Tuesday, April 28, 2015

Chiến tranh Việt Nam: Sau 40 năm

Tôi năm nay 49 tuổi, 1 năm nữa là tuổi tri thiên mệnh.
Nhưng so với lịch sử của dân tộc, tôi vẫn là một đứa trẻ.
Nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ với mọi người về tâm tư của mình.
Nhân chuyện GS Ngô Bảo Châu mong muốn có một dịp được thắp hương cho tất cả những người đã ngã xuống trong những cuộc chiến tranh trên đất Việt ở thế kỷ 20.
Người ủng hộ anh cũng nhiều, mà người chống đối anh cũng không ít. Người ta nói anh xét lại, người ta nói anh phủ nhận ý nghĩa của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Người ta nói anh "ăn lộc của chế độ mà nói xấu chế độ".
Người ta nói anh đủ thứ.
Tôi không bảo vệ Châu. Tôi chỉ nói về điều tôi nghĩ. Tôi ủng hộ Châu.
Người đời nói "Chiến tranh không bao giờ là một ngày hội"
Rất nhiều góc nhìn cho một vấn đề.
Nhưng tình người thì vẫn luôn như vậy. Vượt qua mọi ý thức hệ, mọi tôn giáo, mọi màu da.
Tôi nói ngay ở đầu bài, tôi là một đảng viên cộng sản.
Và ba tôi cũng là đảng viên cộng sản.
Ông tôi cũng là đảng viên cộng sản.
Ba tôi, năm 1975, ngay sau ngày thống nhất, đã lập tức đi vào Nam để tìm gặp gia đình, tìm gặp họ hàng. Lúc ông đi tìm anh em bà con, ông chỉ nghĩ ai còn ai mất, chứ có nghĩ gì đến chuyện ai làm gì, ở đâu, ai là đại tá tỉnh trưởng, ai là trung úy, ai là dân biểu quốc hội? Toàn là anh em một nhà. Những anh lớn thì ra bắc tập kết, em nhỏ thì ở nhà đi lính cộng hòa. Nhà cộng sản gộc cũng vậy mà nhà không cộng sản cũng vậy. Bùi Quốc Huy là anh họ tôi có thể khẳng định điều này.
Ở nhà tôi, ba tôi và chú ba tập kết ra Bắc, còn chú bốn và chú út ở trong Nam đi lính cộng hòa. Bác họ của tôi là bác Biền ra Bắc, còn bác Tấn, bác Thao ở trong Nam đi lính cộng hòa. Rồi bác Nhân, bác Hà, bác Long ở Bắc, bác Liệu, bác Giám, bác Đề trong Nam. Sau ngày thống nhất, ai thắng ai thua, ai đúng ai sai, có bao giờ là vấn đề quan trọng? Quan trọng là bà con dòng họ, quan trọng là cuộc sống hiện tại.
Hôm nay, trên bàn thờ, ba tôi, chú ba tôi, chú út tôi đang được thờ phượng như nhau
Và người đứng cúng là chú bốn của tôi. Một cựu lính cộng hòa.
Sau này, chú mất, tôi sẽ là người đứng cúng.
Và tôi sẽ chẳng phân biệt ai là cộng sản, ai là cộng hòa.
Ai cũng là cha chú, họ hàng của tôi.
Chính nghĩa, phi nghĩa chỉ là một góc nhìn.
Và cuộc chiến huynh đệ tương tàn ta nên coi như một bi kịch.
Ai đúng? Ai sai? Nào phải là điều quan trọng nhất?
Quan trọng là vì sao chúng ta lại bắn giết nhau?
Bản thân tôi có 1 niềm tin. Không bao giờ ba tôi, bác tôi, chú tôi muốn bắn giết những người anh em của mình.
Trần Nam Dũng

16 comments:

  1. Linh Linh: Ko comment đc fb của anh Trần Nam Dung nên xin phép comment nhờ ở đây, tôi ít tham gia tranh luận những vấn đề liên quan chính trị thời sự nhưng đã nói thì nói cho chót :) Tôi là ng dễ xúc động nên đọc stt của anh ko khỏi động lòng và hoàn toàn đồng ý với anh. Nhưng thật ra stt của anh lại chẳng liên quan gì đến stt của anh Châu cả. Chẳng cứ gì ng trong gia đình (vì mẹ tôi ng nam nên tôi hiểu điều này), con ng đối với nhau vẫn luôn có lòng thương mến và cảm thông cho dù đã từng đến từ 2 phía. Và bất kỳ sự cấm đoán lòng cảm thương đều là tội ác. Bởi vậy anh có thể thắp hương thờ cúng anh là toàn quyền của anh. Nhưng anh Châu ko nói về vấn đề đó, mà anh Châu muốn các nhà lãnh đạo phải nghiêng mình trc vong linh những ng lính đối phương. Ng lãnh đạo có thể làm điều đó với tư cách cá nhân, nhưng theo nghi lễ thì đó là cách ko khôn ngoan nếu lấy lý do là hoà giải. Trên thế giới, chiến tranh thế giới đã qua 70 năm, những ng lính thời đó gần như ko còn ai, nhưng chả ai nghiêng mình trc ng lính Đức, cho dù họ cũng chỉ làm theo lệnh. Còn ngoài đời họ đối với nhau thế nào, là quyền của họ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cam Hong Nguyen: Tôi ủng hộ Linh Linh. Ba tôi cũng cũng là bộ đội tập kết, sau ngày giải phóng cũng vào Sg gặp lại gia đình, anh em họ hàng...Người theo cách mạng, người theo VNCH nhưng không ai căm ghét ai hay khinh bỉ ai. Ba tôi làm rất nhiều đơn bảo lãnh cho các anh em, cháu...là sĩ quan VNCH đang học tập cải tạo để họ được về nhà (sau này có nhiều người lại vượt biên). Đó là cũng chuyện của rất nhiều gia đình VN ở thời điểm đó. Có thể trong gia đình những người lãnh đạo quốc gia của chúng ta cũng vậy, nhưng với tư cách là đại diện cho đất nước thì họ không thể nghiêng mình trước vong linh lính VNCH được. Hãy xem các nước Hàn quốc, TQ phản ứng với lãnh đạo nước Nhật mỗi khi họ đến viếng đền thờ binh sĩ Nhật chết trong thế chiến 2.

      Delete
  2. Viet-Ha Pham: Mình ủng hộ ý kiến của anh Châu về việc lãnh đạo nghiêng mình trước những linh hồn người lính Việt Nam đã mất, bất kể đó là Cộng Hòa hay Cộng Sản.

    Có sự khác biết trong các ví dụ mà mọi người đưa ra ở trên về việc lãnh đạo các nước (ví dụ Nga) không nghiêng mình trước lính Đức chết trận, hay việc HQ, TQ phản đối lãnh đạo Nhật nghiêng mình trước linh hồn lính nhật trong thế chiến.

    Trong trường hợp của Việt Nam, cho dù người lính ngã xuống ở bên nào họ đều là người Việt Nam. Sau cuộc chiến chúng ta có nhu cầu hòa hợp hòa giải vì lợi ích chung của đát nước và dân tộc. Trong các ví dụ nêu trên (Nga - Đức, TQ, HQ - Nhật) họ không phải là người dân cùng một dân tộc. Họ không có động lực hòa giải mãnh liệt với nhau. Với họ quyền lợi của mỗi nước, danh dự mỗi nước là cái riêng của họ chứ không phải cái chung. Do đó so ssánh như vậy hơi khập khiễng.

    Nghiêng mình trước linh hồn người Việt hy sinh trong dòng lịch sử của dân tộc, theo mình là một hình ảnh đẹp và nên làm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Linh Linh: Bạn Viet-Ha Pham nhầm, nếu đã nói về nhân văn thì phải nói về mối quan hệ giữa con ng với con người, bởi vậy việc lấy ví dụ các nc là ko sai. Nhu cầu về nhân văn còn cao hơn và vĩ đại hơn nhu cầu về hoà giải. Vì tính nhân văn nó vẫn đặt ra kể vả khi 2 bên có cuộc chiến.

      còn về hoà giải, Linh vẫn bảo lưu. hoà giải có nhiều cách, việc lãnh đạo nghiêng mình trc vong linh của lính đối phương là cách tệ hại nhất, nếu ko muốn nói nó có thể đào sâu thêm cách biệt, khi bao ng là nạn nhân cuộc chiến họ vẫn nếm đau thương mỗi ngày. Linh tin rằng họ ko thù hận, nhưng nếu lãnh đạo làm vậy, họ sẽ phản kháng và hoà giải càng ko bao h đạt đc. Hà nên nhớ một điều, anh em có thể đánh nhau vỡ đầu, nhưng một trong 2 ng gọi đầu gấu vào xử lý ng kia thì đừng đòi hỏi ng kia phải nghiêng mình hoà giải. Cụ Hồ xét cho cùng vẫn vĩ đại khi từ chối việc giúp đỡ về con ng của TQ và các nc XHCN trc kia thế nên "TASS có quyền tuyên bố"

      Delete
    2. Ta Hai Tung: Đúng! Những người ủng hộ "suy nghĩ" của a Châu có vẻ quên tâm tư của những người thuộc "bên thắng cuộc" bình dị (đa số). Họ không có điều kiện / không có nhu cầu giãi bài trên mạng, và họ cũng chẳng đòi hỏi truyền thông Nhà nước tôn vinh thái quá! Nhưng cái gì cũng có giới hạn!!! Hoà giải không phải chỉ là vấn đề giữa Nhà nước và "bên thua cuộc"!!!

      Delete
    3. Viet-Ha Pham: Nó không sai nhưng mà nó lệch bạn Linh Linh ạ.

      Anh em trong nhà đánh nhau, vì là máu mủ nên nhu cầu hòa giải nó cao hơn nhiều so với người ngoài đánh nhau. Vì thế, nếu thật lòng với nhau, thì có cảm thấy nhún một chút, lùi một chút mà anh em tình cảm nối lại được cũng là nên và cần làm.

      Mà ở đây cả hai anh em đều bị bọn côn đồ nó xúi, nó vào nhà đánh nhau đấy chứ, đâu chỉ có một bên gọi vào đâu.

      Delete
    4. Viet-Ha Pham: Tùng ơi, đấy là bởi vì em cũng chưa tiếp xúc với tâm tư của những người "bên thua cuộc". Tâm tư của họ cũng nặng nề lắm, họ cũng đau lắm khi chứng kiến những kỉ niệm rầm rộ nhân ngày này. Họ cũng không có điều kiện để giãi bày trên mạng (cũng già cả rồi, số ít trẻ hơn hoặc con cháu họ mới có điều kiện giãi bày), và cũng không có điều kiện giãi bày trên truyền thông chính thống để anh em mình đọc được.

      Ý kiến của anh Châu có thể chưa thực hiện ngay bây giờ được nhưng hy vọng vào một ngày nào đó.

      Delete
    5. Ta Hai Tung: Thế nên vấn đề là 3 bên: người lính hai phía, và Nhà nước. Nếu anh đặt 2 bên (bỏ bất kỳ 1 bên nào) thì câu chuyện không bao giờ đến đích!!!

      Delete
    6. Linh Linh: Hihi, ko lệch đâu bạn Viet-Ha Pham thân mến ạ. L đã đặt ra điều này khi refer đến ví dụ đó rồi. Mà sao lại nói vấn đề thật lòng ở đây nhỉ? tại sao phải nhún kiểu thé? lùi kiểu thế? có ai cấm nối lại đâu? giờ Linh có thấy ai xét lý lịch khi vào đh, khi đi làm, việt kiều thì cứ tung tăng về nc, thích chơi thì chơi, thích đầu tư thì đầu tư, thích lấy vợ thì lấy vợ, thích lấy chồng thò lấy chồng, còn đòi hỏi gì nữa? lãnh đạo phải nghiêng mình á? Hoang đường!

      bạn Hà đừng có nói côn đồ xúi thế chứ, định viêys lại lịch sử à . bạn Linh thực dụng, nên bạn Linh vẫn muốn thống nhất đất nc vì số phận bạn vẫn sinh ra ở Hà nội, nếu ko thống nhất thì có khi giờ chả có internet mà chém gió với bạn Hà ấy chứ :)

      Delete
    7. Linh Linh: À, mà nếu nghiêng mình làm GDP tăng lên đột biến, dân giầu nc mạnh xã hội công bằng văn minh thì Linh ủng hộ Viet-Ha Pham Nhưng vẫn phải gọi đúng tên là nhún, là lùi như Hà comment ở post sau, chứ ko phải đẹp như comment đầu :)

      Delete
    8. Viet-Ha Pham - Tùng: Nói là hai bên, ba bên hay một bên cũng đúng vì chỉ là một dân tộc Việt mà thôi.

      Linh: cử chỉ lùi lại, nhún mình đó, nếu có, là rất đẹp Linh ạ. Không phải lùi là xấu, nhún là xấu. Đây là lùi, là nhún mình trước lịch sử của dân tộc.

      Về cuộc chiến ở VN thì mình không bàn ở đây, lạc đề.

      Việc mà Linh nói như bỏ xét lý lịch ... mới là việc đối xử với nhau ở trong nước. Còn một cộng đồng Việt Nam mấy triệu người ở nước ngoài nữa Linh. Thêm nữa, cách nhìn của Linh là cách nhìn của một bên, từ phía thắng cuộc thôi. Cần có cách nhìn trung gian, ở giữa (mình đã nói điều này khi comment trong post của Tùng).

      Linh và Tùng: việc hòa giải cần phải có sự thiện chí và bàn tay của cả hai bên. Ở đây anh Châu mới đề cập tới một nửa là trong nước. Nó chưa đủ nhưng nó quan trọng hơn để thúc đẩy quá trình hòa giải.

      Rất buồn là gần tới 30/4 thì những việc như thế này lại càng được nhắc lại nhiều hơn. Mình comment hai tay, tay này đi giải thích với các bạn như Linh, Tùng. Tay kia lại đi giải thích với các bạn (tạm gọi) bên kia :)

      Delete
    9. Linh Linh: Hà đọc lại comment của Linh lại xem. Ai hắt hủi cộng đồng hải ngoại đâu ngoại trừ họ tự tạo ra. Một bàn tay ko vỗ nên thành tiếng, những ng việt kia họ ko muốn hoà giải thì đó là vấn đề của họ, đừng có đòi hỏi nghiêng mình vô lý ở đây. Họ hàng nhà L có ng phía bên kia hơn Hà nhiều (chắc vậy) vì mẹ L ng miền Nam. Nhưng thực ra L thấy Hà ko đứng giữa mà Hà nhìn về phía bên kia nhiều hơn mà quên đi những ng đang tổn thương rất rất nhiều ở bên này, những ng mà lãnh đạo phải dành thời gian lo cho họ hơn là dành thời gian nghiêng mình

      Thôi, nói đi nói lạo thì ý kiến cũng chỉ vẫn thế. Mình đi khò đây. Chót uống tí cafe mà mãi ko ngủ đc :)

      Delete
    10. Viet-Ha Pham: Linh ơi mình vẫn bảo lưu ý kiến của mình là mình đứng ở giữa và Linh đang lệch về phía bên nhà nhiều quá. Và cũng không phải nhất thiết cứ có người nhà ở miền Nam mới hiểu được chuyện này Linh ạ.

      À, mà những người (tạm gọi) ở bên kia thì đẩy mình về phía nhà nước. Như vậy là hòa, là đứng giữa nhỉ. :-))))

      Delete
  3. Luong Hong Anh: " Nhiễu điều phủ lấy giá gương , người trong một nước hãy thương nhau cùng " . Tôi tán thành bài viết của bạn Tran Nam Dung . Tôi rất ủng hộ suy nghĩ của giáo sư Ngô Bảo Châu . Bản thân tôi rất mong một ngày nào đó sẽ có được buổi lễ Cầu siêu cho tất cả những người con Việt nam đã ngã xuống nơi biển đảo , trên đất liền và trong lòng đại dương . " Nồi da nấu thịt " , anh em cùng một dân tộc , cùng một dòng máu , cùng trong dòng họ , cùng một gia đình đã bắn giết lẫn nhau , thử hỏi ai là người thắng ? bại ? Dân tộc Việt nam chính là người thua cuộc . Muốn xây dựng đất nước hùng cường , thịnh vượng , chúng ta phải biết sống yêu thương tôn trọng lẫn nhau , xóa bỏ mọi hận thù và mọi tư tưởng thua , thắng . Ngày 30/4 chỉ là ngày " Chấm dứt chiến tranh " , không phải là ngày thắng , bại !

    ReplyDelete
  4. Minh Cao: Tôi nghĩ rằng GS Châu đã nhìn rộng hơn về vấn đề 30/04, không cần phải "khoe" chiến công nữa mà phải hòa giải dân tộc, chia sẽ những mất mát đau thương và xây dựng được chế độ công bằng văn minh, ngăn chặn tham nhũng, không thể để cho mỗi cán bộ nhà nước là một túi tham như hiện nay được.

    ReplyDelete
  5. Huynh Anh Tuan - Theo quan điểm cá nhân :
    ► Bài post trên public của Châu đó là Chính kiến cá nhân của Ngô Bảo Châu. Đương nhiên sẽ có người đồng và bất đồng chính kiến
    • Không ai có quyền Phán xét chính kiến của bạn ấy. Họ chỉ được phép nêu Quan điểm cá nhân chứ không thể nói là Phản đối.
    • Đối với vài ỳ kiến Đề cập đến cá nhân Châu, tôi có biết về Châu chút ít mong rằng ai đó "Biết thì nói - Không biết thì dựa cột mà nghe". Nhất là câu "ăn lộc của chế độ mà nói xấu chế độ" :
    1 - Đề cập về cuộc sống xã hội : Dù ở xã hội nào thì mọi người (80% dân số) đều phải làm việc, kiếm sống bằng sức lao động của mình. Không phải ngồi chờ sung rụng hay hoặc gia đình chính sách hưởng ưu đãi chế độ hay một bộ phận ko nhỏ những quan chức tham ô, tham nhũng....... mà dùng cái cụm từ "ăn lộc chế độ"
    2 - Đề cập về cuộc sống của Châu: Theo tôi được biết, Châu được nuôi dậy trong một Gia đình có nền nếp và nền tảng giáo dục đàng hoàng. Cuối những năm 80, vì nhận diện ra tài năng thiên phú của Châu nên Pháp đã đưa Châu đi du học (tôi nhớ không nhầm là thế), không phải Nhà nước tài trợ nhé. Vì thế bạn ấy mới có điều kiện để nghiên cứu khoa học..v.v...và được thế giới ghi nhận. Đến khi Châu thành danh thì nhà nước mới "kéo" bạn ấy về. Trên thực tế, theo tôi được biết, Châu và gia đình cũng chưa lấy cái gì mà Nhà nước "ưu đãi đài thọ" cả. Cho nên đừng nói câu "ăn lộc chế độ" đối với Châu. (chứ còn ở Việt Nam thì người được gọi là nhân tài ....nhiều như quân nguyên...nhưng thực sự là nhân tài thì.....đếm trên đầu ngón tay)
    3 - Nói về quan điểm của Châu: Giống như Nhật bản có đền Yasukuni là nơi thờ gần 2.5 triệu binh lính đã hy sinh cho nước Nhật (trong đó có cả tội phạm chiến tranh, hay lính phát xít) hàng năm Thủ tướng Nhật đều đến thăm đền này với cả tư cách cá nhân lẫn Nhà nước. Và lần nào cũng có nhiều phản ứng tranh cãi không chỉ các nước như Trung Quốc; Đài Loan, Triều Tiên mà ngay cả nhân dân Nhật cũng có nhiều ý kiến trái chiều.
    Vì thê quan điểm của Châu về việc những Lãnh đạo Nhà nước đến những nơi thờ chiến sĩ vô danh để Thắp hương cho những người lính ngã xuống trong chiến tranh (dù là Quân đội VN hay VNCH) tôi thấy không có gì là chống đối chế độ mà là quan điểm rất nhân văn,
    ►Nhưng quan trọng là :
    - Ngoài những Đài tưởng niệm Liệt sĩ QĐND VN thì có tồn tại Đài tưởng niệm nào cho Chiến vô danh hay không ? (Liệt sĩ khác với Chiến sĩ hay binh sĩ. Liệt sĩ là được Nhà nước công nhận, Trong các Nghĩa trang LS QĐND VN có rất nhiều mộ vô danh là LS QĐND VN)
    - Và khi "Gác lại quá khứ để hướng tới tương lai" thế nào để khi Ai đó thắp hương cho những người lính chết trong chiến tranh 2 miền sẽ không gây ra những phản ứng, thậm chí phẫn nộ đối với việc này. Bởi vì không dễ dàng gì Hàng trăm triệu người dân cùng cực sống dưới sự kìm kẹp của chế độ Mỹ - Ngụy; Thân nhân hàng triệu những người bị thảm sát; Thân nhân những anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh QĐND VN ....v..v....sẽ phản ứng như thế nào dễ dàng quên đi những đau thương, mất mát của họ
    Mọi bệnh tật. vết thương trên cơ thể có thể chữa bằng y, dược
    Nhưng vết thương lòng và bệnh trong tâm thì phải chữa bằng Tâm.

    ReplyDelete