Saturday, May 23, 2020

Coffee Time: Văn học và Y học

Văn học là học vấn về văn chương, đủ cả tài văn chương và học thức. Đó là nghệ thuật dùng ngôn ngữ để thể hiện đời sống và xh con người. Y học là môn học nghiên cứu các phép trị bệnh, khoa học nghiên cứu bệnh lý, thuốc thang, cách phòng và chữa bệnh. Một cách khái quát, văn học và y học xem ra có lương duyên vì con người, cho con người hài hòa trong 1 thể vật chất - tinh thần, thể xác - tâm hồn... Thông qua hình tượng điển hình, văn học bồi dưỡng trí tuệ, tinh thần, kỹ năng sống... Thông qua biện pháp - cơ chế y khoa, y học giúp con người bảo đảm sức khỏe. Con người tiếp nhận từ văn học và y học, như 1 nhu cầu sống, một tâm hồn thuần khiết trong 1 thân thể khỏe mạnh.

Nếu Văn học là nhân học thì y học cũng lấy con người làm trung tâm để tiếp cận với mục đích khám phá, thấu hiểu con người trên mọi phương diện đặc trưng của 2 lĩnh vực này. Nếu V. Hugo bằng Tôn giáo của tình thương đã trải rộng tinh thần của văn học lãng mạn từ châu Âu, R. Tagore làm nên sắc cầu vồng của phương Đông bằng mối tương quan giữa người với người và con người với vũ trụ trong Tôn giáo thuộc về con người... thì nhiều danh y Đông-Tây cũng chữa lành những vết thương, hồi sinh sự sống của con người. Chẳng phải ngẫu nhiên, một thời người ta quen gọi bệnh viện là nhà thương... bới bao lương y như từ mẫu.

Chẳng riêng Sartre từng đưa ra nghi vấn: Chúng ta hiểu gì về con người ngày nay? Tác phẩm của Sartre tìm hiểu con người trong cái tổng thể dưới góc nhìn phân tâm học. Trước đó, chính S. Freud - một trong những nhà y học đầu tiên sử dụng văn học để tạo nên bước đột phá trong lịch sử y học, thông qua việc đặt nền tảng cho sự ra đời của phân tâm học là 1 minh chứng cho sự tương quan giữa y học và văn học. Nhiều khái niệm mà phân tâm học từng đề cập/sử dụng có nguồn gốc từ văn học: ý thức về vô thức - tình dục - cơ cấu nhân cách toàn diện, mặc cảm nhân vật, hành vi vô thức, sáng tạo của nhà văn...

Xã hội học như dòng chảy cuộc đời. Đời người như dòng sông chảy mãi với đục - trong, lở - bồi, khởi - kết ... và những được - mất, hạnh phúc - đau khổ, hy vọng - tuyệt vọng...

Cả 2 lĩnh vực đều xem xét các hình thái ứng xử, diễn đạt của từng cá thể/con người trong sự tương quan giữa bản thân và xh. Cuộc đời cần có tình yêu thương và cảm xúc để vượt lên những đau thương, bất hạnh... bằng trái tim biết suy nghĩ và khối óc đầy tình thương.

Mối quan hệ liên ngành giữa văn học và y học còn lan rộng hơn. F. Schiller (1759-1805) - BS giải phẫu quân đội kiêm kịch tác gia tài ba của nước Đức. Ông học khoa luật rồi chuyển sang khoa y với luận văn tốt nghiệp Về mối quan hệ giữa mặt sinh vật và mặt tinh thần ở con người. Vở kịch đầu tay Những tên cướp viết trong những năm tác giả học đại học y... bộc lộ thái độ căm ghét vua chúa quan lại, chán ghét lối học tập kinh viện xa thực tế, khao khát tự do cá nhân, ca ngơi thiên nhiên - tình yêu - tình bạn... và hướng đến 1 xh công bằng được khai sáng, hợp lẽ tự nhiên. Nàng Luise trong Âm mưu và tình yêu trọng tình, giàu niềm tin, sống xác tín... dù chết đau đớn vẫn giúp ta nhận thấy sẽ đến 1 thời kỳ ko còn có sự khác biệt giai cấp trong xh. Từ 1 danh y, văn hào lớn của nước Đức , "viên công tố của toàn nhân loại đã kêu gọi loài người cùng hướng về phía trời cao". (Bielinxki)

(còn nữa)

lược ghi từ KTNN No.1072 của tác giả Lê Từ Hiển

No comments:

Post a Comment