điện ảnh với trang phục thời xưa, những bộ phim li kỳ giật gân, những câu chuyện tình và những tấn kịch gia đình quay tại Mỹ thường được dùng lại và cải biên đi cho thích hợp với những thị hiếu khắt khe và bất di bất dịch của khán giả Ấn Độ. Phim nào cũng nhất thiết phải có ít nhất 5 hoặc 6 bài hát và điệu múa (cho dù gần đây, có những đạo diễn táo bạo đã giảm đi 1 nửa con số này), cốt truyện phải bi thương, gây xúc động mạnh mẽ và phải kết thúc bằng 1 pha gay cấn trong đó nhân vật chính thường tiêu diệt kẻ ác bằng quả đấm hay 1 phát đạn.

Như đã thành 1 cái nếp, bộ phim nào của Ấn Độ cũng phải có 1 vai nam chính, 1 vai nữ chính và 1 nhân vật phản diện, xung quanh các vai đó là vai người mẹ, 1 vai hề để làm cho bầu ko khí trong phim được nhẹ nhàng, 1 em nhỏ để phục vụ lớp khán giả nhỏ tuổi, 1 vai Hồi giáo hoặc 1 vai Kitô giáo. Đó là mô hình những ông trùm điện ảnh ở Bombay đề ra và được các trung tâm điện ảnh khác ở Madras, Calcutta và bang Punjab nhất loạt tuân theo.

Raj Kapoor & Nargis. Raj Kapoor là diễn viên kiêm nhà sx điện ảnh. Raj Kapoor và Nargis là cặp diễn viên rất được yêu mến trong nhiều bộ phim ăn khách trong thập kỷ 1950, 1 trong những thời kỳ có những sáng tạo lớn của nền điện ảnh Ấn Độ (Ảnh: Twitter)

Ông tổ của điện ảnh Ấn Độ là Dhundiraj Govind Phalke (1870-1944). Sinh ra trong 1 gia đình tu sĩ ở quận Nasir, ko xa Bombay, Phalke được đào tạo để trở thành 1 học giả tiếng Phạn nhưng ông lại quan tâm nhiều hơn đến hội họa, sân khấu và ma thuật. Một hôm, ông được xem 1 cuốn phim về cuộc đời chúa Kitô và bỗng thấy dấy lên 1 niềm say mê đối với nghệ thuật biểu diễn mới này. Kết quả là sự ra đời của bộ phim truyện đầu tiên của Ấn Độ nhan đề Raja Harishchandra (Vua Harishchandra, 1913). Dựa vào 1 đoạn trong bộ sử thi Mahabarata, bộ phim ca ngợi công đức của 1 ông vua hy sinh cả gia sản, vương quốc và gia đình mình trong công cuộc đi tìm chân lý.

Phalke đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm và phim của ông được hâm mộ trong cả nước. Trong số những nhà làm phim nổi danh khác thuộc thời kỳ phim câm ở Ấn Độ còn có Dhiren Gangula, tác giả bộ phim hài châm biếm England Returned (Từ Anh trở về, 1921), Debaki Pose, người đã quay bộ phim phiêu lưu Kanamar Aagun (Ngọn lửa xác thịt,1928), và Chandulal Shal, tác giả của 2 bộ phim Gun Sundari (Tại sao các ông chồng lầm đườg, 1927) và Typist Girl (Cô thư ký đánh máy, 1926), ca ngợi lòng dũng cảm và phẩm cách của phụ nữ Ấn Độ.

Điện ảnh trở thành 1 ngành kinh doanh lớn, đồng thời là 1 phương tiện biểu hiện  nghệ thuật. Khống chế nền điện ảnh Ấn Độ trong những năm 1939, thập kỷ đầu tiên của phim nói Ấn Độ là những xưởng phim và tập đoàn điện ảnh như New Theatres of Calcutta, Prabhat Film Company ở Pune (gần Bombay) và Bombay Talkies. Một trong những xưởng phim năng động nhất, xưởng Imperial Film Company, cho ra đời bộ phim nói đầu tiên bằng tiếng Hindi nhan đề Alam Ara (Vẻ đẹp thế giới, 1931), trong đó có hơn một chục bài hát.

Đến năm 1940, Ấn Độ đã sx mỗi năm 100 bộ phim, và đến năm 1950, con số đó tăng lên gấp đôi. Hiện nay, Ấn Độ đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nhật về số phim sx, nhưng từ năm 1976 đến nay đứng đầu thế giới về sản lượng phim hàng năm.[1] Năm 1983, Ấn Độ sx được 763 bộ phim. Hiện nay, mỗi năm Ấn Độ cho ra đời trên 900 bộ phim và mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt của truyền hình, video, điện ảnh vẫn là hình thức giải trí được ưa thích nhất tại Ấn Độ.

Tuy nhiên, điện ảnh Ấn Độ ko chỉ hạn chế ở chức năng giải trí. Điện ảnh Ấn Độ đã thực hiện sự cố gắng miêu tả tính cách, tâm hồn con người Ấn Độ, bênh vực cái thiện, khẳng định cái thiện nhất định sẽ thắng cái ác, đứng về phía những người bị chà đạp, áp bức, đề cao thái độ tôn kính người già và nhấn mạnh đến cái giá của sự lương thiện trong 1 thế giới tràn ngập những cái xấu xa đồi bại. Những tác phẩm xuất sắc nhất của nền điện ảnh đó ra đời trong những năm 1950, thường được coi là 1 thập kỷ hoàng kim, thời mà các nhà làm phim chưa bị chi phối hoàn toàn bởi khía cạnh câu khách và tâm trạng chung trong cả nước hãy còn là lạc quan và hy vọng.

Những bộ phim trong thời kỳ đó của các đạo diễn Vanakudre Shantaram, Raj Kapoor, Guru Durt và Bimal Ray ngày nay được thừa nhận rộng rãi là những kiệt tác. Cốt truyện thường được lấy ở các nguồn văn học địa phương và thấm nhuần sâu sắc vh Ấn Độ. Mục đích của phim vừa là giải trí vừa là phản ánh thực tế của xh, song 2 mặt đó ko phải dễ kết hợp được với nhau. Những người làm phim cũng nỗ lực sử dụng nhiều hơn các kỹ thuật tiên tiến.

Nữ diễn viên Gita Siddharth, cô được biết đến nhiều nhất với vai diễn trong phim Garm Hava (1973) của M.S. Sathyu, tại Giải thưởng Điện ảnh Quốc gia lần thứ 21, nơi bộ phim đã giành giải thưởng Phim truyện hay nhất về hội nhập quốc gia. (Ảnh: Free Press Journal)

Với sự ra đời của phim màu trong những năm 60, người ta trở lại làm những bộ phim nhẹ nhàng, thoát ly thực tế. Thường là những câu chuyện tình ướt át trong những khung cảnh nên thơ miền Kashmir, Darjeeling. Chính trên bối cảnh ấy xuất hiện nhà đạo diễn điện ảnh lỗi lạc nhất của Ấn Độ: Satyajit Ray.

Sinh năm 1921, trong 1 gia đình trí thức ở Bengal, tuổi thơ của Ray chịu ảnh hưởng của nhà thơ vĩ đại Rabindranath Tagore và của cha là Sukumar, 1 nhà văn Bengal nổi tiếng. Năm 1951, Ray được làm quen với đạo diễn Pháp Jean Renoir khi ông này đến Calcutta quay bộ phim Fleuve (Dòng sông). Được Renoir khích lệ, Ray quay bộ phim Pather Panchali (Bài ca của con đường, 1955), tập đầu của 1 bộ phim 3 tập về chú bé Apu dựa trên tác phẩm văn học cùng tên  của nhà văn Bengal Bibhuti Bhushan Banerji. Được hoàn thành với 1 ngân sách nhỏ bé, song bộ phim đã được tặng giải thưởng "Tài liệu xuất sắc nhất về con người" tại Liên hoan phim Cannes năm 1956.

Nhờ Ray, điện ảnh Ấn Độ đã giành 1 vị trí trên trường quốc tế. Bộ phim 3 tập về chú bé Apu, cũng như 2 bộ phim Mahanagar (Thành phố lớn, 1963) và Charulata (1964) được coi là những kiệt tác điện ảnh. Một nhà điện ảnh Bengal khác nay đã qua đời là Ritwik Ghatak, cũng được coi là 1 đạo diễn thiên tài. Bộ phim Ajantrik (Người máy, 1958) của ông kể về sự gắn bó thân thiết giữa 1 người lái xe taxi với chiếc xe ọp ẹp của mình, và bộ phim Maghe Dhaka Tara (Ngôi sao ẩn khuất, 1960) đều là những bức tranh miêu tả 1 cách xuất sắc thực tế khắc nghiệt ở miền Đông Bengal.

Cũng như Satyajit Ray, Mrinal Sen xuất thân trong môi trường điện ảnh Calcutta. Chịu ảnh hưởng của những tác phẩm điện ảnh cổ điển quốc tế, ông đã quay những bộ phim Raat Bhore (Rạng đông, 1956) và Neel Akasher Neechey (Dưới bầu trời xanh, 1958).Tác phẩm Baishey Shravana (Ngày hôn lễ, 1960) của ông đã được hoan nghênh tại Liên hoan phim Venise.

Diễn viên Dharmendra đã đóng vai chính trong nhiều bộ phim thương mại từ 25 năm qua. Trên đây là poster của phim Razia Sultan kể về cuộc đời nữ hoàng Razia tại vương quốc Đêli hồi thế kỷ 16 ít lâu trước khi người Mugal tràn đến miền Bắc Ấn Độ

Nền điện ảnh Ấn Độ đã trải qua những biến đổi lớn vào thời kỳ cuối những năm 1960 và thập kỷ 1970 sau khi các nhà điện ảnh Ấn Độ tiếp xúc ngày một nhiều với các tác phẩm của các nghệ sĩ và đạo diễn nước ngoài. Chẳng hạn, cả Ray lẫn Bimal Roy đều có ấn tượng mạnh mẽ và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực mới trong điện ảnh Italia.

Người ta ngày càng thấy cần có 1 trường điện ảnh và để đáp ứng nhu cầu ấy, Học viện điện ảnh Ấn Độ (Film Institute of India) đã được thành lập năm 1961 tại Pune. Ở đây, các đạo diễn tương lai đã được giảng dạy là chớ bằng lòng với những công thức có sẵn mà phải nỗ lực đi tìm những phương hướng mới. Phong trào mới này trong điện ảnh đã được sự ủng hộ tài chính của Film Finance Corporation, 1 tổ chức tài trợ của nhà nước, ít lâu sau chuyển thành National Film Development Corporation (NFDC). Đến cuối những năm 1960, tổ chức này đã ghi nhận được nhiều thành công, trước hết là bộ phim nổi tiếng Bhuvan Shome (Ông Shome, 1969) của Mrinal Sen. Bộ phim kể về cuộc gặp gỡ giữa 1 viên công chức bẳn tính với 1 cô gái nông thôn giàu sức sống và yêu đời.

Hai đạo diễn trong số những tài năng độc đáo nhất của Học viện điện ảnh Pune là Mani Kaul , tác giả bộ phim Uski Roti (Miếng bánh hàng ngày, 1970) và Kumar Shahani, tác giả bộ phim Maya Darpan (Tấm gương ảo ảnh, 1972). Cả 2 ông đều ko chịu thỏa hiệp với những đòi hỏi của điện ảnh thương mại và mặc dù bị phê phán là "khó hiểu", song cả 2 đã phấn đấu phát triển được những kỹ thuật tường thuật mới trong phim của mình.

Kumar Shahani, một trong những chủ tướng của "làn sóng mới" ở Ấn Độ cùng với Mani Kaul

Có những đạo diễn khác theo xu hướng gọi là điện ảnh xh, tố cáo sự áp bức của tầng lớp địa chủ ở nông thôn và những trò cãi vã chính trị. Tiêu biểu nhất trong số này là Shyam Benegal, tác giả bộ phim Ankur (Hạt giống, 1974) và Govind Nihalani, tác giả bộ phim Ardh Satya (Nửa sự thật, 1983).

Trong số những tài năng trẻ nhiều hứa hẹn phải kể đến Ketan Mahta với Bhavni Bhavai (Một truyện kể dân gian, 1980), Saeed Mirza với Albert Pinto Ko Gussa Kyoon Aata Hai (Chuyện gì làm cho Albert Pinto nổi giận, 1980) và Kundan Shah với Jaane Bhi Do Yaaro (Hãy hiến dâng cả đời mình, các bạn ơi, 1983). Năng động và sáng tạo, các tác phẩm của họ đề cập đủ mọi loại vấn đề, từ vấn đề nhà ở và tình trạng phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ đến tham vọng tiền tài bên ngoài hành lang của quyền lực.

Trong những năm của thập kỷ 1970-80, 1 phong trào điện ảnh độc đáo và khỏe khoắn nổi lên trong bang Kerala ở miền Nam Ấn Độ, do G. Aravindan và Adoor Gopalakrishnan dẫn đầu. Những tác phẩm như Thampu (Nhà bạt rạp xiếc, 1978), ChidambaramOridathu của G. Aravindan, Wayavaram (Sự lựa chọn của chính mình, 1972), Kodiyettam (Bước đi lên, 1978) và Mukhamukham (Mặt đối mặt, 1984) của Adoor Gopalakrishnan đã làm nổi danh các tác giả và phản ánh sự nhạy cảm của họ trước thực tế xh ở Kerala.

Rekha, nữ diễn viên múa cổ điển tuyệt vời và cũng là 1 trong những diễn viên xuất sắc nhất của điện ảnh Ấn Độ
(còn nữa)
Các bạn xem tiếp ở đây

*: Khalid Mohamed là nhà phê bình điện ảnh trên tờ The time of India. Ông hiện đang chuẩn bị 1 bộ phim truyền hình nhiều tập về các đạo diễn điện ảnh lớn của Ấn Độ.

[1]: tính đến 1989

2 comments:

  1. 1 dân tộc lớn là 1 dân tộc để lại rất nhiều di sản, cả di sản vật chất và di sản tinh thần.
    Muốn tìm kiếm những cái này thì VN hiện đang thiếu nhiều lắm, nếu ko nhanh chóng tìm đường trở lại với dòng chảy văn minh của nhân loại. Mà trước hết, hãy trở lại/bắt đầu từ giáo dục cho các thế hệ đang lầm đường lạc lối mấy chục năm qua.
    Ít nhất, muốn phát triển cũng phải có sáng tạo, phát minh... ko có tự do thì đào đâu ra những báu vật của sự phát triển này? Thực tế quan chức bây giờ chỉ như trâu bò nhai lại rơm rạ rác rưởi của bọn Tàu-BK và được chúng bố thí cho cái quyền "được ăn bẩn"... để tồn tại chẳng khác gì dòi bọ, ko hơn.
    Cứ so với cha chú của mình đi... sẽ rõ.

    ReplyDelete
  2. Dân gian có câu: "Con hơn cha là nhà có phúc". Sao bây giờ là đại họa vậy???

    ReplyDelete