Sunday, May 3, 2015

Jegyzetek - Ghi chép

Tuần trước mình về nhà ở TP HCM, mẹ đưa cho một cuốn vở và một tập thư từ. Đọc qua thấy hồi trẻ đọc ghi chép cẩn thận. Sau này mọi người cứ bảo mình biết nhiều, bản thân cũng không nhớ được đọc lúc nào, ở đâu. Bởi vì toàn làm khoa học công nghệ, hết cặm cụi đọc sách tính toán, rồi lại lập trình, thiết kế. Không nhớ mấy thứ triết học văn học xã hội đọc vào lúc nào.Té ra lúc trẻ cũng dày công suy ngẫm ra phết

Tranh thủ quăng lên blog chia sẻ bút tích hồi xưa. Tâm hồn trong trẻo đọc đâu thấm đó, những dòng này mình quên là đọc của ai, những vẫn chiêm nghiệm sâu sắc, nhiều khi tưởng là của mình tự nghĩ ra. Đến hôm nay thấy vẫn còn rất hữu ích

Albert Camus
    Điều đầu tiên là không nên tuyệt vọng. Đừng lắng nghe những kẻ đang kêu gào là thế giới đã đến ngày tận thế. Những nền văn minh không chết một cách dễ dàng như thế
    Nếu ta muốn giải cứu tinh thần, ta phải quên đi những đức tính than van của nó, phải suy khởi sức mạnh và uy lực của nó lên. Thế giới này đang bị đầu độc bởi tai họa và xem chừng lại có chiều ưa chuộng những tai ương. Thế giới này đang hoàn toàn phó thân cho căn bệnh mà Nietzche gọi là bệnh tinh thần trì độn.
     .....
    Hôm vừa rồi cà phê với Nhân và Bình con cũng nói đúng câu này, nhưng đếch nhớ ở đâu. Ngày xưa mấy lão thầy cứ nói hiện sinh là bế tắc tiêu cực, sống không biết ngày mai. Láo hết sức. Thấy tinh thần của Camus quá lạc quan.


André Gide
   Sự chọn lựa nào cũng đáng sợ khi người ta nghĩ tới nó: đáng sợ thay sự tự do không còn một bổn phận nào để hướng dẫn nó.
   Sự quan trọng phải ở trong ánh mắt nhìn, chứ không phải trên vật em nhìn ngắm.
   Là người tà trong những kẻ tà, bao giờ anh cũng cảm thấy bị thu hút về phía những ý kiến sai đường lạc lối, những ý nghĩ quanh co, những sự bất đồng. Nơi mỗi tinh thần, anh chỉ quan tâm tới những gì làm nó trở nên khác biệt với những tinh thần khác.
Ôi tuổi trẻ Vấp ngã dại khờ mới đẹp đẽ làm sao
  Niềm sầu muộn là nỗi nhiệt tình đã nguôi lại. Người nào cũng có thể giải cởi mọi sự ràng buộc, nỗi cảm xúc nào cũng có thể chứa chan.
   Những hành vi của chúng ta bám vào chúng ta giống như ánh sáng bám vào chất lân tinh. Chúng đốt cháy chúng ta, đúng vậy, nhưng chúng cũng làm chúng ta rực rỡ. Và nếu tâm hồn chúng ta có một giá trị nào đó là vì nó đã cháy rực rỡ hơn những tâm hồn khác.



Durenmatt




Durenmatt  Nếu chúng ta tránh được điều bất công này, thì điều bất công khác sẽ sinh ra thay thế. Con người trở nên tự do hơn, song sự tự do vẫn không giải phóng con người.


4 comments:

  1. Đọc và nghĩ... các dịch giả trước đây dịch hay thật. Không biết nguyên bản thế nào, nhưng qua cách xử lý tiếng Việt đã thấy "dấu ấn" của các cao thủ.

    ReplyDelete
  2. Có nhiều điểm giống nhau giữa 2 anh bạn của tôi, Lê Minh và Ái Việt:
    - Cả hai đều viết chữ rất đẹp, rất cẩn thận. Dạng/cỡ chữ khá giống nhau, thậm chí còn như là nắn nót từng chữ vậy.
    - Cả hai đều học vật lý lý thuyết ở Debrecen.
    - Cả hai đều có mẹ là nhà giáo.
    - Hai bà mẹ đều cất giữ rất kỹ các kỷ vật, thư từ của các con.
    - Cả hai bà mẹ đều sống rất tình cảm, chu đáo,... và được học hành/giáo dục rất tử tế.
    - (Thế mà hồi ở Debrecen) cả 2 đều để tóc dài thậm thượt và thuộc loại ba bửa với các vị "trưởng lão" lôm côm :)
    - Cả hai đều lãng mạn, duy lý, thích nghiên cứu/đọc lung tung... và thích nhạc nhẽo, đàn đúm vui vẻ.
    - Cả hai đều có bạn gái Hung mê cho đến bây giờ. Cả hai người bạn gái này đều là các cô giáo.
    NV còn thấy gì thêm không?

    ReplyDelete
  3. "Ôi tuổi trẻ Vấp ngã dại khờ mới đẹp đẽ làm sao". Hồi ấy sao mà ngốc thế không biết. Nhưng vui...

    ReplyDelete
  4. AV up hình kiểu này chỉ cho người sử dụng smart phone/ipad xem thôi, ai xài máy tính chắc ngoẹo đầu ngoẹo cổ chết mất :)

    ReplyDelete