LIBERTY - E PLURIBUS UNUM - IN GOD WE TRUST
Vì sao nước Mỹ chọn "Liberty" làm giá trị nền tảng, không phải "Democracy"?
Có TỰ DO (LIBERTY), ắt sẽ có Dân Chủ (Democracy)!
Nhưng có Dân Chủ, thì vẫn có thể Nô lệ / chưa hoàn toàn toàn TỰ DO
Quí bạn cần biết tiêu ngữ (motto) của nước Mỹ tôn vinh 3 giá trị nền tảng sau: "Liberty" - "E Pluribus Unum" - "In God we trust". Đây nói "Liberty" (TỰ DO) trước, còn hai giá trị còn lại đề cập cuối stt này. Bạn thấy rồi đó, nước Mỹ không đưa vào ý niệm "Democracy" (Dân Chủ). Vì sao vậy?
&1&
Theo dòng lịch sử nước Mỹ, trong vụ kiện nổi tiếng Dred Scott với Sandford trong năm 1857, Tòa án tối cao với 7 vị chánh ản của đảng Dân Chủ bỏ phiếu ủng hộ chế độ nô lệ trong khi chỉ có 2 vị chánh án đảng Cộng Hòa phản đối. Sự đối kháng này đã dẫn tới cuộc nội chiến. Tổng thống Abraham Lincoln (đảng Cộng Hòa) của bên thắng cuộc, sau đó, đã ban hành đạo luật giải phóng chế độ nô lệ.
Có lẽ nhiều người sẽ lấy làm khó hiểu tại sao đảng Dân Chủ ủng hộ chế độ nô lệ, vào thế kỷ 19, dường như đi ngược với tôn chỉ "Dân Chủ" thì phải? Ồ, không, vẫn là dân chủ - nếu bạn hiểu đúng khái niệm này.
Khác với quân chủ (thẩm quyền quyết định nằm ở nhà vua), thiết chế dân chủ khẳng định thẩm quyền nằm ở các lá phiếu của người dân. Vấn đề ở chỗ: những ai được xem là "dân", nói rõ hơn, những ai được định nghĩa là "công dân"?
Tòa án trong vụ kiện lừng danh nêu trên, khi đó, họ phán quyết: "nô lệ không phải là công dân, họ là tài sản". Những người thủ đắc quyền công dân (ngoại trừ nô lệ vì được xem là "tài sản"), họ được quyền bỏ phiếu, do đó rõ ràng là quyền làm chủ vẫn thuộc về công dân đó đa - hay nói cách khác, họ đang thực thi dân chủ (chớ đâu phải quân chủ)!
&2&
Nô lệ, theo quan điểm đảng Dân Chủ (hồi thế kỷ 19), không phải là "Dân" - NHƯNG, xin nhấn mạnh, nô lệ vẫn là NGƯỜI, là những con người.
Mỗi con người ("NHÂN") trong chúng ta đều có hai chiều kích, gồm chiều kích hàng ngang, còn gọi là "chiều kích xã hội", tương quan giữa con người với nhau trong xã hội/quốc gia;
và chiều kích hàng dọc, tức tương quan với chính mình (suy xét Lương tâm) và với những thực tại siêu nhiên, tâm linh (tôn giáo, tín ngưỡng là một hình thái biểu hiện cho chiều kích này).
Theo chiều kích hàng ngang, "NHÂN" trở thành "Dân", mỗi con người khi ấy được hiểu là sinh thế xã hội / sinh thể chánh trị. Tức "Dân" là một khía cạnh trong cuộc sống của "NHÂN".
Còn "NHÂN" thì rộng hơn ý niệm "Dân", vì gồm không chỉ chiều kích hàng ngang mà còn cả chiều kích hàng dọc.
Một khi giản lược con người chỉ còn là sinh thể xã hội/sinh thể chánh trị (theo chiều kích hàng ngang), "NHÂN" chỉ còn là "Dân" - mà do vậy, tùy bối cảnh chánh trị, ý niệm "Dân" khó tránh khỏi sự thiên lệch, chọn lọc, phân loại theo môi trường giai cấp này kia...
Mỗi con người cần được nhìn nhận là "NHÂN", nhấn mạnh "Nhân Bản" (lấy con người làm gốc): con người được nhìn toàn diện cả chiều kích hàng ngang lẫn hàng dọc! Vậy, đâu là giá trị nền tảng của "NHÂN"? Đó chính là TỰ DO (Liberty) mà nhờ đó, phẩm giá con người được tôn trọng và triển nở.
&3&
Dừng một chút, bạn thử nghĩ về cách định danh chẳng hạn "Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên", "Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào"..., đều chua thêm chữ "Dân chủ" vào trong tên gọi quốc gia. Khi nhấn mạnh "Dân chủ", như đã diễn giải ở trên, là CHỈ nhấn mạnh tới mức giản lược con người chỉ còn là sinh thể chánh trị mà thôi (thậm chí trở thành "công cụ")!
Tức chỉ còn là chiều kích hàng ngang ("Dân") thay vì phải thực sự Nhân Bản gồm cả chiều kích hàng dọc trong mỗi con người.
&4&
Bạn đâu bao giờ nghe/thấy cách định danh như "nước Dân chủ Pháp", "nước Dân chủ Ý", "nước Dân chủ Mỹ"... Hết thảy đều được định danh hết sức cô đọng là: "CỘNG HÒA".
Đến đây, quí bạn sẽ hiểu giá trị thứ nhì mà nước Mỹ đề cao: "E Pluribus Unum" - cụm chữ Latin này mang nghĩa "one from many parts", "từ nhiều nên một". Nghĩa là: "CỘNG HÒA" - mọi người cùng hợp tác làm việc với nhau.
&5&
Giá trị thứ ba của nước Mỹ, đó là minh định đây là quốc gia của tôn giáo, quốc gia của tín ngưỡng: "In God we trust".
Chữ "God", trong bối cảnh văn hóa của nước Mỹ thời lập quốc, hoàn toàn mang ý nghĩa là "Thiên Chúa". Theo tiến trình phát triển về sau, câu "In God we trust" được quảng diễn trở thành sự xác tín dựa trên Đức tin tôn giáo mỗi người.
Vì sao phải nhấn mạnh vào ĐỨC TIN? Vì nếu Đức Tin tôn giáo bị cấm đoán, con người ("Nhân") bị cắt xén chiều kích hàng dọc, giản lược ngay lập tức chỉ còn là "Dân"! - mà "Dân" thì tùy vào quan niệm của nhà cầm quyền có sự phân loại, "dán nhãn" được phép là "dân" ("công dân") hay không, hoặc là "công dân" loại hai, loại ba; phân biệt giai cấp và đấu đá giai cấp...
Hiện nay dân Mỹ có đức tin vào các tôn giáo chiếm khoảng 85% dân số, trong đó Kitô giáo (Tin Lành, Công giáo) chiếm khoảng 74%, Do Thái giáo 2%, Islam 1%, ngoài ra còn có rất nhiều tôn giáo khác...
TÓM LẠI:
Khi nhìn con người là "Nhân" chớ không chỉ là "Dân", ắt phải đề cao và tôn trọng TỰ DO. Có Tự Do, như vậy, mới bảo đảm được việc thực thi dân chủ ở chiều sâu nhứt!
Gắn liền với TỰ DO (Liberty) là tinh thần CỘNG HÒA ("E Pluribus Unum") và giá trị ĐỨC TIN (tâm linh) sâu xa cho cuộc hiện hữu của mỗi con người ("In God we trust").
Chẳng phải khơi khơi mà nước Mỹ chọn lọc và đề cao 3 giá trị nền tảng nhứt: LIBERTY - "E PLURIBUS UNUM" - "IN GOD WE TRUST".
Tức là: TỰ DO - CỘNG HÒA - ĐỨC TIN.
Theo fb Nguyễn - Chương Mt
No comments:
Post a Comment