Xin giới thiệu lại với các bạn FB về bản hòa ước Triannon.Xin giới thiệu bản dịch phần đầu bộ phim : qua mọi danh giới, bí mật quyển sách của VUJITY TVRTKO về bản hòa ước Trianon và những điều lý thú có liên quan.
Xin chào quí vị, chào buổi tối! Tôi là VUJITY TVRTKO. Buổi tối nay tôi xin mời quí vị tham gia vào một chuyến đi đặt biệt. Một chuyến đi, mà nguyên cứ là để xem nguyên bản Hòa ước được ký Trianon độc nhất vô nhị. Khi tôi tìm thấy nó, tôi đã lật mở ra một chuyên vô cùng kinh ngạc, và tôi xin được giới thiệu cùng quí vị, và xin không câu giờ nữa, chúng ta hãy cùng nhau đi xem nhé, vượt qua mọi danh giới.
Tôi đã tới rất nhiều nơi trên thế giới rộng lớn mênh mang, tôi đã nhìn thấy nhiều điều, có lẽ vì vậy tôi vô cùng yêu quí Tổ quốc tôi. Đôi khi đi dạo trên bờ sông Đanuýp, nhìn xa xa những chiếc tàu thủy, tàu điện chạy, và những du khách, khi nhìn và nghe thấy những hướng dẫn viên du lịch nói về một đất nước có diện tích 93036 km2 như thế nào, mà người ta gọi là nước Hung.
Trong phim này các quí vị sẽ thấy thường xuyên một người bạn đồng hành cùng tôi, người bạn này đầu tiên cũng cứ cho rằng tôi đã đùa với anh.
- Khi tôi nghe nói về thuộc địa của chúng ta thì tôi nghĩ đây có lẽ là một chuyện đùa.
Đến lượt một nghiên cứu viên đã nhìn thấy vô vàn các tài liệu ở Viên, rồi cuối cùng bản thân anh cũng thấy bất ngờ.
Ở Trianon người ta chỉ lấy đi phần đất của chúng ta, của nước Hung phần đất thuộc địa của đế chế Áo - Hung ở Thiên tân.
Quí vị có thể song hành cùng tôi đến Trung quốc, ở đó mà cách đây 100 năm còn là một phần của Hungari, ở đó còn lại những tòa nhà của chúng ta.
Ở nước Hung chúng ta biết đó là thuộc địa của mình, điều này có trên các trang báo.
Nhưng trước đó, trước khi đi tiếp thì chỉ vài phút nữa thôi thì các cánh cửa kéo được mở ra: Cánh cửa phòng bảo mật được mở ra, phiên bản duy nhất của Hòa ước Trianon được cất giữ tại đây.
- Theo cách như thế này thì tôi nghĩ chưa có ai từng thấy cuốn sách này, và như vậy chưa có ai đã mở nó ra xem.
Bắt đầu một chuyến phiêu lưu, bắt đầu một hành trình điều tra.
Zajta ở tỉnh Szabolcs-Szatmár-Bereg cách Csenge vài km là một ngôi làng nhỏ, trông như một bức tranh, nói một cách đơn giản, đẹp tuyệt vời (2:15). Lịch sử của ngôi làng nhỏ này hoàn toàn là kinh ngạc, vì ngôi làng nhỏ với khoảng 500 dân sinh sống, đã bị họ lấy đi của chúng ta, do nhầm lẫn.
- Zajta là một trong những ngôi làng trung thành của nước Hung, nếu không nói là trung thành nhất. Bằng mọi giá đây xứng đáng được nhận danh hiệu như vậy.
Đồng hành cùng tôi là Huszti Róbert, là bách khoa toàn thư sống của vùng này, anh biết mọi thứ về Zajta. Ở đó mặc dù có đường bê tông nối liền 2 làng và hai quốc gia lân cận với nhau, nhưng giữa chừng có rào chắn, và có tảng bê tông chắn ngang. thậm chí những người cảnh sát đang làm nhiệm vụ ở phía Rumani đã cảnh báo chúng tôi là không phải cái gì cũng được quay phim.
Huszti Róbert kể lại rằng khi ở Trianon Zajta đã được sát nhập vào Rumani, thì có một giáo sỹ chỉn chu như bức ảnh trên đây là Gaál Lajos đã xem lại trên bản đồ và nhận ra rằng có điều gì không ổn. Vì vậy Gaál Lajos đã vượt biên và đấu tranh để xem xét lại bản hòa ước. Sự nhầm lẫn đã được phát hiện ra và Zajta lại được sát nhập lại vào Hungari.
- Anh có muốn xem bản hòa ước không?
- À, theo tôi thì bất kỳ người Hung nào cũng muốn xem, và muốn tìm ra sai phạm gì ở đó.
Đó là lịch sử của Zajta. Nó cho tôi một ý tưởng, đó là xem bản hòa ước Trianon này như thế nào, một hộp tài liệu, hồ sơ tòa án ư, là cuốn sách ư? Tôi không biết. Vì thế tôi đi tìm theo dấu vết của bản hòa ước Trianon. Hãy cho phép tôi kể câu chuyện này:
Cậu bé trên bức ảnh kia là tôi đấy. Đằng sau tôi là người bà ở Székely của tôi tên là Réti Kapus Mária, bà sinh ra Ódolán, vùng đất nằm trong danh giới lãnh thổ 1000 năm, bị chia cắt khỏi đất nước.Và cũng chính vì Bà tôi mà tôi đã đọc mọi thứ có thể liên quan đến Trianon, và điều làm tôi hứng thú là làm sao mà đất nước lại to đến như vậy. Tôi tìm tòi nghiên cứu và ghi chép liên tục. Tôi đã đi đến vùng đất ở biên giới bị chia cắt làm đôi ở Sátoraljaújhely, ở đó có một con suối nhỏ, mà theo truyền thuyết thì người Tiệp khắc đã thuyết phục cho mọi người tin rằng đây là dòng sôngcó thuyền bè quốc tế qua lại, vì thế dòng sông này bị chia cắt, vì thế thành phố bị phân chia. Truyền thuyết nghe thì hay, nhưng không đúng sự thật.
Tôi đã nhiều lần đi bộ từ Xlôvác sang Hungari. Tôi nhiều lần đã đến viện bảo tàng Trianon ở Várpalota. Tôi đã xem các bích chương, các tài liệu, và tôi còn được xem cả trò chơi ai là người đã dành lại được nhiều nhất những mảnh đất đã bị lấy đi. Và cuối cùng tôi đã vào các rạp chiếu phim và xem hàng tá phim từ sự phản đối Trianon, đến việc thu hồi lại đất đai đã bị cắt đi.
- Đây là đoàn đại biểu của Hung.
Đây là viện phim ảnh tư liệu khoa học, thể theo yêu cầu của tôi thì anh Kurutz Márton đã lấy ra bộ phim Séc lòng chữ dài 90 phút. Trong phim có thể nhìn thấy các đại biểu hớn hở người Séc, người Ru, người Serbia và những người Hung buồn vô tận.
Chúng tôi xem phim, giữa chừng người nghiên cứu viên đã nói với tôi rằng bộ phim này nhận được từ người Séc, vào những năm 50 - 60. Bộ phim này đã được chiếu nhiều lần ở Tiệp. Chúng ta thì không chiếu.
- Người Hung chúng ta không cử người làm phim tới đó, ít nhất là tôi không tìm thấy dấu tích của sự việc này, và tôi nghĩ điều này cũng dễ hiểu, vì các thước phim này không ghi lại những sự kiện vinh quang gì cho dân tộc.
Đây là cuối phim. Hai người Hung, đầu tiên là Benárd Ágoston và Drasche - Lazár Alfréd bước đến bên chiếc bàn và ký vào hòa ước.
Theo như thế này thì đây là một cuốn sách. Nhưng mà cuốn sách này ở đâu nhỉ?
Chúng ta đang ở chỗ người bạn, người đồng hành cùng tôi là Suha György. Tôi đã yêu cầu tìm hộ cho tôi biết bản hòa ước Trianon ở đâu và đâu là mảng đất đặc biệt mà bản hòa ước này đã lấy đi của chúng ta. Đây là một công việc khó khăn đối với anh, so với những gì chúng tôi nghĩ (6:04).
Chúng tôi không làm thống kê, nhưng với hai người cộng sự thì trong vòng 8, 9 tháng, hay tới nay là 10 tháng về trước thì chúng tôi đã tiến hành hàng nghìn cuộc gọi điện thoại, hàng nghìn thư e-mail.
Đây là thành phố ở ngoại vi Pari, là Saint d' Laye. Sau hơn 3/4 năm tìm kiếm, chúng tôi đã thành công, chúng tôi đã tiến dần đến bản hòa ước. Nhưng trước khi đến đó thì chung tôi đã đi ô tô đến Versace, là nơi bản hòa ước Trianon được ký kết (6:33).
Chúng ta đã đến lâu đài Versace, là nơi các vua Pháp thường ngự trước đây. Trong khu vườn của lâu đài có vô vàn thứ hấp dẫn để chiêm ngưỡng, tòa lâu đài, đài phun nước rất tuyệt vời, tráng lệ, kể cả hàng rào của tòa lâu đài cũng rất đáng ngưỡng mộ, và dòng người tràn ngập nơi đây, họ tò mò muốn biết về nơi trú ngụ tráng lệ của ông vua mặt trời, vua Luis thứ 14. Tại hồ gần hàng rào đang diễn ra cuộc đua thuyền. Những người du lịch đến đây, người thì ăn kem, người thì chụp ảnh, quay phim. Khoảng cách ở những địa điểm xa nhau đến mức nhiều người còn không đi bộ, mà di chuyển bằng xe đánh gôn. Đây là lâu đài Trianon, đối với nhiều người thì đây không phải là địa danh của thảm họa, ở đây họ chụp ảnh cưới, hoặc đơn thuần là chụp ảnh tự sướng thôi.
Tôi cùng bạn tôi là Suha György đi vào lâu đài Trianon. Nơi đây có bán các loại quà lưu niệm, từ quần áo trẻ con đến các đồ lưu niệm có nam châm gắn tủ lạnh. Vào sau một chút là chiếc giường cưới xa hoa, các tranh hội họa quí hiếm, và có cả phòng gương. Chúng tôi đã đến phòng cuối cùng: La Galérie Des Cotelle, phòng này trông như một hành lang, dài 52 m, rộng 7 m, được trang trí với những bức tranh hội hoa và đèn chùm đẹp đẽ. Cuói phòng là nơi có treo bảng thông báo: ở câu cuối cùng có ghi là tại đây, vào ngày 04 tháng 06 năm 1920 đã diễn ra lễ ký kết hiệp ước quyết định số phận của Hungari, cái gọi là Hòa ước Trianon.
Ngày đó rồi cuối cùng cũng đến, ở khách sạn chúng tôi còn cố gắng dàn xếp công việc đến phút cuối cùng, rồi chúng tôi lên xe để đến Le Courreuve vào lúc 10 giờ. Đây là một thành phố tẻ nhạt, buồn ngủ, ở đây chả có tắc đường, chỉ có nhưng người du bộ yên bình. Chúng tôi đến một tòa nhà được bảo vệ như là một nhà tù, và các cánh cổng kéo được mở ra. Tôi không thể giới thiệu được với các quý vị, nhưng họ đã khám xét quần áo của chúng tôi, dùng máy dò kim loại để kiểm tra chúng tôi, rồi chúng tôi được đưa vào một hàng lang được canh gác cẩn mật. Ở đây tôi chỉ được chụp ảnh thôi.
Đây là cánh cửa thép. Chỉ có 6 người được bước qua đây vào trong phòng, ở đó có quyển sách mà vì nó chúng tôi đã đến đây.
Sau khi chờ đợi khá lâu, và đây, đây là quyển sách, là nguyên bản hòa ước Trianon duy nhất. Đằng sau máy ghi hình là những người bảo vệ, trước mặt chúng tôi là người nhân viên chính thức của nơi đây, người này đeo gang tay để làm việc. Thế đấy, quyển sách đang ở đây, nó gồm có 524 trang, được thực hiện bằng 3 ngôn ngữ: Pháp, Ý và tiếng Anh. Những người bảo vệ dường như không có phản ứng gì, nhưng Suha György và tôi thì nhìn về phía trước mà lòng bị chấn động.
Tôi có một cảm giác buồn, thật kỳ lạ là tư liệu này như thể có một chiếc đồng hồ, nó phát ra khí chất gì đó, và khí chất này rất không có gì là tích cực, rõ ràng là hồ sơ mang lại cảm giác tồi tệ, đúng là một đồ lưu niệm, đặc biệt là ở nước Pháp.
Đây có phải là bản chính duy nhất của hòa ước được ký ở đây hay không?
Đây là bản chính duy nhất được ký, theo dạng ký tay, được đóng dấu chính hiệu, đây không phải là bản sao chép, hay bản sao photocopy.
Đối với tôi thì một phần nó hấp dẫn, vì nó ở đây, trước mặt tôi, mặt khác, thành thật mà nói với anh thì thật sự tôi có cảm giác rất tồi tệ.
Cảm giác rất kỳ lạ, tôi nghĩ rằng đối với tất cả mọi người Hung thì nó đúng là gây ra cảm giác buồn thực sự. Tư liệu này gây ra cảm giác buồn, kể cả hình hài của nó nữa.
Chúng tôi giở đến trang cuối cùng của quyển sách, ở trang cuối cùng, trang 524 là chữ ký của những người Hung: Benárd Ágoston và Drasche - Lazár Alfréd, phía trên là chữ ký của dr. Evard Benedek.
Những điều này vẫn chưa gây ra đủ độ khó chịu, chán chường. Tấm bản đồ là phụ bản của bản hòa ước , được gấp lại vào buổi chiều ngày 04 tháng 06 năm 1920, nay lại được mở ra. Tấm bản đồ này chỉ ra đường biên giới của nước Hung (10:48).
Những thành phố bị chia cắt không có tên chuyển đổi phù hợp sang tiếng Ru, tiếng tiệp..., có thể lúc đó các khu vực dân cư này chưa có tên phù hợp.
Đây là giai đoạn rất ngắn trong lịch sử của Hungari. Như ta nhìn thấy đây là Sopron, trước đây nó được cắt sang Áo, có tên là Ödenburg.
Tất cả những điều trên gây cho ta cảm giác khó chịu, chán chường.
Tạm gác quyển sách này sang một bên, ta hãy viếng thăm thành phố Sopron, nơi có rượu vang đỏ, có đội bóng rổ nổi tiếng và là nơi có rất nhiêu du khách, và cũng là nơi mà nhà vua Mátyás đã ngự lại trong một thời gian, trong một vài tháng, nhưng thành phố Sopron vẫn được nhiều người biết đến như là một thành phố trung thành. Tại đây vào ngày 14 tháng 12 năm 1921 đã tổ chức trưng cầu dân ý về việc thành phố sẽ thuộc về đâu. Trên phiếu trưng cầu có thể bỏ phiếu hoặc là nước Áo, hoặc là nước Hung. Cuối cùng kết quả trưng cầu dân ý đồng ý ở lại nước Hung với chênh lệch là 7107 phiếu thuận.
Tất cả mọi người đều tự hào về thành phố Sopron. Hầu như mọi người đều biết về lịch sử của thành phố trung thành này, nhưng về một xã đầu tiên, trung thành nhất thì không ai biết (12:17).
Tôi đang trên đường đến một làng nhỏ ở cạnh Körmend, là làng Szent Péterfa, tên gọi theo tiếng Horvátia là Petro Selo. Ở đó tôi tìm đến một quán rượu có tên là Navrágye, nghĩa là vì sức khỏe của bạn. Người bạn thời niên thiếu của tôi là Kohuth Miklós, trưởng thôn đang chờ tôi tại đó. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Horvátia, cũng như hầu hết mọi người ở Szent Péterfa, ngôi làng của người Horvátia lớn nhất ở Hungari, vì hơn 3/4 người dân sống ở đây là người Horvátia.
Szent Péterfa tự hào là một làng Hungari trung thành nhất, về thực tế đây là ngôi làng Horvátia, vì phần lớn người dân sống ở đây là người Horvátia khi người dân bỏ phiếu ở lại với nước Hung.
Để thuận tiện cho việc làm phim, chúng tôi chuyển sang nói chuyện với nhau bằng tiếng Hung. Anh Miklós đã giới thiệu quán rượu cũng gần giống như một viện bảo tàng cho tôi biết. Đây là hình ảnh người dân ăn mừng khi ngôi làng được sát nhập trở lại với Hung. Trong ngày lễ này, đây là các mẹ, các chị nấu nướng ăn mừng. Nhưng trong ngày lễ này không phải ai cũng hạnh phúc cả (12:54). Do được sát nhập lại với Hung, hàng bao nhiêu năm sau vẫn còn xẩy ra ẩu đả, đánh nhau ở Szent Péterfa. Trong nhiều năm đã xẩy ra các cuộc ẩu đả của người dân với nhau ở vùng thượng - hạ của Szent Péterfa. Tất cả các sự kiện đều gắn liền với sự kiện Trianon.
Cuối cuộc viếng thăm là một sự bất ngờ. Thời trẻ con chúng tôi cùng nhau đàn hát với Kohuth Miklós. Nhân dịp này anh đã tổ chức cho chúng tôi chơi một bài mà tôi là tay đàn chính, mà qua đó tôi đã thực hiện được cả phim về sự nghiệp âm nhạc của tôi. Cảm ơn anh, người bạn của tôi (13:29).
Vừa rồi đây là những điều lý thú ở Szent Péterfa.
Ta lại quay lại Le Coureeuve nhé. Chúng ta giở đến các trang nói về dàn xếp các địa danh lãnh thổ.
Điều này thực tế gây bất ngờ cho anh à? Anh có biết trước điều này không?
Không, tôi không biết, vì thế tôi lấy làm ngạc nhiên là chúng ta lại có thuộc địa ở Thiên tân (Trung quốc).
Trong bản hòa ước Trianon có 104 điều nêu rõ đường biên giới mới của Hungari. Chúng ta mất các vùng lãnh thổ, trong đó có vùng phía bắc, phía nam, Erdély, và Kárpátalja,... và đến điều 99, ở đó có ghi rằng chúng ta còn mất đi những thứ khác nữa.
Tôi cùng với Suha Györgyxem phần lời này ma đứng tim. Truyền thuyết xa lạ trước đây, thực tình là đúng sự thực.
Lời của bản hòa ước nói rằng Hungari trả lại cho Trung quốc tất cả các tài sản có trên lãnh thổ, có thể nói là trên thuộc địa, và các diện tích mà chúng ta có trên lãnh thổ Trung quốc về cho Trung quốc.
Thế chúng ta có 1 km2 diện tích ở Trung quốc à?
Ở đây ghi rõ là ở Trung quốc chúng ta có những tòa nhà, những diện tích lãnh thổ, các đường phố, các điểm bốc rỡ hàng hóa, lãnh sự quán, các nhà ở và các vùng đất.
Và do hòa ước Trianon mà chúng ta mất hết những thứ này?
Phần thuộc địa của chúng ta ở Trung quốc đã bị hòa ước Trianon lấy đi mất.
Điều này hoàn toàn ngạc nhiên nhỉ?
Điều này cũng không an ủi gì chúng ta bên cạnh với việc nước Hung bị cắt xén lãnh thổ, nhưng có một thực tế rõ ràng là trong một thời gian dài chúng ta đã có một phần lãnh thổ riêng ở Trung quốc (15:04).
3 - 4 phố ở Thiên Tânlà phần lãnh thổ chung của đế chế Áo Hung trong lòng Trung quốc.
Rõ ràng đây từng là lãnh thổ riêng của chúng ta nhỉ?
Vâng, đúng thế, đúng thế.
Chúng tôi với Oross András cùng khuân vác cá thùng tài liệu lớn ở Viên, các tài liệu lưu trữ về Trung quốc của chúng ta. Người thủ thư của Cơ quan lưu trữ tài liệu đế chế Áo Hung trước đây cũng không biết được về diện tích chúng ta ở Trung quốc, nhưng bây giờ thì anh còn biết thêm là về mặt pháp lý thì người Áo đã mất phần lãnh thổ này từ trước. Hòa ước Trianon thực tế chỉ là pháp lý hóa trên văn bản mà thôi.
Đây là băng đeo của nhân viên hộ tịch ở thuộc địa Thiên Tân à?
Đây là dải băng mà nhân viên hộ tịch đeo vào khi làm lễ đăng ký kết hôn cho các cặp vợ chồng sắp cưới và lưu trữ vào sổ sách.
Ngoài dải băng trên, chúng tôi còn tìm thấy cả con dấu nữa. Sau 100 năm chúng tôi tự hào được đóng dấu bằng triện này của đế chế Áo - Hung.
Chúng tôi lật tiếp các trang tài liệu và quá khứ lại được tái hiện.
Vào cuối thế kỷ 19, khi nổ ra bạo động mà người ta gọi là cuốc chiến ma phiến, cuộc bạo động này đã bị 8 cường quốc dập tắt, trong đó có sự tham gia của các binh lính và thủy thủ của đế chế Áo - Hung, thí dụ như chiến hạm Zenkai. Trong cuộc chiến nhiều binh sy của chúng ta đã tử trận, nhưng cuối cùng thì chúng ta đã thắng và chúng ta đã được nhận lãnh thổ 1 km2 ở thành phố Thiên Tân (16:31).
Phần đất này trên thực tế được gọi là phần đất thuê, hòa ước Trianon chỉ ghi đó là một khu đất, nhưng ở chúng ta, chúng ta gọi đó là thuộc địa, là Trung quốc nhỏ của chúng ta. Và khi tôi nghĩ chả có gì làm cho tôi ngạc nhiên thêm nữa thì ở hành lang, anh András đã giở ra cho tôi xem tấm bản đồ, tấm bản đồ Trung quốc nhỏ của chúng ta. Tôi sửng sốt và kinh ngạc. Quý vị hãy bình tĩnh, thật bình tĩnh nhé! Chúng ta ở bên đó đã có tranh chấp lãnh thổ với nước Ý. Phần kết của tranh chấp này như thế nào, chúng ta không biết, nhưng điều chắc chắn là trong khoảng 15 năm phần đất đó thuộc về chúng ta: ở đó có các tàu điện chạy, có 4 phố: phố Budapest, phố Viên, phố Trieszt và phố Ferenc József, và nơi đây cũng đã từng bị lũ tràn qua tàn phá (17:27).
Vùng đất này của chúng ta thậm chí còn có các văn bản pháp luật riêng bằng tiếng Hung, và cũng không phải là các văn bản pháp luật bình thường, ví dụ như: để tổ chức bắn pháo hoa cần phải xin giấy phép của công an, cấm ẩu đả và quấy rối trên đường phố, người Trung quốc kể cả trên phần đát của Trung quốc cấm không được phép mang theo vũ khí, cấm ăn xin (17:56).
Đây là những văn bản pháp luật. Trên lãnh thổ mà chúng ta có, chúng ta còn có những kế hoạch phát triễn, có những kế hoạch đã được thực hiện, nhiều kế hoạch không thành.
Trên các văn bản, trên các bản đồ có xuất hiện 3, 4 con phố, trong các tài liêu cùng với các kế hoạch phát triển thường phát sinh câu hỏi là 3, 4 con phố có ít không, đoạn cảng có ngắn không mà cần thường xuyên phát triển. Nhưng dường như có vẻ là 10 năm, hơn 10 năm là quãng thời gian ít ỏi.
Thôi, chừng ấy thôi để nhắc lại quá khứ. Bây giờ chúng ta hãy hướng tới Trung quốc nhé! (18:38)
Đây là Bắc kinh Trung quốc vào trung tuần tháng ba. Đáng kinh ngạc là ở đây rất nhiều khói bụi và nhộn nhịp. Ở quảng trường Thiên an môn có vô vàn binh sỹ, và du khách thăm quan. Rất nhiều du khách đã chụp ảnh Mao Trạch Đông. Tôi đã đến thăm Tử cấm thành và một trong những công viên đá hay có ở đây. Sau đó tôi tới một nhà hàng ăn uống TQ, ở đây tôi nhanh chóng nhận ra rằng tôi sẽ chết đói nếu như thường xuyên phải ăn uống bằng đũa. Nhưng may mắn là không phải luôn như vậy. Tôi đi tiếp. Trên đường nhiều cư dân ở đây đang hứng thú chơi mạt chược. Sự hứng thú này lên đến cao độ khi tôi nhập cuộc với họ để chơi trò Đô mi nô. Thành công của tôi chẳng khác gì với việc tôi dùng đũa. Cả 6 lần tôi đều đứng chót.
Thôi, cũng chẳng sao, dù gì thì tôi đến đây đâu có phải là do việc này. Tôi đến tìm Trung hoa nhỏ của chúng ta.
Buổi sáng ngày hôm sau chúng tôi ở Thiên tân, thành phố cách Bắc Kinh 2 tiếng rưỡi đi ô tô.Trong thành phố này số dân sinh sống còn gấp rưỡi dân số Hungari. Khi chúng tôi bước ra khỏi xe thì một trò chơi mới cũng đã bắt đầu, khi chúng tôi quay phim, chụp ảnh thì chúng tôi cũng bị người khác chụp ảnh, quay phim, mà lại còn liên tục nữa chứ.
Những người hướng dẫn cho chúng tôi đã đưa chúng tôi đến một viện bảo tàng địa phương (20:02) và giới thiệu Tp Thiên Tân cho chúng tôi. Đây là vùng đất rộng lớn, chắc chắn vậy, nhưng ở đây có đến 14 triệu người sinh sống, có được một mảnh đất trống là hiếm hoi.
1 tiếng đồng hồ sau chúng ta ở khu vực được gọi là đất Ý, đây là khu vực được biết đến là có tranh chấp với chúng ta. Ở đây có các tòa nhà, các dãy cửa hàng với các mặt nạ lễ hội, và cả cửa hàng bánh Pizza ý nữa, như thể chúng ta đang sống ở một thành phố ý thực sự.
Rồi chúng tôi rời khỏi nơi đây để đến một nơi mà chúng tôi mong đợi từ nhiều tháng nay.
Cuộc hành trình dài, nhưng cuối cùng thì chúng ta đã đến đây. Phía sau lưng tôi đây là khu vực mà 100 năm trước đây đã có những người Hung làm việc, học tập và sinh sống, và đây là mảnh đất mà trên thực tế là hòa ước Trianon chính thức đã lấy đi của chúng ta vào ngày 04 tháng 06 năm 1920.
Mời quý vị, chúng ta cùng đi, để xem mảnh đất nhỏ TQ của chúng ta (20:25').
Nhìn từ đây thì kia là mảnh đất đã từng thuộc về chúng ta, thuộc về chúng ta trong khoảng 15 năm, mảnh đất này đã bị quân đội Trung quốc xâm nhập vào từ năm 1917, còn trên thực tế văn bản chính thức thì chúng ta bị mất vĩnh viễn ở Trianon.
Bên cạnh những tòa nhà cao trọc trời còn sót lại một số ngôi nhà cổ có tuổi thọ trên 100 năm tuổi với những khung cửa nhỏ. Đây là tòa nhà của quân đội thuộc đế chế Áo - Hung. Ngôi nhà này sắp tới đây sẽ được một tập đoàn bất động sản TQ mở lại, ít nhất là được bà TGĐ Ven Zhao nhắc tới.
Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc tu bổ tòa nhà này từ 5 năm trước đây. Vì chúng tôi muốn được thấy nó như nó từng như vậy cách đây 100 năm. Chúng tôi dự kiến nhiều thứ vào đây, đây sẽ là công trình đáng tự hào của chúng tôi.
Tường của tòa nhà còn mộc, nhưng (21:45') tôi biết là ở đây sẽ có nhà hàng ăn uống, quán trà và ở đây sẽ có các triển lãm của Hungari nữa.
Tôi giới thiệu thêm vài hình ảnh về mảnh đất mà trước đây đã từng thuộc về chúng ta.
Đương nhiên là nhiều thứ đã thay đổi. Trên mảnh đất này nay có nhiều nhà cao trọc trời, đường xá rộng lớn và rất nhiều cửa hàng. Còn đây là trung tâm của Trung quốc nhỏ của chúng ta với tòa nhà của lãnh sự quán. Tôi đi vòng quanh trong nhà, tôi tìm thấy chiếc điện thoại cổ xưa, và cả chiếc máy chữ hiệu Corona nữa. Và qua hành lang tôi đi bộ đến cạnh con sông, mà trước đây 100 năm nơi đây là danh giới.
Tại đây thì các luật lệ, phong tục của Hung được thực thi. Ở đây có các trường học, có nhà tù, có công an, bên cạnh tòa lãnh sự còn có chỗ giải trí, có cả chợ.
Đây là chiếc cầu, ở đây tôi gặp Mervay Mátyás, anh là người sống ở đây và là người nghiên cứu đầy nhiệt huyết về mảnh đất này và lịch sử của nó. Tôi cảm ơn anh Mátyás về sự giúp đỡ để cho tôi biết được ở mảnh đất Hung này như thế nào 100 năm về trước.
Chúng ta có thể tìm thấy trong một bài báo chủ nhật về một người phóng viên đã đến đây và viết bài: nước Trung quốc nhỏ của chúng ta. Người này đã giới thiệu về mảnh đất này của đế chế Áo - Hung là mảnh đất được thuê nhương, hay là thuộc địa của chúng ta và còn kèm theo ảnh chụp nữa và có thể thấy những người thủa xưa như thế nào.
Và từ đây, lại một bước nhảy xa, về nước, về thư viện sách Széchenyi. Tôi đang tìm những tờ báo cũ, theo những điều mà anh Mervay Mátyás đã giới thiệu với tôi thì tôi tìm những tờ báo cách đây 112 năm.
Vào ngày quay đoạn phim này tôi bị cảm lạnh, quí vị hãy bỏ qua cho tôi vì có thể giọng của tôi không tốt, nhưng nhiệt huyết của tôi thì lớn hơn nhiều, vì cái chính là tôi đã tìm thấy cái mà tôi cần tìm khi đến đây.
Xin trích dẫn báo chủ nhật vào ngày 01 tháng 05 năm 1904, người phóng viên viết như sau: sau khi chiến tranh chấm dứt, ở quê nhà nhiều người không tán thành là đế chế Áo - Hung cũng đã chiếm đất ở TQ, ở Thiên Tân người ta cho rằng đây là một sự vô bổ, thêm một gánh nặng.
Trong khi các cường quốc chỉ thuê lại các vùng đất từ người TQ, thì vùng đất của chúng ta lại là sở hữu của đế chế Áo - Hung, chúng ta đã chiếm lấy mảnh đất này.
Cuộc sống ở Trung hoa nhỏ này như ở trong một tổ ong, bắt đầu lúc mặt trời mọc và kết thúc lúc mặt trời lặn, đường phố đầy những người là người.
Người viết báo đã trách cứ nhà cầm quyền của đế chế Áo - Hung vì đã không phát triển mảnh đất của chúng ta. Sau đó giới thiệu bức ảnh một tên trộm người TQ bị gông cổ, và còn đây nữa là những lính thủy đánh bộ trong những bộ quân phục đẹp đẽ.
Thành phố Thiên Tân vào giữa mùa xuân. Từ đó đến này đã có bao nhiêu nước đổ vào sông Hoàng Hà, các phố không còn mang tên Viên , hay Budapest nữa, nhưng còn đó là tòa nhà lãnh sự và sắp tới tòa nhà Kasino lại được mở lại trên mảnh đất khoảng 1 km2 khi đó có khoảng gần 20 nghìn người sinh sống, cách đây rất lâu, cách chúng ta rất xa, trên mảnh đất Trung hoa nhỏ của chúng ta.
Hành trình của của chúng ta đến đây thôi, chuyến phiêu lưu của chúng ta đến đây thôi, quí vị đã được nhìn thấy phiên bản duy nhất của bản hòa ước Trianon và nhìn thấy Trung quốc bé nhỏ của chúng ta.
Sau đây là một thông báo quảng bá: sau khi giới thiệu bộ phim này tôi sẽ khởi sướng đề xuất là hãy chính thức xem xét xem liệu Zajta có thể nhận được danh hiệu ,, Communitas fidelissima", nghĩa là ,, xã có danh hiệu trung thành nhất" hay không?
Cảm ơn quí vị đã đồng hành cùng tôi tối hôm nay. Tôi là Vujito Tvrtko. Chúc quí vị mọi sự tốt lành.
Nguồn:
No comments:
Post a Comment