Tuesday, May 5, 2020

Ấn Độ: Từ hôm qua đến ngày mai (5)

NHỮNG NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO NƯỚC ẤN ĐỘ NGÀY NAY
các bạn trở lại phần trước ở đây

Sarvepalli Gopal*

Mahatma Gandhi là lãnh tụ tối cao của phong trào đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ, và 1 trong những phẩm chất cao quý của ông là tập hợp được quanh mình những nhân vật kiệt xuất như nhau nhưng lại có tính cách khác nhau. Trong số những người trung thành với lý tưởng của Gandhi, tiêu biểu nhất là Jawaharlal Nehru, Sarvepalli Radhakarishnan và Maulana Abul Kalam Azad.

 Mohandas Karamchand Gandhi (1869-1949), linh hồn của phong trào đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ bằng phương pháp phản kháng thụ động và ko bạo lực (Ảnh: Pinterest)

Được hấp thụ 1 nền giáo dục tại Anh, Nehru đến với Gandhi vì ông nhận thấy: trong khi những người khác chỉ nói suông thì Gandhi chủ yếu là 1 người hành động và đã làm tổn hại ách thống trị của người Anh một cách kiên trì. Trước 1945, Nehru chấp nhận chủ trương ko bạo động của Gandhi vì coi đó là 1 thứ vũ khí hữu hiệu chống lại người Anh, nhưng sau vụ nổ bom nguyên tử năm 1945, ông cho rằng: đó chính là chính sách duy nhất có thể thực hiện được. Ông thừa nhận sự phân tích mácxít về lịch sử là đúng, nhưng ko tin rằng mọi sự tiến hóa chỉ có thể diễn ra bằng bạo lực. Ko phủ nhận đấu tranh giai cấp, song có thể giải quyết nó bằng cách thuyết phục. Nehru hiểu rằng: tuy Gandhi đã động viên được nông dân tham gia phong trào chính trị, song muốn duy trì được sự tham gia và ủng hộ của nông dân thì đảng Quốc Đại Ấn Độ phải có 1 cương lĩnh kinh tế. Trên ý nghĩa đó, Nehru là 1 trong những người đi đầu của chủ nghĩa dân tộc hiện đại ở thế kỷ 20.

Sau khi Gandhi đã tập hợp được các giai cấp khác tham gia phong trào độc lập rồi thì nhiệm vụ của Nehru là duy trì sự liên kết dân tộc đó bằng cách chú ý đến các nhu cầu kinh tế cơ bản của tuyệt đại đa số nhân dân Ấn Độ. Vì vậy ông hứa hẹn rằng: chính phủ tương lai của nước Ấn Độ giải phóng sẽ ưu tiên phát triển kinh tế và đẩy mạnh công bằng xh. Ngay cả trước ngày người Anh rút đi, Nehru đã làm cho nhân dân Ấn Độ nhận thức được tầm quan trọng của kế hoạch hóa.

Một đóng góp lớn khác của Nehru vào phong trào độc lập là đã đem lại cho nó tầm vóc quốc tế. Ông đã nhanh chóng hiểu rằng: chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc là những kẻ cùng hội cùng thuyền, và đối lập với chúng là các phong trào nhân dân và dân tộc trên toàn thế giới. Vì vậy phong trào độc lập ở Ấn Độ là 1 bộ phận của cuộc chiến đấu rộng khắp toàn cầu, và các đồng minh của nó là tất cả các dân tộc đang đấu tranh vì tự do và nhân phẩm ở châu Âu, châu Á và châu Phi.

Các chính sách của Nehru trong cương vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ từ năm 1947 cho đến khi ông qua đời năm 1964 luôn luôn trung thành với những lý tưởng đó. Mọi nỗ lực của ông trong chính sách đối nội tập trung vào việc khẳng định các quyền công dân và tìm kiếm 1 hình thái xh XHCN; còn về chính sách đối ngoại, ông tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa chủng tộc. Nehru đặc biệt gắn bó với châu Phi mà ông coi là láng giềng của Ấn Độ. Ông ủng hộ các phong trào dân tộc ở Kênia, Angiêri, Gana và Nigêria, ko hề bao giờ thỏa hiệp trong việc chống lại chủ nghĩa apacthai. Nhưng trước hết, Nehru là người ủng hộ kiên quyết hệ thống LHQ. Ông đã phái quân lính Ấn Độ tham gia các lực lượng LHQ tại Gaza, Suez và Cônggô và ko ngừng đẩy mạnh việc giải trừ quân bị toàn diện.

Jawaharlal Nehru (1889-1964), thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập (Ảnh: Hindustan Times)

Phần đóng góp của Savepalli Radhakrishnan vào phong trào độc lập có hơi khác. Chủ ngĩa đế quốc đã làm sứt mẻ bản sắc của nhân dân Ấn Độ bằng cách loan truyền tính ưu việt của văn minh phương Tây. Để đối lại Radhakrishnan trở về với các cội nguồn của triết học Ấn Độ và chứng minh trong các trước tác của mình rằng: tư tưởng của Ấn Độ ko thua kém bất kỳ dân tộc nào trong lĩnh vực logic và duy lý. Nhưng trong khi đề cao tư tưởng của các bậc hiền triết Ấn Độ để đem lại niềm tự hào cho nhân dân nước mình, ông ko quên nhắc nhở đồng bào của ông rằng: triết học là 1 cái gì sống động và kêu gọi họ hãy gạt bỏ những phong tục cổ lỗ và rũ bỏ đầu óc mê muội và mê tín. Theo Radhakrishnan truyền thống lâu đời và phong phú của Ấn Độ đã bị chặn giữ lại và nay đòi phải được đổi mới và phát triển hơn nữa. Nói cách khác, ko được để cho chân lý bị bóp nghẹt dưới đống tro tàn của quá khứ và truyền thống của Ấn Độ phải ra sức tiếp thu tư tưởng triết học và khoa học của phương Tây.

Ngoài ra, khi trình bày tư tưởng của Ấn Độ bằng những lời lẽ gần gũi với truyền thống phương Tây, Radhakrishnan còn có công làm cho vh Ấn Độ trở thành 1 bộ phận của nền văn minh thế giới. Cũng như Nehru, ông tin tưởng rằng: chủ nghĩa dân tộc là 1 viên đá như các viên đá khác xây dựng nên tòa nhà của chủ nghĩa quốc tế và toàn bộ những nỗ lực triết học của ông đều hướng tới giúp cho phương Tây và phương Đông hiểu biết lẫn nhau. Là ủy viên UB quốc tế hợp tác trí tuệ từ trước chiến tranh thế giới thứ 2, ông đã tích cực tham gia UNESCO ngay từ ngày thành lập tổ chức này năm 1945. Ông đã lần lượt là ủy viên rồi chủ tịch Hội đồng chấp hành UNESCO, làm chủ tịch Đại hội đồng UNESCO khóa họp năm 1952 và tham dự lễ khánh thành trụ sở UNESCO tại quảng trường Fontenoy năm 1958. Ông coi UNESCO, như lời ông nói, là "ngôi đền của tinh thần".

Sau khi Ấn Độ độc lập, hoạt động chủ yếu của Radhakrishnan tập trung vào việc hòa giải nhân loại bị chia rẽ trên cơ sở những yếu tố chung cho tất cả tôn giáo trên thế giới. Ông tin rằng: đang xuất hiện 1 cộng đồng toàn cầu và do đó nhân loại phải biết nhận ra mục đích và vận mệnh chung của mình. Được Nehru cử làm đại sứ Ấn Độ tại LX, từ cách đây gần 30 năm, Radhakrishnan đã chủ trương tiến hành thương lượng và giải quyết bằng phương pháp hòa bình những bất đồng giữa 2 phe trong cuộc chiến tranh lạnh. Trong 15 năm sau ngày trở lại Ấn Độ, năm 1952, ở cương vị Phó tổng thống rồi Tổng thống Ấn Độ, ông đã đi đầu trong cuộc chiến của nhân dân Ấn Độ vì nhân phẩm và chất lượng cuộc sống. Trong khi đảm nhiệm những chức vụ cao và hoàn thành các trách nhiệm đối với nhân dân nước mình, Radhakrishnan vẫn tiếp tục đi khắp thế giới truyền bá về sự ra đời của 1 nền văn minh mới xây dựng trên sự đoàn kết của nhân loại và sự hòa hợp về tinh thần, dựa vào 1 ý thức tôn giáo ko phải xây dựng trên các giáo điều mà trên sự phát triển của cá nhân và lòng thương yêu đồng loại.

Savepalli Radhakrishnan (1888-1975) là học giả và nhà triết học nổi tiếng, đặc biệt với những trước tác về Ấn Độ giáo (Ảnh: Google images)


Trong khi Radhakrishnan sinh ra là người Hindi thì Abul Kalam Azad lại ra đời tại Mecca trong 1 gia đình Hồi giáo sùng đạo, nhưng cả 2 đều có cùng 1 ý thức sâu sắc về tôn giáo trên cơ sở chủ nghĩa duy lý và những giá trị chung của toàn thể loài người, vượt lên trên các tín ngưỡng và những sự phân biệt độc đoán. Nói lưu loát các thứ tiếng Arập và Batư, là 1 học giả lớn về tư tưởng Ixlam, Azad đã đưa ra 1 cách giải thích phóng khoáng và rộng rãi về kinh Côran, xa lánh mọi màu sắc giáo điều. Chính vì ông coi tôn giáo là người chỉ dẫn cho hành động nên từ năm 1912 ông đã bước vào hoạt động chính trị với mục đích chủ yếu là động viên những người Hồi giáo ở Ấn Độ trong cuộc đấu tranh vì độc lập. Là môn đệ trung thành của Gandhi, ông đã nhiều lần được bầu làm chủ tịch đảng Quốc Đại Ấn Độ và cũng đã nhiều lần bị giam cầm trong những thời gian dài. Từ năm 1920, sự chia rẽ về chính trị giữa các tổ chức đạo Ấn và đạo Hồi tăng lên; dẫu vậy, đảng Quốc Đại vẫn ko ngừng nhấn mạnh rằng: chủ nghĩa dân tộc ko dính líu gì đến tôn giáo và sự có mặt của Maulana Azad trong hàng ngũ ban lãnh đạo phong trào dân tộc là bằng chứng nổi bật nhất. Niềm tự hào dân tộc của Maulana Azad được vững mạnh thêm bởi sự gắn bó của ông với điều mà ông gọi là tinh thần Ixlam, và ông ko bao giờ chấp nhận ý kiến cho rằng 1 người Hồi giáo lại ko thể làm 1 người Ấn Độ yêu nước.

Từ năm 1947 cho đến ngày ông qua đời năm 1958, Azad làm BT giáo dục trong chính phủ đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập và giữ vai trò hàng đầu trong việc thảo ra các chính sách quốc gia trên mọi lĩnh vực. Tin tưởng rằng: tinh thần tôn giáo chân chính sẽ làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, Azad luôn luôn hoạt động vì sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và chính ông đã giữ trọng trách chủ tịch Đại hội đồng UNESCO khó họp tại Đêli năm 1956.

Abul Kalam Azad (1888-1958), người đặt nền móng cho chính sách giáo dục của Ấn Độ sau ngày độc lập (Ảnh: Google images) 

*: Sarvepalli Gopal là giáo sư danh dự lịch sử đương đại tại trường ĐH Jawaharlan Nehru @ New Đêli và là thành viên St. Anthony's College @ Oxford (Anh). Ông là ủy viên Hội đồng chấp hành UNESCO từ 1976 đến 1980. Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm trong đó có Modern India (1967) và bộ tiểu sử 3 tập về Jawaharlal Nehru (1975-1984).

No comments:

Post a Comment