Wednesday, May 27, 2020

Nhà nước & pháp luật: ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ

Khi học phổ thông, chúng ta đã học các khái niệm dưới đây, tạm gọi là logic “Điều kiện cần và đủ” :
- A là điều kiện cần của B nếu bất cứ khi nào có B thì có A, nhưng không phải lúc nào có A cũng có B.
- A là điều kiện đủ của B nếu bất cứ khi nào ta có A thì có B, nhưng không phải với bất kỳ B ta đều được A.
- A là điều kiện cần và đủ của B nếu bất kỳ A nào ta cũng có B và bất kì B nào cũng có A.
Nhưng trong thực tế, nhiều khi những khái niệm này bị “quên”.
Trong vụ án X, chứng minh X có khả năng đi xe đến kịp giờ, X là một thanh niên, có tóc, áo, quần, xe… giống người mà các nhân chứng thấy, chỉ là các điều kiện cần, có nghĩa là “X có thể là người đó và nhưng không thể khẳng định X  chắc chắn là người đó”. Không thể nói: “Tổng hợp nhưng tình tiết rời rạc đó thì thấy xác định thanh niên đó là X là rất phù hợp với thực tế khách quan”. Bởi vì, nếu thiếu điều kiện đủ thì không thể coi là đã chứng minh xong.
Ai đó đã bỏ qua logic “Điều kiện cần và đủ” này để khẳng định điều ngược lại chỉ có thể là:
1. Họ đã quên logic “Điều kiện cần và đủ” - Họ có khiếm khuyết nghiêm trọng về mặt kiến thức cơ bản.
2. Họ cố tình quên logic “Điều kiện cần và đủ” - Họ có khiếm khuyết nghiêm trọng về đạo đức.

Lê Quang Bình (VÁR.vidi72)

No comments:

Post a Comment