Sau khi Hungary bị chia cắt bởi Hòa ước Trianon, 34 năm sau, VN cũng lâm vào cảnh đất nước bị chia làm 2 miền. Và bi kịch đã xảy ra khi Hiệp định này ko phải là sự bắt đầu cho việc lập lại hòa bình và thống nhất đất nước mà đã đẩy VN vào 1 cuộc chiến tranh đẫm máu hơn, dẫn tới hậu quả ko thể lường được trong một tình thế vô cùng nguy hiểm hiện nay trước thế lực thù địch phương Bắc, từng là người anh em cùng phe tại Hội nghị Genève. Nhưng ngay từ lúc đó, BK đã lợi dụng hội nghị này để đưa Trung Quốc thành một thế lực chính tại châu Á[1]. Vì thế, những người đứng đầu đảng cs TQ đã coi nhẹ lợi ích của những người cs và dân tộc chủ nghĩa tại ba nước Đông Dương khi thỏa hiệp với các nước phương Tây trong giải pháp phân chia lãnh thổ của VN làm 2, gây bất lợi đối với lực lượng bản xứ chống Pháp tại các nước này.
-----------
Phái đoàn Quốc gia VN
Ngày 4-6-1954, trước khi Hiệp định Genève được ký kết 6 tuần, thủ tướng Pháp đã ký Hiệp ước Matignon (1954) với Thủ tướng Quốc gia VN công nhận Quốc gia VN hoàn toàn độc lập đối với Chính phủ Pháp và là thành viên của khối Liên Hiệp Pháp.
Theo Bernard B. Fall: Quốc gia VN không đủ thực quyền để ký kết Hiệp định do lực lượng quân sự của chính quyền này quá nhỏ. Mặt khác, Hiệp ước Matignon chỉ được ký dưới dạng ghi nhớ giữa 2 Thủ tướng chứ không phải nguyên thủ cao nhất của 2 bên (Tổng thống Pháp René Coty và Quốc trưởng Bảo Đại).
Ông Trần Văn Đỗ, Trưởng đoàn đại diện của Quốc gia VN tuyên bố sẽ không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định gây chia cắt nước VN làm 2 nước và đẩy Quốc gia VN vào thế nguy hiểm.
Đại diện phái đoàn Quốc gia VN ra một tuyên bố riêng:
"Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia VN. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của (Quốc gia) VN quyền tổ chức phòng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đã tự ấn định ngày tổ chức Tổng tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn Quốc gia VN ... chính phủ Quốc gia VN yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng: (Quốc Gia) VN long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng với những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia VN yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc VN trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập và Tự do cho xứ sở".
Ngày 28-4-1954, Ủy ban Bảo vệ Bắc VN của Quốc gia VN tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Ủy ban di cư được thành lập. Ngày 30-7-1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc di cư vào miền Nam. Sau đó, chính phủ kế tiếp của Quốc gia VN là VNCH do Ngô Đình Diệm làm tổng thống, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử thống nhất VN, trái với Tuyên bố chung của Hiệp định.
(còn nữa)
*: mix từ nhiều nguồn
[1]: Ngày 4-8-1953 Liên Xô đề nghị họp Hội Nghị ngũ cường gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Cộng vào tháng 9-1953 để tiếp tục giải quyết những tranh chấp ở Triều Tiên, đồng thời tại khu vực Á Châu, trong đó nóng bỏng nhất là vấn đề Việt Nam.
Đề nghị nầy bị Hoa Kỳ bác bỏ ngày 2-9-1953.
Trong cuộc họp tay ba Anh, Pháp và Hoa Kỳ trong ba ngày kể từ
16-10-1953, cả ba nước trên đưa ra tuyên bố không chấp nhận đề nghị của Liên
Xô, nguyên do là vì các cường quốc Tây phương không muốn thừa nhận Cộng Hòa
Nhân Dân Trung Hoa là một cường quốc ngang hàng với họ. Lúc đó, Cộng Hòa Nhân
Dân Trung Hoa chưa được vào Liên Hiệp Quốc. Chiếc ghế thường trực tại Hội Đồng
Bảo An Liên Hiệp Quốc do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) nắm giữ.
Quan điểm và nội dung được chọn và post của loạt bài này:
ReplyDelete1. Do ko bị ràng buộc theo tư tưởng và chủ trương của đảng (vì tôi ko phải là đảng viên), nên tôi chỉ update những gì mà tôi cho rằng phù hợp với con đường của dân tộc VN, của người VN yêu nước hiện nay với nhận thức rõ ràng rằng: quyền lợi của Tổ quốc và sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ phải được tôn trọng, ko ai có quyền xâm phạm. Từ đó mới có thể khẳng định/lựa chọn đúng giải pháp vào thời điểm vô cùng nguy hiểm đối với vận mệnh của người Việt hiện nay.
2. Dù ko phải là người từng tham gia đóng góp trong cuộc chiến tranh giành độc lập của VN (từ 1955 đến 1975), tôi tự nhận rằng: tôi là người ko thể ly khai/phản bội lại quá khứ của mình, những gì đã thuộc về 1 phần của mình. Chẳng hạn như ko thể từ bỏ cờ đỏ sao vàng để chọn cờ vàng 3 sọc, dù tôi thích lá cờ của chính phủ CHMNVN hơn (cờ MTDTGPMNVN), và vì thế, tôi sẽ như các bậc tiền bối mà tôi cảm phục là những người như bác Phạm Xuân Ẩn: như 1 thuyền trưởng ko rời con tàu của mình, dù nó bị đắm, tuy nhiên, ko thể chấp nhận là người "cùng hội cùng thuyền" với các đồng chí của mình vì quá cách biệt cả về tư tưởng và trong hành động thực tiễn...
3. Từ đó, vấn đề thừa nhận những điểm quan trọng và mang yếu tố bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc VN trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập và Tự do cho xứ sở của chính phủ VNCH là điều ko thể tách biệt. Và quan trọng nhất, vẫn phải khẳng định rằng: dù phải thực hiện bất cứ hiệp định/quy ước nào thì dân tộc VN vẫn là 1, đất nước VN vẫn là 1, ko ai có thể chia cắt và xâm phạm được. Trong vấn đề này thì Ngô Đình Diệm là người rất kiên định.
Trên cơ sở đó, tôi ủng hộ những cố gắng bước đầu của chính phủ 2 miền hợp nhất để cùng nhau chống lại kẻ thù phương Bắc là giặc bành trướng BK. Dù đây là những cơ sở chưa rõ ràng và đầy đủ với những bằng chứng cụ thể về những sự liên hệ giữa chính phủ VNDCCH và Chính phủ VNCH thời Ngô Đình Diệm, nhưng trên tinh thần này, tôi ủng hộ việc thừa nhận vai trò của VNCH, cả về mặt chính trị và về mặt pháp lý để đấu tranh chống lại âm mưu bá quyền của Tàu-BK hiện nay.
Trọng Thi Vũ
ReplyDeleteTrăm năm qua rồi. Hung bị trừng phạt chia cắt thể đủ rồi đến lúc LHQ phải trả lại toàn vẹn lãnh thổ cho Hungary.
Lẽ ra thế giới văn minh phải thấy như thế.
DeleteTrọng Thi Vũ
DeleteNguyễn Cao Bình, Tiềm ẩn hận thù sắc tộc dẫn đến bạo loạn bất ổn bất cứ lúc nào!!!!
Trọng Thi Vũ, người Hung đang phải chấp nhận, dù rất đau.
DeleteTrọng Thi Vũ
DeleteNguyễn Cao Bình, Nói phải chấp nhận là không hoàn toàn mà là phải chịu đựng... Nhưng không chấp nhận và phải đấu tranh thu về một mối. Hãy trưng cầu ý dân Hung toàn Thế giới rồi đệ đơn lên LHQ và vận động Thể giới ủng hộ....
Trọng Thi Vũ, vì là nỗi buồn trong sự đau đớn của cả dân tộc Hungary nên em cũng mong là sẽ đến lúc chấm dứt.
Delete