Saturday, May 9, 2020

Chiến tranh nuôi chiến tranh

Người ta nói Gengis Khan giỏi quân sự hay quân Mông Cổ tinh nhuệ, kỹ thuật tiên tiến. kỷ luật tốt.  Tôi lấy làm ngờ.
     Gengis Khan sinh ra và lớn lên trên thảo nguyên, trong một xã hội thị tộc kém phát triển, không có truyền thống về khoa học quân sự, chẳng biêt binh pháp là gì, thậm chí tư duy phân tích bình thường cũng không thể tích lũy qua các thế hệ. Hình thức chiến trận của các bộ tộc Hung Nô, Mông Cổ đều đơn điệu, chỉ có ưu thế là kỵ binh và cung nỏ, rất khó đối trận với các tuyến phòng ngự dày đặc và kiên cố. Trước Gengis Khan, tại Trung Quốc, người ta cũng đã sử dung cung nỏ và kị binh với số lượng lớn, vì thế kị binh và cung nỏ không phải là vũ khí gì tân kì hay công nghệ chiến tranh mới. Về kỷ luật, tôi lại càng ngờ. Quân Mông Cổ không có cái gì gọi là tinh thần dân tộc, đơn giản họ không có khái niệm quốc gia, vì gồm nhiều thị tộc mới được Gengis Khan thuần phục bằng vũ lực, tiền bạc trong một thế hệ.
     Tôi cho rằng ưu thế của quân Mông Cổ là dùng chiến tranh nuôi chiến tranh. Khi hai bên giao tranh, một bên quan niệm đánh nhau để kiếm lợi, một bên đánh nhau là tiêu tiền, mất mát, theo logic bên kiếm lợi sẽ thắng. Quân Mông Cổ vốn chẳng có tài sản gì ngoài gia súc, đi đánh nhau thì được ăn cơm, bánh mì, uống rượu vang, ăn trái cây, cướp được quần áo vật dung thay cho mấy tấm da cứng đơ, thì quá có động lực. Đánh một lần không thắng cướp được chút rượu uống, bánh ăn đã quá thích. Vì thế sang ta, gặp vườn không nhà trống, đến mùa hè, mặc áo da cưỡi ngựa, ăn bánh bột thịt là chết rồi. Sử và truyền thuyết ta cũng không thấy nói quân Mông Cổ võ nghệ tài ba hay chiến lược gì khủng khiếp (chẳng hạn như quân Minh sau này).

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

7 comments:

  1. Cù Văn Tèo
    Cháu có đọc đâu đó thì quân Mông Cổ có chiến thuật đánh trận mà. Ví dụ kị binh của họ rất cơ động, đến rất nhanh và thua thì chạy luôn và cũng chạy rất nhanh. Khi đấu với kị binh hạng nặng của châu Âu, họ giả vờ thua để quân Âu đuổi theo đến khi ngựa bị mệt thì họ quay lại giết. Cũng là cung nhưng họ là kị cung, cứ bắn xong là chạy. Sau này họ học được kỹ thuật máy bắn đá và thuốc súng từ người Tầu và người Hồi thì trình đánh thành của họ lại tăng 1 bậc.

    ReplyDelete
  2. Nguyen Tran Phuong
    Sao không phải 1 bên đánh nhau để kiếm lời , 1 bên đánh nhau để bảo vệ lợi ích đang có ? Hai thứ này thì bên nào mạnh hơn ? ... Không có thực lực quân Mông Cổ không thể chiếm nửa thế giới như vậy. Trước khi lớn mạnh thì em tin quân Mông đã dùng khả năng linh động mạnh của mình để lấy ít thắng nhiều : đó là kỵ binh với cung tên. Sống trên thảo nguyên phần lớn thời gian để cưỡi ngựa và bắn cung thì kỹ năng đó sẽ khác hẳn những vùng khác. Và kế đó là cách chia chiến lợi phẩm. Sự thật nhiều khi đơn giản vậy thôi : diện tích trong thành rất rất nhỏ so với ngoài thành. Làm chủ được không gian ngoài thành thì trước sau cũng lớn mạnh : và em nghĩ đó là concept chính của quân Mông trước khi lớn mạnh

    ReplyDelete
  3. Tran Luong Son
    Có lẽ gọi là... kinh tế chiến tranh (war economy) anh nhỉ? 😀

    ReplyDelete
  4. NguyenKieu Minh
    Cát Tư Hãn tư tưởng phóng khoáng, ko tham lam cướp dc gì chia chác công minh, ko tư lợi. Đó là điểm mạnh nhất.
    Điểm mạnh nữa ông ta ko bảo thủ, ưa cái mới, thúc đẩy tự do nên quân đội Mông Cổ nhanh chóng học tập dc các thành tựu quân sự mới nhất, tốt nhất của các kẻ thù bị ông ta đánh bại. Em đọc mô tả thì trong các trận đánh sau này quân Mông Cổ dùng nhiều loại vũ khí tối tân để công thành chứ ko đơn giản là cưỡi ngựa bắn tên.

    ReplyDelete
  5. Pham Duc Linh
    Đừng tưởng quân Mông Cổ chiến thắng đơn giản. Subotai là bậc thầy trong việc sử dụng thám báo và nội gián bên trong. Tất cả các thành phố đều đã được trinh sát kỹ lưỡng trước đó vài tháng, Subotai sẵn sàng bỏ nhiều vàng bạc để có nội gián vẽ trước sơ đồ bên trong, thậm chí mở cổng. Đến khi tấn công , hầu hết đều bị thua vì sự bất ngờ ngỡ ngàng.

    Về công chiến, có thể tra cứu trận sông Kalka (Kalka river Battle). Với lực lượng mỏng hơn rất nhiều, nhưng Subotai đã vận dụng nhiều tuyệt kế để tiêu diệt liên quân đông đảo của các vương tôn công tử vùng Ukraina. Vốn họ là đã chiến binh thiện chiến, nhưng hoàn toàn phải khuất phục trước cách dùng binh thần sầu của Subotai.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen
      Có thể bạn nói đúng về quân sự. Nhưng stt này bàn về nguyên nhân kinh tế, sâu xa hơn. Nếu chiến tranh không nuôi được chiến tranh thì cho dù tướng lĩnh tài năng, quân đội thiện chiến đi nữa về lâu dài vẫn kết thúc thảm hại, Napoleon là ví dụ.

      Delete
  6. Do Xuan Phuong
    Em thấy chiến tranh nào có sự mở rộng lãnh thổ của một phe nào đó, luôn có đặc trưng của chiếm đoạt kho dự trữ từ đối phương để bổ sung cho sự phát triển quân sự. Phát xít Đức khi chiếm châu Âu cũng nhanh chóng biến nhà máy, kho tàng của các nước thành nguồn lực cho quân đội và kinh tế Đức. Nhỏ như virus cũng biết cách chiếm các chuỗi hóa học trong tế bào vật chủ thành chỗ nhân lên của chúng. 🙂

    ReplyDelete