Thursday, June 18, 2020

Khai phá thời ĐDVH: Kinh tế học với nhân tố con người là quan trọng (1)

"Minh triết của sự bền vững" (The Wisdom of Sustainability của Sulak Sivaraksa) khai phá/nhấn mạnh vào những giao thế quy mô nhỏ, bản địa bền vững với sự toàn cầu hóa. Cuốn sách cống hiến hy vọng và những giao thế cho sự tái cấu trúc những nền kinh tế của chúng ta căn cứ trên những nguyên tắc tinh thần và sự phát triển của con người (cá nhân).
Với sự suy sụp của nền kinh tế, câu hỏi tìm những giải pháp thay thế cho khuôn mẫu kinh tế hiện hành đã trở nên cực kỳ khẩn cấp. Tác giả của "Minh triết của sự bền vững là 1 trong những người tiên phong trong việc phát triển 1 sự phê phán sâu suốt về chủ nghĩa tiêu thụ. (Walden Bello)
"Giống như Gandhi, Sulak cống hiến cho một nền văn minh đã lạc lối." (Jack Kornfield)
Hễ khi nào tự hỏi về những gì liên quan đến vấn đề căn bản về đạo đức cộng đồng và hành động công cộng, rốt cuộc, câu hỏi liệu chúng ta sẽ có suy tư ntn sẽ kết nối chúng ta với tác giả của "Minh triết của sự bền vững" bởi ông có đức tính lớn của sự trung thực với chính mình và với những tiêu chuẩn trong cách thế kết nối mọi triết lý đạo đức lớn... Sulak là 1 sức mạnh ko thể bị khuất phục đang tác động lên công lý, từ quan điểm tôn giáo.

Ngày nay, ở phần lớn châu Á, đạo Phật phải cạnh tranh với cái đạo mới của chủ nghĩa tiêu thụ. Theo Sulak, hiện nay ở Thái Lan có nhiều người làm điếm hơn sư sãi, và các cửa hàng bách hóa đã thay thế các đền chùa như là những trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Chỉ ở những nơi mà chủ nghĩa tiêu thụ và sự toàn cầu hóa chưa giương ra cái vòi bạch tuộc của chúng, chẳng hạn như ở Bhutan và trong cộng đồng những người Tây Tạng lưu vong, thì mới thấy còn thịnh hành truyền thống của Phật giáo.
Sulak hoàn toàn chính đáng khi tấn công vào chương trình theo chủ nghĩa tân tự do của Ngân hàng Thế giới và những gì mà nó hứa hẹn... Con người ko thể chỉ sống bằng bánh mì/cơm nhà ở, áo quần và sức khỏe được bảo đảm. Một khi những nhu cầu thiết yếu đó được đáp ứng thì những nhu cầu về an ninh, hòa bình và tư tưởng cũng phải được đáp ứng. Nhưng những thứ này khó xác nhận hơn, và càng khó điều hành hơn.
Thế giới hiện nay đang bị xé rách vì tranh chấp. Những người giàu càng giàu hơn, còn người nghèo chỉ sống với những mạnh vụn thừa thãi của họ, những cảnh đói kém và giết chóc, bạo loạn xảy ra khắp nơi...
Bằng cách chữa lành những vết thương ở mọi nơi trên thế giới, trên mọi lĩnh vực, trong từng con người... với mục đích biến Trái Đất thành 1 ngôi nhà chung dễ ở hơn. Vì thế, minh triết mà tác giả của cuốn sách đề cập là những gì liên quan đến cá nhân con người và cả trên bình diện toàn cầu.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các quốc gia trên thế giới tập trung vào việc củng cố xây dựng vì 1 thế giới tốt đẹp hơn. LHQ như 1 diễn đàn đầu tiên để biến những ý muốn tốt đẹp trở thành hiện thực, nơi các quốc gia có thể tham gia trên 1 diễn đàn thực sự đại đồng, nơi các nước nhỏ, nghèo có thể chen vai sát cánh với các nước giàu mạnh về những vấn đề cùng chung mối quan tâm, trên cơ sở bình đẳng. Họ đã tạo ra Ngân hàng thế giới (NHTG) và Qũy Tiền tệ Quốc tế - những thiết chế theo các hiệp ước Bretton Woods - để làm phát sinh sự thịnh vượng cho tất cả. Sứ mạng của NHTG, được khắc trên những bức tường tại Washington D.C. là để trừ tiệt căn sự nghèo khó.

Nhưng dù thế, thực tế lại cho thấy: những thiết chế và công cụ được tạo ra đã mang lại sự gia tăng ngày càng lớn trong sự bất bình đẳng về thiểu số giàu có, cũng như sự xuống cấp của cảnh quan và sự suy đồi về vh. Và cùng với chúng, con số người nghèo đã gia tăng.

Điều gì đã xảy ra? Hiện nay, toàn cầu hóa, phải gọi là chủ nghĩa bảo căn thị trường tự do (free-market fundamentalism) - như 1 tôn giáo ma quỷ áp đặt những giá trị duy vật chủ nghĩa lên các nước đang phát triển cũng như các nước công nghiệp hóa, thúc đẩy con người ra sức kiếm tiền và thủ lợi nhiều hơn trong 1 chu kỳ ko bao giờ dứt của lòng tham và sự bất an.

NHTG và những thiết chế của nó đặt ưu thế của việc công nghiệp hóa, của kinh tế tiền tệ và tính hiện đại lên trên các phong cách sống nông nghiệp, các nền kinh tế tự túc và tính bản địa... tạo cho sự toàn cầu hóa thành 1 dạng thức mới của chủ nghĩa thực dân. Từ 'hiện đại hóa' (modernization), thực sự, là được mã hóa theo các chủng tộc; tiền lệ của nó là Âu hóa (Europeanization).

Sự hứa hẹn của CNTB là giải thoát bằng sự tăng trưởng bất tận, theo cách của Jerry Mander, là ko tưởng. Ko gì có thể tăng trưởng mãi mãi! Luôn có những giới hạn. Trước khi con người xâm hại 1 cách ko thể nào quy hồi tài nguyên của đất mẹ, thì cần phải chuyển hướng và xây dựng 1 tương lai dựa trên trí tuệ và tình thương yêu. Bởi đơn giản là ko có đủ tài nguyên cho mọi người có thể sống theo cách của thế giới thứ nhất (thế giới tư bản).

Toàn cầu hóa tuyên truyền cho sự tương tác/trao đổi và chia sẻ lợi ích giữa các quốc gia với nhau. Trong suốt quá trình thực hiện đến nay, toàn cảnh mà nó cho thấy là những sự bất bình đẳng giữa những kẻ có và kẻ ko có - Bắc và Nam, người đầu tư và người lao động, doanh nghiệp kinh doanh nông sản và nông dân... đã gia tăng một cách lũy tiến, làm nảy sinh sự lệ thuộc gần như hoàn toàn của các nước đang phát triển vào những nước phát triển. Và cùng với những hậu quả này là những cảnh quan bị hủy diệt, nhiều nền kinh tế bị sụp đổ.

Cấu trúc xh đã hình thành tạo áp lực lên con người. Sống trong xh với những tổ chức, thiết chế, luật lệ và hệ tư tưởng hiện hành… con người chịu sự tác động để tuân thủ những giáo điều được thiết lập cho 1 trật tự được coi là quy củ. Những người tuân thủ là những cá nhân nhìn thấy cái thế giới với “chân lí” của nó mà ko thắc mắc gì. Và họ cảm thấy bất an, thậm chí sợ hãi với những gì vượt ra ngoài cái thế giới ấy.

Chấp nhận quyền lực của những cấu trúc xh, con người được hưởng quyền lợi của họ. Khi thách thức hoặc muốn thay đổi nó, con người sẽ bị gạt sang bên lề. Có những định chế như thế trong xh hiện nay. Y học hiện đại làm chúng ta chồng chất nỗi sợ về bệnh tật, tuổi già, và cả sự xấu xí. Tôn giáo cũng có thể đánh lừa chúng ta. Những ngôi chùa đã trở nên giàu có nhờ sự bố thí mà người ta làm để được hưởng phúc lành, đảm bảo cho chính họ 1 sự tái sinh may mắn. Các chính phủ kiểm soát chúng ta bằng pháp luật, gây nên sự sợ hãi nếu bị ở tù hoặc bị xử tử.

“An ninh quốc gia”, “tài sản tư hữu” và “CNTB thị trường tự do” là những cấu trúc xh. Hệ thống giáo dục trưng ra các cấu trúc xh để hướng con người lệ thuộc vào quyền lực, chấp nhận sự hiện hữu của chế độ hơn là nhận ra sự bất công trong đó. Quan niệm điều hành trung tâm của nền kinh tế toàn cầu là “tư hữu”. Phương Tây đã phát minh ra điều này, và những người Á Đông đang đi theo sự dẫn dắt của họ. Gần đây, Ấn Độ tuyên bố rằng: mỗi giọt mưa ở vùng Rajasthan đều thuộc về chính phủ, và đến lượt chính phủ sẽ ban các đặc quyền cho các công ty tư nhân mua và bán lượng mước mưa này.
Và các phương tiện truyền thông – hầu như tất cả đều là những tập đoàn vụ lợi – là chuyên gia trong việc hợp thức hóa hành động của các nhà chức trách. Điều thiết yếu là chúng ta học cách phân tích sự bạo động trong cấu trúc** và các cấu trúc xh. Trong thời đại của chủ nghĩa hiện đại cực độ này, 1 thời kỳ của khủng bố, con người cần hiểu rõ là những hệ thống tư tưởng của họ đã được tạo dựng ntn, để khi 1 thiên sứ đánh thức, họ sẽ nhận ra: cái gì là trung thực.
--------
**: Bạo động trong cấu trúc là 1 từ được tạo ra trong thập niên1960 do Johan Galtung, người sáng lập ngành học về hòa bình như 1 khoa ở ĐH. Nó quy chiếu về những lề lối có tính hệ thống mà những nguồn năng của 1 xh được phân bố ko đồng đều và ko công bằng, ngăn cản con người đáp ứng những nhu cầu căn bản của mình. Bạo động trong cấu trúc bao gồm CN ưu đẳng, CN trung tâm sắc tộc, CN giai cấp, CN chủng tộc, CN giới tính, CN quốc gia, CN dị tính, và CN tuổi tác (elitism, ethnocentrism, classism, racism, sexism, nationalism,heterosexism,ageism).

(còn nữa)

(lược ghi lại theo phần đầu và phần Giới thiệu của Nicholas Bennett của cuốn MINH TRIẾT CỦA SỰ BỀN VỮNG, chịu trách nhiệm xb: Chu Hảo-NXB TRI THỨC, 2012)

2 comments:

  1. Lúc này, nhân loại đã thức tỉnh chưa?
    Thế giới phải thật sự chuyển hướng sau ĐDVH mới có thể chấm dứt 1 giai đoạn đầy bất trắc và bất lợi cho những quốc gia đang là những thuộc địa kiểu mới của những siêu đế quốc đã trở nên khổng lồ hiện nay.

    ReplyDelete
  2. Thực tế cho thấy con người đang bị đe dọa do bạo lực. Sự chênh lệch về kinh tế, nạn khủng bố gia tăng, sự ô nhiễm sinh thái và những mâu thuẫn tôn giáo hoặc những tranh chấp giữa các nền văn minh làm cho bức tranh của thế giới càng trở nên bi đát hơn.
    Sự công nghiệp hóa khiến loài người có thể làm ra nhiều hàng hóa hơn so với nhu cầu thực sự cần thiết đã thúc đẩy việc tạo ra những thị trường và khai thác lòng tham lam bằng sức mạnh tuyên truyền và biến đổi nhận thức của con người.
    Người ta được dạy dỗ để so sánh và cạnh tranh, vì vậy, cùng với sự ngu si và tham lam vô hạn, con người trở thành những cỗ máy tiêu thụ, ko phân biệt được nhu cầu thiết thực và lòng tham.
    Những người theo chủ nghĩa đế quốc về kinh tế chiếm ngự tâm trí con người, và sự khốn cùng của con người đã được toàn cầu hóa.
    lược viết lại theo lời Tựa của Samdhong Rinpoche - Kalon Tripa (Thủ tướng) Chính phủ Tây Tạng lưu vong.

    ReplyDelete