Thursday, June 4, 2020

Tra sử: Từ tinh thần của cuộc cách mạng Pháp đến cái kết cục của cm VN

Cách mạng Pháp (tiếng Pháp: Révolution française; 1789–1799), là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp, diễn ra từ năm 1789 đến 1799, khi lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả Giáo hội Công giáo Rôma tại Pháp cũng đã phải trải qua nhiều thay đổi. Tuy thể chế của Pháp đã trải qua các giai đoạn cộng hòa, đế quốc, và quân chủ trong 75 năm sau khi Đệ nhất Cộng hòa bị Napoléon Bonaparte đảo chính, cuộc cách mạng này đã kết thúc chế độ phong kiến trong xã hội Pháp. Nó được xem là quan trọng hơn các cuộc cách mạng khác tại Pháp sau này. Nó cũng làm giảm xu hướng chuyên chế và đề cao sức mạnh của nhân dân, biến họ từ thần dân thành công dân. Cuộc cách mạng đã giải phóng những tiềm năng của xã hội Pháp bị chế độ phong kiến kìm hãm. Sức ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Pháp rất lớn lao, nhất là đối với các quốc gia theo chế độ phong kiến thời bấy giờ.
(Wikipedia)

7 comments:

  1. Cm VN về cơ bản khác xa với cm Pháp, bởi nó lật đổ chế độ PK hủ bại/lạc hậu để lập nên 1 chế độ PK khác, với 1 hệ thống quan lại, cường hào ác bá đời mới, đi ngược trào lưu tiến bộ với lý luận của CN Mao-ít (mà thế giới coi như ko còn nữa).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trần Thanh Đàn
      Nguyễn Cao Bình ........và chúng ta từ nhỏ cũng đã được học cái câu: Con vua thì lại làm vua.
      Con sãi ở chùa......!!!

      Delete
  2. Nếu ở châu Âu, thợ thuyền là giai cấp lãnh đạo thì sang VN đổi thành nông dân dẫn đường chỉ lối cho tất cả những biến đổi từ cao đến thấp. Có lẽ vì thế mà sinh ra đủ thứ ngược ngạo đầy nghịch lý/ngoại lệ tạo nên hiện trạng như đang thấy...?

    ReplyDelete
  3. Hai LE
    Sau các cuộc cách mạng đó, NỀN DÂN CHỦ của nước Pháp được nâng cao, nhân quyền được bảo đảm tốt hơn, các quyền khác của người dân như ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình, bãi công, v.v.... được hiến pháp, luật pháp bảo hộ và ngày càng hoàn chỉnh.
    Trong khi đó, cũng có nhiều cuộc gọi là cách mạng, nhưng sau đó tất cả những quyền của người dân bị bóp nghẹt bởi các thể chế độc tài, phản dân chủ, nhân quyền bị tước đoạt,
    nhiều tệ nạn phát sinh, phát triển ngoài tầm kiểm soát của giới lãnh đạo nắm quyền.

    ReplyDelete
  4. Hung Ngo Manh
    Nước Việt thời triều Nguyễn là quân chủ, không phải là PK. Còn cmt8 là lật đỏ chính phur TTK, một chính thể cộng hoà rồi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Về lý luận là thế. Nhưng cơ bản dân, quan hay cán bộ VM, thành viên nội các TTK thì cũng mang bản chất nửa thực dân nửa PK. Xét về chính thể thì dù chỉ tồn tại vài tháng, nhưng cái hồn/cốt của chính phủ TTK vẫn tồn tại với lá cờ 3 sọc cho đến 1975 ở miền Nam.
      Cái tinh thần nửa thực dân, cũng có phần tốt đẹp do thụ hưởng từ cm Pháp, nhẽ ra phải thắng cái hủ bại PK, nhưng quân ta mạnh quá, nên cái chính phủ lâm thời (chính phủ liên hiệp) cũng ko kéo dài lâu để bình ổn/gây dựng đất nước theo tinh thần của tuyên ngôn độc lập. Đến 1950, thông với Tàu-BK sau chiến dịch biên giới là kể như vô cùng gian nan với con đường đau khổ từ đó... dù hợp nhất vào năm 1975, song cũng chẳng nên cơm cháo gì.

      Delete