Monday, June 22, 2020

Ấn Độ: Từ hôm qua đến ngày mai (9)

TRI THỨC CỦA THÔN XÓM
Các bạn trở lại phần trước ở đây

Sanjit Bunker Roy*

Năm 1967, khi tôi bắt đầu về các làng công tác, tôi tưởng rằng Ấn Độ cần đến các chuyên gia của tp để phát triển vùng nông thôn. Với sự ngạo mạn của 1 thanh niên vừa tốt nghiệp đại học, tôi cho rằng: nông thôn Ấn Độ ko có 1 cái gì cả và người dân nông thôn mong chờ chúng tôi đến cứu giúp họ. Ngày nay, sau 20 năm tiếp xúc với những dân làng nghèo khó ấy, ý nghĩ của tôi đã hoàn toàn thay đổi.

Tôi rất quý trọng tài năng của các bà đỡ cổ truyền và tin rằng: họ cần cho nông thôn Ấn Độ nhiều hơn so với các nữ y tá kiêm nữ hộ sinh có bằng cấp ở các tp. Tôi khâm phục sự hiểu biết và đầu óc khôn ngoan của người tu sĩ thôn xóm và kinh ngạc trước sự tận tụy của họ trong công việc giáo dục. Vùng Tlonia trong quận Ajmer ở bang Rajasthan có ít nhất 50 trường học buổi tối, tiếp nhận 1.500 học sinh bị gạt khỏi hệ thống nhà trường chính quy. Trong số những người làm nhiệm vụ đào tạo các thầy giáo giảng dạy ở các lớp đó có 1 vị tu sĩ nông thôn. Một vị tu sĩ khác đã thiết lập và bảo quản 1 hệ thống tinh vi các pin mặt trời đem lại cho 1 số trường mỗi ngày 3 giờ điện. Cả 2 người đều ko tốt nghiệp ở 1 trường sư phạm nào và chắc chắn ko bao giờ được nhận làm thầy giáo trong hệ thống giáo dục của nhà nước. Khi 1 GS của Viện công nghệ Ấn Độ (Indian Institute of Technology) đến thăm hệ thống pin mặt trời ấy, ông đã hết sức kinh ngạc khi biết ko có ai là kỹ sư điện tử trong số những người làm việc tại đây.

Làm đồ gốm ở bang Rajasthan. Ảnh: Ursula

Những người thảo ra các kế hoạch phát triển xưa nay vẫn thường đánh giá quá thấp tài năng, vốn hiểu biết và đầu óc khôn ngoan của người dân nông thôn Ấn Độ và cũng ko thật sự tìm cách phát hiện những nguồn nhân lực ko được sd hoặc sd ko hết mức đủ sức giúp cho các làng mạc có thể tự lực cánh sinh, giảm bớt sự phụ thuộc vào chính quyền và làm nhẹ bớt chi phí cho các dich vụ xh và kinh tế.

Chính 1 người thợ sửa xe đạp bên đường - 1 người học dở tiểu học - đã nghĩ ra cách bảo quản máy bơm nước bằng tay. Với sự hỗ trợ của cộng đồng, cách bảo quản này hiện đang được sd để sửa chữa hơn 40.000 chiếc máy bơm nước này trong bang Rajasthan, thay thế và có ưu điểm hơn 1 phương pháp bảo quản khác, phức tạp hơn và tốn kém hơn do những kỹ sư có bằng cấp cao thiết kế. DA trên đây là DA duy nhất nhận được sự cổ vũ của Ban công nghệ nước sạch/ăn của Ấn Độ.

Những trường hợp như vậy chứng tỏ rằng: dân làng có khả năng tự suy nghĩ và đề ra những giải pháp thực tiễn, ko tốn kém và có thể áp dụng rộng rãi. Tiếc rằng họ ko có 1 diễn đàn để gặp gỡ nhau và thông báo cho nhau biết các sáng kiến của họ.

Chính sách giáo dục quốc gia năm 1986 khẳng định phải hủy bỏ tình trạng bắt buộc phải có 1 bằng cấp nhất định mới làm được 1 công việc nào đó. Biện pháp ấy lẽ ra đã phải được thi hành từ lâu. Thực vậy, cớ sao lại ngăn cấm khả năng phục vụ cộng đồng của 1 người thành thạo công việc của 1 nữ hộ sinh, 1 tu sĩ, 1 người đi tìm mạch nước hoặc 1 người nắn xương chỉ vì người ấy ko có bằng cấp. Những người như vậy là những vốn quý đối với cộng đồng của họ.

Nhưng như vậy ko có nghĩa là họ hoàn toàn ko cần nâng cao tay nghề và kiến thức. Song ko những ta ko được gạt bỏ hoặc hạ thấp giá trị của họ đối với xh nông thôn mà ta phải ra sức chia sẻ với họ kiến thức của ta, giúp họ có cơ hội lựa chọn trong vố tri thức của ta những gì bổ ích đối với họ và giúp họ làm việc 1 cách hữu hiệu hơn. Chỉ có họ mới biết cách sd 1 cách thích hợp nhất các loại công nghệ, kỹ thuật và phương pháp khác nhau trong lĩnh vực của họ. Ta hãy cố dành thời gian lắng nghe ý kiến của họ vì chính họ là những người biết cách trả lời câu ho3ivi4nh cửu mà nhà thơ Anh T.S Eliot đã đặt ra như sau:

"Đâu rồi sự khôn ngoan mà ta đã để mất đi trong tri thức,
  Đâu rồi tri thức mà ta đã để mất đi trong thông tin?"

Bức ảnh này được chụp năm 2017 trong giờ học tại Aajibaichi Shala, hay 'trường học dành cho các cụ bà' bằng ngôn ngữ Marathi địa phương. Kết hợp việc giảng dạy cho người lớn tuổi với những lời khuyên thực tiễn về vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và cải tiến kỹ thuật canh tác, các chương trình này đã tỏ ra có hiệu quả trong việc làm cho các tầng lớp nghèo khó ở nông thôn nhận thức được 1 số vấn đề của họ. Ảnh: AFP
(còn nữa)
Các bạn xem tiếp ở đây

*: Sanjit (Bunker) Roy là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và cứu tế xh tại Tilonia, bang Rajasthan ở miền Bắc Ấn Độ.

No comments:

Post a Comment