Friday, September 2, 2022

12 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN NHẤT CỦA TIẾNG VIỆT

 Thôi khỏi để mọi người chờ lâu, mình chụp lại bài trên tạp chí và post lên, chữ nhỏ khó đọc nhưng kéo ra thì cũng đọc được. Thực ra thì hôm nay mình mới có bản cứng tạp chí.

Như đã nói, bài này viết chủ yếu là dành cho những người không có chuyên môn ngôn ngữ học, đọc có thể hiểu được những nét khái quát nhất về tiếng Việt.  

Còn nhớ hôm ở Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo "Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài", mình có nói là với mỗi đặc trưng trong 12 đặc trưng này thì có thể viết được 20 trang, thậm chí cả quyển sách. Nhưng trong khuôn khổ một bài báo thì chỉ là tóm lược cái cốt lõi thôi.

Nếu nhặt nhạnh thêm thành ra 13,14,15 thì nhiều quá khó nhớ. Nếu để 8 hay 9 hay 10 thì lại không hết. Vậy nên mình để 12, là vừa 1 tá. Mình chỉ tập hợp lại những điều mà nhiều người biết rồi nhưng chưa được tập hợp lại cho dễ nhớ, dễ hiểu thôi.

Hôm trước khi đang đánh máy bài, chỗ họ Ngôn ngữ, nói 4 họ, nhưng mới gõ được 3 rồi có việc phải dừng, sau gõ tiếp thì lại tưởng xong rồi nên mới thiếu mất tên một họ, mà mình vừa chỉnh bút mực vào là họ Mông - Dao.

Theo gợi í của thầy Dang Dinh Cung thì mình cho vào cái danh sách của 12 đặc trưng này, giúp mọi người dễ nhớ hơn.

(1) Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á

(2)Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu

(3) Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, không biến hình  (tức không thay đổi hình thức của từ dù quá khứ hay hiện tại hay tương lai).

(4)Tiếng Việt là ngôn ngữ có loại từ/danh từ đơn vị (tức là những từ như con, cái, quyển, chiếc, bức, tấm, tờ....

(5)Tiếng Việt là ngôn ngữ có hệ thống từ xưng hô phong phú 

(6)Tiếng Việt là ngôn ngữ có trật tự từ SVO( chủ ngữ, động từ, bổ ngữ), trật tự thay đổi thì ý nghĩa thay đổi. Đây là phương thức ngữ pháp cực kì quan trọng.

 (7)Tiếng Việt sử dụng hư từ như một phương thức ngữ pháp rất cơ bản. Đó là những từ kiểu như: những, các, mọi, mỗi, từng, ...đã, đang, sẽ, đều, cũng, vẫn, còn, cứ, hãy, đừng, chớ, rất quá, lắm, hơi, khá..., Các cặp từ: nếu...thì..., không những...mà còn...,vì...nên...vv.

 (8)Tiếng Việt là ngôn ngữ có nhóm hư từ tình thái cuối câu khá phong phú ( tức là những từ kiểu như: à, ư, nhỉ, nhé, đây, đấy, chứ, cơ, cơ mà, mà lại, hở, hả...) 

(9) Tiếng Việt cũng sử dụng ngữ điệu và trọng âm như một phương thức ngữ pháp

(10)Tiếng Việt có hệ thống từ vay mượn từ tiếng Hán rất lớn

(11)Tiếng Việt có hệ thống từ láy phong phú 

(12)Tiếng Việt sử dụng chữ “Quốc ngữ”

Hy vọng mấy lời thô sơ trong bài này có thể có ích phần nào cho những người muốn hiểu đại cương, ngắn gọn về tiếng Việt, hay muốn nói khoảng năm, mười, mười lăm phút về tiếng Việt mà không sợ là nói linh tinh. 🙂 

Thế cũng vui rồi.

Tất nhiên trên đây chỉ là những kiến thức mình thu lượm được từ các Thầy Cô, từ sách vở, từ thực tiễn giảng dạy, từ góc nhìn sư phạm thôi.

Hôm trước mình có gửi cho bạn chuyên viên bên Bộ Giáo dục và Đào tạo phụ trách khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt ở nước ngoài bản thảo bài này, khi tạp chí chưa ra, bảo là nếu có thể thì in ra phát cho học viên sẽ rất hữu ích đấy. Không biết họ có kịp in phát cho học viên không.

(copy từ FB-Nguyễn Thiện Nam - 28.Aug. 2022)

1 comment:

  1. 11: Cùng với thanh điệu, tiếng Việt rất phong phú về từ láy. Những từ này lột tả vô cùng sinh động trạng thái, hình thể hay cảm nhận từ các giác quan của con người:
    Ví dụ: bẽ bàng, bồng bềnh, dè dặt, ào ào, dập dìu, chan chứa, dằng dặc, thum thủm... (tính chất)
    hay líu lo, ríu rít... (tượng thanh), long lanh, lừng lững, sừng sững, dong dỏng... (tượng hình) và rất nhiều từ khác trong kho tàng tiếng Việt. Nếu giữ được và sử dụng thật chính xác, đúng chỗ và đúng mức sẽ nâng cao hơn ý nghĩa của câu từ cần diễn đạt.

    ReplyDelete