Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, đã từng thừa nhận, hiện có thực trạng đáng buồn là khá nhiều điều tra viên chỉ nhăm nhăm vào lời khai của nghi can, rồi tìm chứng cứ, tài liệu cho phù hợp với lời khai đó để chứng minh họ có tội. Ông cho rằng, đây là lỗi cơ bản, sơ đẳng không được phép mắc phải, bởi bất cứ điều tra viên nào cũng đã từng được dạy rất kỹ khi còn ngồi trên ghế các trường công an: Khi phá án phải trọng chứng, không trọng cung.
Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có quy định quyền im lặng của bị can, bị cáo để đảm bảo nội dung vụ án được khách quan, tránh việc bức cung, nhục hình dẫn đến oan, sai.
Theo tôi hiểu, như vậy để có thể kết tội một ai đó:
- Trước tiên cần giả định bị can chưa khai gì. Lời khai (nếu có) chỉ để định hướng điều tra.
- Chỉ có thể kết tội bị can khi có đủ các bằng chứng để có thể kết tội bị can đó mà không cần đến lời khai của chính bị can.
Có phải vậy không ạ?
Lê Quang Bình (VÁR.vidi72)
Chi Cong Nguyen
ReplyDeleteLý thuyết là vậy, thực hiện không vậy.
Hoa Nguyen Cong
ReplyDeleteThực tế là những người phạm tội thật sự thì họ lại biết đính hướng điều tra để hòng thoát tội. Còn các bạn không phạm tội thì lại ung dung chờ người ta thả. Thế là xong!
Khanh Phanvan
ReplyDeleteCậu này sắp nghỉ rồi!
Phan Văn Hải
ReplyDeleteChẳng hiểu bằng cách nào NHB khoa trước thì làm Viện trưởng viện KSND, khóa 12 lại được chọn làm Chánh tòa án NDTC! Người hiểu biết rất yếu về tòa án và cách xử án! Thương cho những người bị án oan!
Khanh Phanvan
DeletePhan Văn Hải, đúng qui trình đó?!
Xuan Nguyen
ReplyDeleteKiểu “Nói zậy mà hổng phải zậy à nha”