Thursday, April 30, 2015

Chiến tranh Việt Nam: Suy nghĩ về ngày 30 tháng 4

Bọn cách mạng 30 tháng 4; bọn cán bộ 30 tháng 4 .

Nhân tiện bác Hoà nói đến người di tản và cũng gần 30 tháng 4. Tôi không biết bác Hoà còn nhớ chuyện bọn cách mạng 30 tháng 4 và sau này là bọn cán bộ 30 tháng 4 ở trong miền Nam và ở hải ngoại đã gây đau khổ cho dân miền Nam thế nào không ?
Trong chiến tranh VN có 2 luồng chính là người miền Bắc như Bác Ca và một số họ hàng của tôi họ đi theo ý tưởng giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Còn lại là những người trong Nam không ưa cộng sản, hoặc chống Cộng kịch liệt (họ cũng muốn Bắc tiến, thống nhất đất nước, cụ thể như Tướng Nguyễn Cao Kỳ) và Mặt trận giải Phóng Miền Nam.
Còn lại một số "cỏ đuôi chồn" ngả theo chiều gió ở trong miền Nam (thường là đô thị) và ở hải ngoại là du học sinh hoặc đã du học (thời điểm tui đang nói: năm 1975) bọn này rất nguy hiểm vì chúng chỉ đi theo quyền lợi cá nhân của chúng mà ngả theo bất cứ chiều nào để thu lợi.
Các bác miền Bắc khi vào trong Nam hoặc trong rừng ra vì không đủ người nên để bọn 30 tháng 4 này bám theo và nghe chúng tán. Ở Hải ngoại cũng vậy. Khi trong trại tỵ nạn bọn này bị bà con tỵ nạn nhận ra và có khi đánh tại chỗ hoặc qua đến đây (Mỹ hoặc nơi khác) họ tìm để trả nợ ân oán giang hồ. Trong đám 30 tháng 4 du học cũng nhiều kẻ chạy theo quyền lực lò mò đến các nơi của người tỵ nạn và cũng bị bà con hỏi nợ ân oán giang hồ (Bác PQ Tuấn không biết có nằm trong diện này không ? ). Ở trong nước cũng như ở hải ngoại bọn 30 tháng 4 có đứa được đắc thời nâng cấp thành cán bộ 30 tháng 4, bọn này dễ nhận ra vì cá nhân chủ nghĩa và ham trục lợi nên cũng bị chính quyền hiện nay nhận ra và bị va vấp 1 số vấn đề và để bảo vệ quyền lợi chúng xoay chiều ra chửi chính quyền mà một thời chúng đã khúm núm theo xin quyền lợi !!!!!
Các bác còn trẻ có thể không biết chuyện bọn cách mạng 30 tháng 4 hoặc bọn cán bộ 30 tháng 4 này.
Mỗi năm đến 30 tháng 4 tôi nhìn cuộc đời thấy chán như con gián ! 

Nguyễn Trọng Bình (USA)

28 comments:

  1. Aiviet Nguyen: Hồi tôi ở Mỹ, có tới nhà một anh bạn uống rượu. Tự nhiên xuất hiện một anh chàng trông rất củ chuối. Thấy bà xã tôi nói tiếng Hà Nội hắn trỏ mặt nói là CS. Sau đó hắn chửi bới CS đủ thứ. Anh bạn tôi mới bảo: Thế sao hồi mày làm cán bộ xã mày ca ngợi kinh tế. Té ra thằng này là CM30T4 sau vượt biên, chửi CS gấp 3 người khác. Vì thế tôi rất ngờ mấy bác VK thích chửi CS xuất thân CM30T4

    ReplyDelete
  2. Đd Đỗ Minh Tuấn: Tôi rất ghét CS thời nay. Nhưng xem cách đám chống cộng hành xử với CS và với mình tôi lại thấy CS có lý do để hành động như họ đã làm.

    ReplyDelete
  3. Đd Đỗ Minh Tuấn: Đám CS phá giới hoặc con cháu họ phải tỏ rõ lập trường ở xứ người mới dễ sống. Ở môi trường văn hoá chiến binh phương Tây mọi thứ phải chẻ hoe, rạch ròi, tụt ngay quần ra cho rõ chim rõ bướm, chứ cái lối e lệ ý tứ nước đôi hay lập trường trắng đen không rõ là bị tẩy chay ngay! Kinh khủng. Trước đây tôi chưa có nhận thức này. Tôi nghĩ phương Tây tự do, tôn trọng cá nhân, nên ai chống cộng hay không chống cộng, hay đang do dự trong suy tư, đợi chờ và lựa chọn đều bình đẳng, được tôn trọng như nhau. Nhưng bây giờ tôi nghĩ là không phải. Tụi Tây còn lập trường CM hơn người Việt mình gấp vạn lần. Nó theo dõi mình từng giây qua thiết bị công nghệ cao, nó chuyên chính hơn mình, chủ nghĩa lý lịch nặng hơn mình, cần là gõ máy tính ra xem lý lịch và xử luý theo lý lịch. Không thông cảm nể nang xin xỏ. Và người Việt ý tứ tế nhị khi tiếp thu văn hoá chẻ hoa đen trắng rõ ràng này thì đẩy nó lên cực điểm..Inh tai nhức óc và chói mắt vì những khẩu hiệu và những lời chửi bới.

    ReplyDelete
  4. Anh Le: Bác Bình, xin lỗi nếu tôi nhớ nhầm. Có phải xưa kia bác có nói đại ý trên VNSA bác là con cháu họ hàng của một cụ rất to miền bắc đúng không? Vậy hồi đó chính quyền VNCH đối xử với bác ra sao?

    Tôi hỏi vì ở Đà lạt nhà tôi có quen một ông tên là Mai Thái Lĩnh thì phải. Tôi không có ấn tượng gì đặc biệt, chỉ nhớ ổng nói nhiều:) Nói là VNCH biết thừa bố ổng làm to cho cộng sản, nhưng không trù úm gì hết, ổng vẫn học hành tấn tới.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đd Đỗ Minh Tuấn - Anh Le: Bác so sánh hai thời điểm khác nhau. Thời VNCH thì ứng xử đó là tập tính bình thường của chế độ dân chủ. Còn đám chống cộng cực đoan sau này thì khác. THời điểm đó chế độ dân chủ ở VN đã tan rã. Những người di tản mang theo ký ức và ấn tượng về dân chủ và CS, chứ không phải là người của thể chế VNCH nữa. Do đó họ hành xử như những cá nhân thù hận nhân danh chống cộng. Họ trù úm không chỉ CS, mà trù úm cả những người khách quan với CS.

      Delete
    2. Anh Le: Thực ra tôi nghĩ thời VNCH vẫn có cực đoan:)
      Bác nói về những người di tản chắc cũng chỉ nói một số thôi.

      Quan điểm của tôi là những ngừoi vì lý do nào đó thực sự thiệt thòi lớn vì chiến tranh thì ta nên thông cảm nếu họ có chửi bới chống đối. Ai mất người thân mà có nhổ nước bọt vào bát phở của tôi tôi thấy cũng chịu được. Nếu không tiện, thấy họ thì chạy cho nhanh miễn phải đứng lại giải thích, v.v..

      Cái đáng ghét là những ngừoi, cả hai bên, thực ra chẳng mất mát gì cả, nhưng cứ tuyên truyền một phía, trục lợi cá nhân

      Dẫu sao chuyện này cũng lạc đề. Chuyện tôi hỏi bác Bình không nhằm vào msg của bác Tuấn. Tôi thực sự tò mò về 1 fact hay opinion.

      Delete
    3. Đd Đỗ Minh Tuấn: Vậy là bác đồng ý với nhận định của tôi. Trên cơ sở đó đề ra cách ứng xử. Thì tôi cũng OK.

      Delete
    4. Anh Le: Không đồng ý bác ạ. Chống cộng cực đoan có nhiều dạng. Chống thật sự có những người tôi tình cờ gặp ngoài đời (như đợt đi cổ vũ các bác sang chiếu phim, tránh lỡ mấy ông cờ vàng phá quá), thấy họ cũng tử tế, chỉ tội thích nói nhiều như bệnh chung của mấy ông già. Trẻ như tôi không thích.

      Còn lại đám khác có thể là lưu manh, lợi dụng.

      Delete
    5. Pham Quang Tuan: Đã "cực đoan" thì còn nhiều dạng cái gì. Khác dạng 1 tí là bị đập chết mẹ rồi.

      Delete
  5. Sau 40 năm, kể từ ngày kết thúc chiến tranh, tôi có những câu hỏi:
    - Có bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ cách mạng trở thành người vô dụng?
    - Trên cả nước, có bao nhiêu người trở thành những kẻ cơ hội? bao nhiêu người lộ rõ bản chất thường che đậy lúc còn chiến tranh?
    - Trên cả nước, có bao nhiêu người thật sự đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước? Và họ đã đóng góp ntn?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Trong Binh: Caobinh Nguyen, đây có thể là 1 đề tài nghiên cứu hay lắm đó !
      40 năm cũng đã có nhiều người không còn nữa !

      Delete
    2. Hùng Phạm: Định nghĩa người vô dụng là người như thế nào vậy bác Caobinh Nguyen ?

      Delete
    3. @ Hùng Phạm. Ví dụ như ba tôi. Trong chiến tranh thì ông còn có thể tham gia để hoàn thành 1 sứ mạng nào đó mà tổ chức giao cho. Nhưng sau chiến tranh tôi thấy rõ sự bế tắc (nói theo ngôn ngữ tuyên giáo là không đáp ứng được yêu cầu mới của cách mạng) và để lại di hại (ngoài ý muốn) cho đến nay.
      Người xưa có câu "Đức nhỏ mà ở ngôi cao, trí mọn mà mưu sự lớn, nếu không gặp họa là hiếm lắm vậy". Khi thực hiện cuộc cách mạng, phải có sự chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Ai giữ vai trò chính trong cuộc chiến bằng quân sự, ai sẽ là người đảm nhận trọng trách sau khi chiến tranh kết thúc, thực hiện sự nghiệp phát triển quốc gia. Vì mục đích của dân tộc là phát triển chứ không phải là độc lập. Tôi nghĩ, nếu ba tôi là người được chuẩn bị cho giai đoạn sau thì sẽ rất phù hợp (mặc dù ông cũng làm được 1 mức độ nào đó những gì phải làm trong thời chiến). Nhưng ông ấy đã từ bỏ hết để tham gia vào cuộc cách mạng từ 1945, và sau chiến tranh thì điều mà ông ấy có thể làm tốt nhất lại không còn cơ hội nữa. Chúng ta không có những người thật sự có thể lãnh đạo công cuộc phát triển (nation builder), và cũng không thật sự chuẩn bị đầy đủ cho giai đoạn này.
      Chúng ta quen sống với nhà lá và đánh du kích, mở rộng thành chiến tranh nhân dân. Không bị ai cạnh tranh trong thành trì XHCN. Sau chiến thắng, chúng ta hy vọng sẽ tiếp tục phát triển như các nước XHCN khác, với sự giúp đỡ của các nước anh em. Vì thế, tất cả chỉ tập trung vào chiến thắng và rất nhiều người suy nghĩ vô cùng đơn giản rằng: thắng Mỹ là điều khó nhất mà còn làm được thì không có gì là không thể.

      Delete
    4. Tuan A. Phung: Về ý kiến của bác Caobinh Nguyen "Khi thực hiện cuộc cách mạng, phải có sự chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Ai giữ vai trò chính trong cuộc chiến bằng quân sự, ai sẽ là người đảm nhận trọng trách sau khi chiến tranh kết thúc, thực hiện phát triển quốc gia.." tôi nghĩ là xưa nay đều không có nhóm làm cách mạng nào làm nổi ... Đơn giản là quá phức tạp để bất kỳ ai plan & execute được một cuộc cách mạng như vậy, there are so many variable and moving parts .... thành ra xét trong dài hạn, các loại cách mạng đều không có giá trị mấy về những thay đổi thưc sự mà nó mang lại cho cuộc national building, vốn phải xây dần, cái sau dựa trên kết quả & kinh nghiệm của cái trước. Xứ nào có văn hóa hiểu biết tốt thì dân nhận ra được việc đó

      Delete
    5. Về nhận thức thấu đáo các vấn đề của dân tộc. Ý tôi chỉ đơn giản là nếu có nhận định đúng/lường trước và được chuẩn bị chu đáo (như việc chuẩn bị cho Phạm Xuân Ẩn hoạt động từ những ngày đầu đưa sang Mỹ), hoặc như cách giải quyết của TT Võ Văn Kiệt sau này... thì ít nhiều cũng giảm thiểu được những sai lầm sau chiến tranh và hạn chế ở mức thấp nhất tình trạng sa sút thê thảm của nước nhà. Tôi cũng không hoang tưởng quá đáng vì lúc đó VN vẫn có cái thế của mình nhưng rõ ràng tầm nhìn của lãnh đạo VN sau 1975 là không thể cứu vãn nổi (sơ khai) và thật sự đã bị tiêu hao quá nhiều sinh lực do chiến tranh nên không thể tập trung cho phát triển. Vấn đề ở chỗ có thật sự làm cách mạng 1 cách triệt để không mà thôi. Nếu thật sự triệt để thì cái gì cũng làm được. Người dân miền Nam sau giải phóng vẫn còn tin rằng, CS khác chế độ cũ ở chỗ: không muốn thì thôi chứ muốn là làm được, bằng bất kỳ giá nào. Tiếc rằng điều này chỉ dừng lại trong phạm vi quá nhỏ để chứng tỏ vai trò trong 1 vài thành tích như cải tạo kênh Nhiêu Lộc (bỏ nhà ổ chuột), dẹp vụ đốt pháo... hoặc đại loại như vậy chứ không phải những thay đổi vĩ đại hơn. Lợi thế có sẵn là độc tài nhưng chúng ta không thể phát huy được vì nguyên nhân trì trệ đã nằm sẵn trong guồng máy rồi. Tôi nghĩ sau giải phóng, thời kỳ đầu, miền Nam thuộc chế độ "quân quản", nhưng bộ máy hành chính thay thế sau đó không hoàn thành chức năng của nó là 1 trong những điều gây ra sự hỗn loạn. Điều này lại phải quay lại các câu hỏi ở trên của tôi, nguyên nhân do đâu mà VN tụt hậu cho đến bây giờ. Có lẽ nên áp dụng 2 thể chế ở 2 miền, sau đó mới có thể thống nhất/hòa hợp thật sự?

      Delete
    6. Anh Le: Trước đấy mô hình hợp tác xã ở nông thôn miền bắc cũng có vấn đề (như trong "Mùa lạc" của Nguyễn Khải). Nhưng nói chung dân chúng do được tuyên truyền về chuyện chống Mỹ, chi viện cho miền Nam, và ai cũng nghèo, cũng khó khăn, thành ra có chăm chỉ nghiêm túc làm việc hơn. Nhà tôi ở HN vẫn được ông bà ở quê tiếp viện đồ cây nhà lá vườn, sống tốt hơn thời bao cấp sau này.

      Tâm lý sau 75 cả quan lẫn dân đều muốn xả hơi, nghỉ ngơi, đâm ra lười. Đặc biệt là trong khi môi trường miền Nam lắm cám dỗ xa hoa hay mánh kiếm tiền quá. Các ông lãnh đạo vẫn tưởng bở là mô hình sản xuất XHCN miền bắc thế là thành công rồi, đánh tư sản 54 cũng thành công rồi, nên đem áp dụng y hệt vào miền nam.

      Delete
    7. Tuan A. Phung: Nhu cầu "thống nhất & gom giang sơn về một mối" thời sau 75 còn nặng lắm, vừa 20 năm chiến tranh đánh giết nhau, "anh em thù hận" Vừa chiến thắng làm gì có chỗ cho mấy ông trí thức suy nghĩ lẫn thấn lại đòi chia đôi etc... Mà 22 năm sau đó, TQ chọn "1 quốc gia 2 chế độ" như HK bây giờ cũng đang chẳng biết sẽ reconcile kiểu gì...

      Delete
    8. Pham Quang Tuan: "1 quốc gia 2 chế độ" đã đem lại những kết quả rất tốt cho cả Trung Cộng lẫn Hongkong. Sẽ còn tốt hơn nữa nếu TC không hấp tấp "reconcile" thành một chế độ!

      Delete
    9. Aiviet Nguyen: Có rất nhiều vấn đề phức tạp đan xen như một sợi chỉ rối. Chính vì thế có những vấn đề đúng sai hiện nay bàn rất vô nghĩa. Lại có những khái niệm vận động theo thời gian lại lấy logic của một thời điểm khác mà bàn. Có một số câu hỏi có thể có nghĩa vì mở chìa khóa cho một số vấn đề cấp bách hiện tại, thí dụ bang giao với Mỹ Nhật và TQ, điều đó không có nghĩa là phải xét lại các quan hệ từ 50 năm về trước.

      Delete
    10. Tuan A. Phung: @Caobinh Nguyen: tôi nghĩ lúc đó tâm lý là selfrighteous kiểu Vietnam là "lương tâm nhân loại", vừa đánh thắng 2 đế quốc to xong, thì xây dựng đất nước có quái gì mà làm không được. Suy nghĩ ngây ngô và tự khen của một nhóm công-nông không hiểu xây dựng phát triển kinh tế cần những gì, chứ không phải kiểu vừa chiếm được xong phải xông vào cướp đã .... @Aiviet Nguyen, vâng chuyện lấy tầm nhìn, suy nghĩ và thông tin hiện nay để phê phán đúng sai những choices & consequences của 50 - 70 năm trước với tiêu chuẩn hiện nay vốn là vô nghĩa. Giờ nhìn lại thì ai cũng thành "chiên ra" cả, nhưng nhiều chiên ra vẫn phạm những lỗi logic cơ bản như vậy ...

      Delete
    11. @ Aiviet Nguyen: Nếu trở lại được quá khứ, tôi muốn là chuyên gia dẫn dắt cả 2 miền từ những năm 60s, khi Hồ Chủ tịch còn có thể chỉ đạo mạnh mẽ và khi chính quyền Nam VN vẫn còn Ngô Đình Nhu, bắt tay nhau phát triển vì 1 nước VN độc lập, thống nhất cùng chung mục đích chống kẻ thù chung của dân tộc là TQ mới có thể trở thành 1 nước phát triển phú cường được :)

      Delete
    12. Nguyễn Bá Quỳnh: Bac Cao Binh van trong sang theo kieu "Hoang Tu be" :) tiec la bon co hoi , doc tai, muu hen ke ban khong dde nhung ng nhu bac co co hoi

      Delete
    13. Nếu chúng ta có thể trở thành chuyên gia thì hãy mong làm những gì để chuyển biến thế giới "như - nó - phải - là" (Ayn Rand).

      Delete
    14. Tuan A. Phung: he..he.. chỉ có điều Hoàng Tư Bé Caobinh Nguyen quên mất hồi ấy thế giới còn chia hai, CS vs TB chiến tranh lạnh và TQ còn đang là bạn, và trong nước còn đang chia đôi xem Quốc - Cộng ai thắng ai. Anh Ba Trung nhiều trò bẩn thật nhưng lúc đó vẫn còn được coi là "cùng phe" XHCN. Thời ấy Bắc Nam ông nào chẳng nghĩ mình phải nuốt thằng kia xong "lấp sông Bến Hải" thì mới có hòa bình... Ông Diệm xưa cũng là người quen của ông Hồ, đã bị Viet Minh bắt. Ông Hồ can thiệp thả ra xong là phi vào Đàng Trong, đã mộng lập quốc xưng vương làm gì có chuyện bắt tay hòa hõan dễ dàng thế ....

      Delete
    15. Chuyện phiếm nói cho sướng mồm ấy mà. Đừng có mơ mộng/lãng mạn quá

      Delete
    16. Tuan A. Phung: Ừ nói chung dân chúng không có access & stake gì trong các tập đoàn cầm quyền hay "ngây thơ trong sáng" suy nghĩ kiểu: "anh em một nhà sao không bắt tay dựng xây nước nhà "... Nhưng bọn cầm quyền thì nghĩ, thống nhất/tổng tuyển cử rồi ai lên cầm đầu - What in it for me ?!? Chẳng ai chịu làm số 2 số 3 cả. ...

      Delete
    17. Nguyen Trong Binh: Caobinh Nguyen "Chuyện phiếm nói cho sướng mồm ấy mà. Đừng có mơ mộng/lãng mạn quá " Sự thật là thế, đừng quá tốn thì giờ ..................... lâu lâu chém vù vù cho sướng tay thôi !

      Delete
    18. Nguyen Trong Binh, nhưng phải nhớ bài học lịch sử mà VN chưa vượt qua được để "mưu đồ" làm chuyện ngày nay. Nếu không qua mặt được các nước lớn và kẻ thù truyền kiếp thì cũng phải đặt tất cả vào thế không dễ triệt được VN như trước. Lách cho được vào mọi kẽ hở để thoát khỏi hiểm họa và phát triển. Đó là câu chuyện hôm nay.

      Delete