Tôi thường nghe các quan điểm trái ngược 1) Con người sinh ra đã được thiên phú một số tư chất đặc biệt Những kẻ kg được thiên phú lại muốn thi thố trong một số lĩnh vực nếu kg thất bại thì chỉ có thể là Xuân tóc đỏ hoặc giá áo túi cơm. 2) Quan điểm ngược lại, con người làm được mọi thứ, miễn có điều kiện, cứ làm nhiều sẽ quen. Lượng đổi thành chất. 3) Có quan điểm có vẻ dân tuý cho rằng ai cũng có năng lực đặc biệt kể cả chậm trí, tự kỷ, hâm nặng, hâm nhẹ.
Tôi có xu hướng cho rằng:
1. Con người ta có hơn có kém về phương diện này hoặc phương diện khác, do hoàn cảnh (tự nhiên bị tai nạn), di truyền. Nhưng về tổng thể có 2 loại người khác hẳn về đẳng cấp là NGƯỜI BÌNH THƯỜNG và NGƯỜI CÓ NGHĨA LÝ. Người bình thường chỉ nên làm những điều bình thường trong bất cứ lĩnh vực nào. Người có nghĩa lý có thể làm bất cứ điều gì cần đến nghĩa lý và đáng để khổ luyện, cố gắng. Một trong những tiêu chí nhận biết người có nghĩa lý là có óc thẩm mĩ và khiếu hài hước.
2. Cái gọi là thiên phú, năng khiếu chỉ xuất hiện ở người có nghĩa lý. Người có nghĩa lý có thể làm hầu hết mọi thứ nếu dốc sức. Không có cái gọi là năng khiếu toán hay năng khiếu văn, người có nghĩa lý nếu dốc sức vào toán sẽ thành tài năng toán, dốc sức vào văn sẽ có tài năng văn. Có một số chỉ có thể giỏi toán hoặc chỉ giỏi văn thực tế đều không phải là người có nghĩa lý. Đáng ra họ chỉ nên làm người bình thường thì đỡ bất hạnh cho họ hoặc cho đời.
3. Bất cứ ai kể cả chậm trí, tự kỷ, hâm nặng, hâm nhẹ đều có thể huấn luyện để sống như một người bình thường. Cái gọi là năng lực đặc biệt chỉ là tập nhiễm từ cách sống, như người liệt tay thì có thể viết bằng chân, hoặc mù thì thính tai. Không phải là năng lực có nghĩa lý.
Như vậy 3 trường phái trên đều đúng và đều sai trong những trường hợp nhất định.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
Do Xuan Phuong
ReplyDeleteCác quan điểm mâu thuẫn như anh Việt nêu, có thể hóa giải bằng luận lý nhân quả và sự phân nhánh nhiều trạng thái mới từ trạng thái ban đầu.
Duy Nguyễn
ReplyDeleteVới các quan điểm bác nêu ra, con xin có chút nhận định như sau ạ. 1. Là Mục đích luận - Aristotle, 2. Là Chủ nghĩa kinh nghiệm - Locke, 3. Là Thuyết siêu việt - Kant. Dù lý luận dựa trên quan điểm nào, hay không dựa trên quan điểm nào đi nữa thì cũng còn tùy vào tình trạng, đặt điểm, xu hướng xã hội thịnh hành đương thời, tùy vào quy mô, lĩnh vực và thời điểm nhất định... Và con cũng chờ nghe xu hướng của bác ạ.
Ngô Tuấn Dũng
ReplyDeleteTheo em hiểu NGƯỜI CÓ NGHĨA LÝ đã người hiếm có trong thiên hạ rồi.
Aiviet Nguyen
DeleteCũng không hiếm đâu. Đa số họ bị xã hội lãng phí.
Lien Phuong
ReplyDeleteNgười có nghĩa lý dịch ra tiếng Anh sẽ ntn bác?
Aiviet Nguyen
DeleteĐây là từ tôi tạm đặt chứ không phải theo ai. Có lẽ tôi sẽ đặt là meaningful man.
Gia Ninh Trần
ReplyDeleteNghĩa lý là gì hả AV ? Có phải là Idea 意念 không?
Aiviet Nguyen
DeleteEm gửi gắm ba ý anh ạ:
1. Trước hết là có nghĩa (meaning) và có lý (reasoning)
2. Thứ hai là make sense. Hành động, ăn nói đều tiềm ẩn ý nghĩa hợp lý. Như ta thường nói "vô nghĩa lý" có nghĩa là "does not make sense".
3. Ăn nói suy nghĩ hành động đều hướng tới một ý nghĩa (meaningful).
Những người nói chỉ để nói, nghĩ theo lối mòn, quy ước, hành động theo cảm tính, thúc đẩy bởi nhu cầu vật lý, em nghĩ là người bình thường, không có nghĩa lý (ít ra đối với em).
Gia Ninh Trần
DeleteAiviet Nguyen, Tôi cũng láng máng nghĩ như vậy, nhưng nói thật sáng tạo thuật ngữ mới như vậy e là chưa hợp “ nghĩa lý “, ý thì hay mà chữ thì dở, góp ý thực lòng đấy , đừng tự ái nhé.
Aiviet Nguyen
ReplyDeleteNếu chấp nhận phân loại trên thì nên chia giáo dục là làm 3 loại:
1. Giáo dục cho người có nghĩa lý
2. Giáo dục cho người bình thường
3. Giáo dục cho người có hoàn cảnh đặc biệt (kể cả người sinh ra có nghĩa lý) trở thành người bình thường.
Hoàng Lê Minh
DeleteAiviet Nguyen, vâng anh. Ai cũng có thể hoàn thiện mình từ giáo dục. Kể cả các Vị đang trong ngục
Nguyen Duc Nam Bg
ReplyDeleteÝ kiến cá nhân của em : Năng khiếu và nỗ lực là tồn tại có thật. Kết quả, thành công nếu tổng hợp 2 yếu tố đạt yêu cầu. Tổ hợp 2 yếu tố lại có khái niệm giới hạn. Ví dụ với 1 năng lực đủ nhỏ thì mọi nỗ lực cũng ko đến đâu. Năng lực khoảng giữa càng nỗ lực càng thành công. Để thành công lớn , bất chấp năng lực sao đều phải nỗ lực lớn. Còn khái niệm nghĩa lý, cần làm rõ là với ai, bản thân đối tượng hay với ng khác, xã hội ( khách quan). Thông thường chủ thể thường nói về ý nghĩa với bản thân mình trước, tự mình và cho chính mình.