Friday, October 11, 2024

Sức khỏe, cơ thể & thuốc

Hoàng Giang: Để cuộc sống của bản thân được vui vẻ và hạnh phúc thì điều đầu tiên ta phải nghĩ đến là chính bản thân mình, nói cách khác cần phải chăm sóc cái cơ thể để nó khoẻ mạnh, cơ thể khoẻ mới có những suy nghĩ sáng suốt, từ suy nghĩ lại tiếp ra hành động…..

Mời các bạn ly cafe buổi sáng cuối tuần. Tui cũng chuẩn bị sắp xếp đồ đạc để bay lại về nhà, ko nơi đâu bằng VN.

——————

HIỂU RÕ CƠ THỂ MÌNH ĐỂ TỰ PHÒNG TRỊ BỆNH TẬT

(Bài hơi dài, chịu khó đọc để biết cách không sợ hãi trước bệnh tật và cẩn trọng khi dùng thuốc)

1- Bài học đầu tiên tôi học được từ một vị chân y thầy tôi là :  Trong số các biểu hiện mà chúng ta cho là bệnh, có tới khoảng 95% là tự khỏi, chỉ có 5% gây biến chứng thực sự trở thành bệnh, trong đó 3% có thể chữa khỏi và 2% “được phép chết”, nghĩa là phải chấp nhận luật đào thải của tự nhiên. Trong số 95% số bệnh tự khỏi đó, có tới khoảng 1/3 sau khi tự khỏi sẽ khỏe mạnh gấp bội do sức đề kháng của cơ thể tự tăng lên. Những bệnh cần phải chữa trị không có nhiều. 

Hãy nhìn vào thiên nhiên hoang dã, tất cả thú hoang, chim trời hay sinh vật đều khỏe mạnh, không có con nào phải “chữa bệnh” cả, trong khi con người chúng ta ngày nay ai cũng là khách hàng của các thầy thuốc và các hiệu thuốc.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều vị chân y ở phương Đông là đại sư Phật giáo, ở nước ta có đại sư Tuệ Tĩnh. Đối với các thầy, thân và tâm không thể tách rời. Chữa thân bệnh không chắc đã khỏi bệnh, phải chữa tâm bệnh mới khỏi bệnh triệt để. Y học cổ truyền thấm đẫm tinh thần Phật pháp. Đức Dược vương Phật chính là vị Phật thầy thuốc. “Tự khỏi”, chính là chữa được tâm bệnh. 

2- Tiến sĩ Kary B. Mullis, một nhà khoa học kiệt xuất người Mỹ đoạt Giải Nobel hóa học năm 1993, là cha đẻ của kỹ thuật PCR được áp dụng rộng rãi trong công nghệ sinh học và nhiều lãnh vực khác. Người ta sử dụng kỹ thuật của ông để phát hiện con virus H.I.V, từ đó coi con virus này là nguyên nhân gây bệnh A.I.D.S, rồi công bố đ.ạ.i  d.i.c.h H.I.V/A.I.D.S trên toàn cầu. Nhưng Mullis không cho là như vậy. Theo ông thì PCR giúp dễ dàng nhận ra rằng một số người bị nhiễm H.I.V và một số trong những người đó có các triệu chứng của bệnh A.I.D.S, nhưng điều đó không trả lời được câu hỏi, liệu H.I.V có gây ra bệnh AIDS hay không. Ông nói : “Con người chứa đầy retrovirus, chúng tôi không biết có hàng trăm hay hàng nghìn hay hàng trăm nghìn, chúng tôi chỉ mới bắt đầu tìm kiếm chúng gần đây, nhưng chúng chưa từng giết chết ai”. Người ta sử dụng thành tựu khoa học của ông, rồi “cắt cầu”, phớt lờ những phân tích khoa học đầy trách nhiệm của ông, để thu lợi nhuận khổng lồ từ sản xuất thuốc chữa cái gọi là căn bệnh thế kỷ kia. 

Gần đây người ta lại dùng kỹ thuật PCR của Mullis để xét nghiệm tìm ra con virus gây ra “đ.ạ.i d.ị.c.h” C.o.v.i.d 1.9 để cung cấp thuốc ngừa đồng loạt cho nhân loại nhằm thu siêu lợi nhuận. Nếu như Mullis còn sống, chắc ông sẽ có thái độ như đối với bệnh H.I.V/A.I.D.S.

Mullis coi trọng các bác sĩ chữa những căn bệnh như nối chân nối tay, chữa các thương tật do chiến tranh, do tai nạn hoặc những căn bệnh mà họ biết rõ nguyên nhân. Ông phản đối những thầy thuốc mà ông gọi là “witch doctors” (bác sĩ phù thủy), những người dùng những thứ độc hại đưa vào cơ thể con người, nhân danh cứu người nhưng thực chất là giết người, như việc dùng xạ trị và thuốc độc để chữa bệnh ung thư. Ông lên án nhóm những người giàu có trong các tập đoàn dược phẩm hiện đại khi họ nói rằng họ có thể bào chế ra các thứ thuốc chữa được những căn bệnh mà họ không biết rõ nguyên nhân và sự thật là họ không thể làm được điều đó. (xem thêm bài dưới cmt)

3- Cuốn sách thuốc cổ xưa nhất của phương Đông, có lẽ cũng là loại cổ xưa nhất của thế giới, là cuốn “Thần Nông bản thảo”, tác giả của nó được cho là vua Thần Nông, là một trong các thủy tổ của Hoa Hạ và cũng là thủy tổ của dân tộc ta, theo Đại Việt sử ký toàn thư. Tương truyền rằng, Thần Nông đi tìm và khảo nghiệm cây thuốc có ngày phải bị 72 lần ngộ độc. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây không phải sách thuốc của một người mà là kết quả của sự khảo nghiệm hàng ngàn năm của các bậc danh y, phát triển thành một hệ thống, sau này hàm chứa trong các cuốn sách chân truyền danh tiếng khác, từ “Đường tân tu bản thảo” (thời nhà Đường) đến “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân (thời Nhà Thanh).

“Bản thảo”, như tên gọi của nó, chủ yếu sử dụng cây cỏ và một số hoạt chất trong tự nhiên, không giết động vật hoang dã làm thuốc. Nếu có dùng động vật thì cũng chỉ lấy những bộ phận của con vật tự loại bỏ (như xác ve, xác rắn) hoặc một số bộ phận lấy từ các con vật đã chết già. Nói khoa học là kết quả của những khảo nghiệm lặp đi lặp lại với nhiều lần “thử sai”, thì các vị thuốc trong những cuốn sách thuốc chân truyền này là khoa học nhất, vì đã thử nghiệm lặp đi lặp lại hàng ngàn năm. Những thảo dược đó không chỉ được ghi thành sách, mà các bậc chân y còn phổ biến chúng trong dân gian, truyền từ đời này qua đời khác.

Dù như vậy, các bậc chân y vô cùng cẩn trọng trong việc dùng thuốc. Vì hiểu rõ cơ thể mỗi người là khác nhau, không có một bài thuốc nào áp dụng chung cho mọi người được, nên các vị chân y không truyền nghề qua sách vở mà chỉ truyền nghề cho những học trò có đủ tư chất và y đức. Bởi vậy những sách thuốc đông y, cả những cuốn được cho là của Hải thượng Lãn ông hay Tuệ Tĩnh của Việt Nam, đều không đáng tin cậy để mang ra chữa bệnh. Ngay cả các cuốn sách thuốc cổ truyền được lưu hành được cho là của Trung Quốc, đâu là chân truyền, đâu là tam sao thất bản cũng rất khó nhận biết.

Nguyên tắc chữa bệnh của y học cổ chân truyền là phải biết đúng nguyên nhân gây bệnh của từng người và đặc điểm cơ thể của người đó (thông qua mạch và biểu hiện của thần sắc), không một thang thuốc nào giống thang thuốc nào, không một bài thuốc nào dành chung cho mọi người dù có cùng một loại bệnh. Ngay cả việc hái thuốc, cây cỏ nào hái vào lúc nào mới có công dụng cũng không ghi thành sách mà là sự truyền thừa của các bậc chân y. Cho nên, người xưa bảo, chỉ những thầy thuốc chân truyền ít nhất ba đời mới đáng tin cậy. 

4- Năm 2017, 3 nhà khoa học Mỹ  là Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young được tặng giải Nobel y học với những khám phá thú vị về “cơ chế điều khiển nhịp sinh học hàng ngày”. Lần đầu tiên chiếc “đồng hồ sinh học” trong cơ thể con người, động vật và cây cỏ vận hành trong nhịp điệu của vũ trụ được giới hàn lâm khoa học xác nhận. Khám phá này cho thấy những tri thức khoa học đang được thừa nhận về cơ thể con người lâu nay chỉ là tri thức về một cơ thể chết. Nhiều giải pháp khoa học đồng loạt đang được ứng dụng để tác động vào cơ thể con người nhằm chữa bệnh hay cung cấp dinh dưỡng, cũng dựa vào những tri thức về cơ thể chết đó.

Với những khám phá nói trên, ta biết cơ thể con người thay đổi theo nhịp thời gian, biến đổi theo từng sát-na trong 24 giờ của một ngày, ngày hôm nay không giống ngày hôm qua, ngày này của năm này không giống ngày này của năm trước, người Việt không giống người Mỹ, người Việt ở Cà Mau không giống người Việt ở Lạng Sơn, người Việt đang ngồi trên máy bay không giống người Việt đang ngồi ngắm biển. 

Vì lẽ đó mà một con virus hay một chất độc thâm nhập vào cơ thể những người khác nhau gây ra những tác hại khác nhau, thâm nhập vào buổi sáng tác hại sẽ rất khác nếu chúng thâm nhập vào buổi chiều. Vì lẽ đó mà cùng một nguyên nhân gây bệnh, người này phải được chữa trị không giống như người khác. Vì lẽ đó, cùng một cây thuốc nếu hái vào mùa hè sẽ có tác dụng khác với hái vào mùa đông, hái vào buổi sáng có tác dụng khác với hái vào buổi trưa. Khám phá của ba nhà khoa học nói trên đã gián tiếp thừa nhận sự đúng đắn của các bậc chân y từ hàng ngàn năm trước (xem thêm bài dưới cmt)

5- Nói dài dòng như trên để thấy các bậc chân y và các nhà khoa học chân chính vô cùng cẩn trọng trong việc dùng thuốc chữa bệnh, để thấy các Big Pharma quốc tế đang lợi dụng sự sợ hãi về bệnh tật để trục lợi trên cơ thể con người như thế nào. 

Tây y có chữa được bệnh tiểu đường không ? Xin thưa là không, vì nguyên lý của họ là : Ngăn đường và tiêm Insulin nhân tạo vào cơ thể. Insulin là hormone tiết ra từ tuyến tụy, nó có tác dụng chuyển hóa glucose (và lipid, protein) để nuôi sống tế bào. Tây y cho rằng, do lượng đường trong máu cao, nên một mặt phải tiêm insulin để nó chuyển hóa đường trong máu, mặt khác ngăn đường (bất kể loại đường nào) để tránh lượng đường trong máu cao. Chữa như vậy là có hại. Tế bào của cơ thể cần đường, chất béo, đạm và dưỡng khí, không có những thứ đó cơ thể sẽ chết. Tuyến tụy không tiết ra insulin hoặc tiết ra insulin không có chất lượng là do sự bất ổn nhiều nơi trong lục phủ ngũ tạng, tiêm insulin nhân tạo vào cơ thể không những không cải thiện được tuyến tụy mà còn gây hại cho nó vì insulin nhân tạo có độc. Đường mà cơ thể cần là đường tự nhiên (từ nước mía, trái cây, rau củ và tinh bột). Ngăn đường là chỉ ngăn chất ngọt của đường tinh luyện, của nước ngọt và bánh kẹo công nghiệp (insulin không chuyển hóa được đường công nghiệp), còn đường tự nhiên nhất thiết phải nạp đủ để nuôi tế bào, nếu không sẽ khiến cho cơ thể bị suy yếu (những bộ phận cơ thể bị hoại tử do tiểu đường không phải do thừa đường mà chính là do thiếu đường tự nhiên). Cho nên, bệnh tiểu đường không cần chữa, chỉ cần ăn uống các thức ăn tự nhiên, ăn uống nhiều đường tự nhiên, tránh xa đường tinh luyện và thức ăn công nghiệp, chân thường xuyên tiếp đất, cơ thể thường xuyên phơi nắng, hít thở không khí trong lành và giữ tâm bình an, là khỏi bệnh. 

Bệnh ung thư Tây y có chữa được không ? Xin thưa là không. Một bác sĩ người Nhật, tiến sĩ Makoto Kondo, người có 40 năm chuyên điều trị bệnh ung thư, đã viết một cuốn sách công bố sự thật về việc chữa ung thư. Ông khuyến cáo rằng bệnh ung thư không nên và không cần phải chữa. Ông nói, ở Nhật mỗi năm có khoảng nửa triệu ngưới chết vì bệnh ung thư, phần lớn không chết vì ung thư mà chết vì chữa ung thư. Ông cho rằng mổ xẻ, hóa trị, xạ trị hoặc đưa chất độc vào cơ thể đều là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết. Trong khi nếu không chữa ung thư thì có thể sống lâu hơn, nhiều trường hợp vẫn sống như người bình thường. Ông khuyến nghị không nên “khám sức khỏe tổng quát”, vì nếu phát hiện ung thư sẽ khiến cho ta sợ hãi rồi vội vàng đi điều trị, khiến cho cái chết dến nhanh hơn. Trong những trường hợp bệnh nặng với nhiều biến chứng thì dù có chữa hay không chữa đều chết như nhau. Lời khuyên của ông đối với những người mắc bệnh ung thư là : “Mặc kệ nó, không cần chữa”. Có thuốc ngừa ung thư không ? Makoto Kondo trả lời : “Không. Khối u là các tế bào của cơ thể, hệ miễn dịch chỉ tấn công vào “kẻ lạ” từ ngoài xâm nhập, không tấn công “người nhà”. 

Ung thư không phải là bệnh nan y. Một khối u hình thành bản thân nó không phải là bệnh mà là sự báo hiệu sự không thông suốt của cơ thể. Chỉ cần ăn uống hợp lý, tránh xa hóa chất, sống thuận với tự nhiên, yêu đời, vui vẻ với người xung quanh và không sợ hãi, phần lớn bệnh ung thư sẽ tự khỏi. 

6- Trên đây là lý do lão nông tôi dù nghiên cứu y thuật 15 năm, vẫn không dám hướng dẫn một “bài thuốc” nào, mà chỉ dám hướng dẫn việc ăn uống hoặc dùng một số cây lá hoa trái để phòng trị một số bệnh tật mà không gây tác dụng phụ.

HOÀNG HẢI VÂN

————

Xin đọc lại tút mà tui viết cách đây vài ngày, rất có liên quan.😀😀

Từ Tây sang đến Đông.

Thoắt 1 phát đã 12 năm, thời đấy đến với xứ sở tự do để “tìm đường cứu thân”. Giờ này gác lại hết quay về với phương đông huyền bí với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.

Biết là so sánh nước Mỹ vs Uzberkistan là quá khập khiễng, một đằng có GDP gấp đến ít nhất 20 lần đã thế còn đc coi là “văn minh” nhất thế giới.

Đến cái tuổi ko còn trẻ và trải nghiệm đủ 5 châu, tui rút ra 1 số tiêu chí đánh giá một xã hội văn minh và phát triển như sau :

- Ko có chemtrail trên bầu không khí.

- Cây trồng, thực phẩm ko GMO.

- Nguồn nước sạch ko fluorid.

- Ko sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước uống có gas….

- Tệ nạn xã hội : trộm cắp, cướp giật, giết người, bạo lực tình dục, buôn bán phụ nữ trẻ em….thấp.

- Hệ thống y tế dùng y học dân tộc phát triển.

- Các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường…có tỷ lệ thấp trong bảng xếp hạng.

- Đời sống dân chúng thong thả, vật giá vừa phải, ko lao theo chủ nghĩa vật chất bằng mọi giá

- Văn hoá bản địa được tôn trọng, phát triển và phổ biến khắp…….

- Ko có ý định cài chíp vào thân thể người nhằm kiểm soát mọi mặt đối với công dân.

- Quan trọng nhất là KHÔNG ÉP TIÊM bất kỳ một loại vacxin nào vì chúng chính là chất độc huỷ hoại ko những cơ thể mà còn là tinh thần của nhân loại. 

Còn nhiều tiêu chí khác nhưng xem ra đất nước Uzerbekistan đạt được hầu hết các tiêu chí trên😀😀, hơn hẳn nước Mỹ giầu có😀😀, ít ra dân Uz ko có tình trạng như Mỹ có đến 50% dân số bị tiểu đường vì ăn thức ăn GMO và lạm dụng thuốc tây, riêng căn bệnh TĐ này ngốn hết 300 tỷ đô hàng năm, gần bằng 70% GDP của VN😀😀

Trong tương lai gần, quốc gia nào còn bảo tồn và phát triển đc nền y học dân tộc, quốc gia ấy sẽ vực dậy sau cái nạn diệt chủng của chương trình vacxin trên toàn thế giới, quốc gia đấy sẽ trở nên hùng cường và còn tồn tại lâu dài.

Hehe…thôi ko lạm bàn thêm chính trị nữa nhưng nếu so sánh cái thằng tui cách đây 12 năm thì khác hẳn. Năm 2012 đang hùng hục uống nào là thuốc tiểu đường ngày 3 viên, thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm cholesteron, thuốc hạ men gan, thuốc đau dạ dày, thuốc viêm xoang, trĩ, cân nặng 67 kg, vòng bụng 88cm, mặc quần size 34, hít đất ko nổi, bơi ỉ ạch. 

Năm 2020 bỏ hết thuốc tây, tập gym tập bơi, ăn theo pp IF 16/8 đc 6 tháng, giờ cân nặng 56 kg, vòng bụng 76 cm mặc quần size 28, hít đất 30 cái trở lên, bơi ít nhất 1 km mỗi sáng, đi bộ cũng 5 km, uống 6 lít bia 1 lần, 2 chai vang 14 độ trong 3 tiếng😀😀

Tháng 12 này đánh dấu đúng 4 năm ko dùng thuốc tây, chuyển sang dùng đông y và thấy cuộc sống này vui lắm.

Đời thay đổi khi chúng ta thôi đẩy😀

Hoàng Giang: Năm 2020 đánh dấu bỏ hẳn thuốc tây. Lúc này đang phiêu du ở Rừng Tràm Trà Sư

Thursday, October 10, 2024

Cuộc sống đích thực

GIÀU CÓ KHÁC ĐẦY ĐỦ, THẤY THIẾU THÌ VẪN LÀ CHƯA ĐỦ...

𝟏. 𝐁𝐞𝐚𝐮𝐭𝐲 𝐢𝐬 𝐝𝐢𝐟𝐟𝐞𝐫𝐞𝐧𝐭 𝐟𝐫𝐨𝐦 𝐩𝐫𝐞𝐭𝐭𝐢𝐧𝐞𝐬𝐬. 𝐏𝐫𝐞𝐭𝐭𝐢𝐧𝐞𝐬𝐬 𝐢𝐬 𝐬𝐮𝐩𝐞𝐫𝐟𝐢𝐜𝐢𝐚𝐥, 𝐰𝐡𝐢𝐥𝐞 𝐛𝐞𝐚𝐮𝐭𝐲 𝐢𝐬 𝐢𝐧𝐡𝐞𝐫𝐞𝐧𝐭.
Xinh khác với đẹp, xinh nằm trên bề mặt, đẹp nằm trong bản chất

𝟐. 𝐅𝐞𝐞𝐥𝐢𝐧𝐠 𝐢𝐬 𝐝𝐢𝐟𝐟𝐞𝐫𝐞𝐧𝐭 𝐟𝐫𝐨𝐦 𝐞𝐦𝐨𝐭𝐢𝐨𝐧. 𝐓𝐨 𝐥𝐢𝐤𝐞 𝐬𝐨𝐦𝐞𝐭𝐡𝐢𝐧𝐠 𝐛𝐞𝐜𝐚𝐮𝐬𝐞 𝐢𝐭'𝐬 𝐠𝐥𝐚𝐦𝐨𝐫𝐨𝐮𝐬 𝐢𝐬 𝐚𝐧 𝐞𝐦𝐨𝐭𝐢𝐨𝐧, 𝐭𝐨 𝐥𝐢𝐤𝐞 𝐬𝐨𝐦𝐞𝐭𝐡𝐢𝐧𝐠 𝐛𝐞𝐜𝐚𝐮𝐬𝐞 𝐲𝐨𝐮 𝐮𝐧𝐝𝐞𝐫𝐬𝐭𝐚𝐧𝐝 𝐢𝐭 𝐢𝐬 𝐚 𝐟𝐞𝐞𝐥𝐢𝐧𝐠.
Cảm nhận khác với cảm xúc, vì hào nhoáng mà thích là cảm xúc, vì hiểu mà thích là cảm nhận

𝟑. 𝐁𝐞𝐢𝐧𝐠 𝐫𝐢𝐜𝐡 𝐢𝐬 𝐝𝐢𝐟𝐟𝐞𝐫𝐞𝐧𝐭 𝐟𝐫𝐨𝐦 𝐛𝐞𝐢𝐧𝐠 𝐟𝐮𝐥𝐟𝐢𝐥𝐥𝐞𝐝. 𝐈𝐟 𝐲𝐨𝐮 𝐟𝐞𝐞𝐥 𝐥𝐚𝐜𝐤𝐢𝐧𝐠, 𝐲𝐨𝐮'𝐫𝐞 𝐬𝐭𝐢𝐥𝐥 𝐧𝐨𝐭 𝐟𝐮𝐥𝐟𝐢𝐥𝐥𝐞𝐝.
Giàu có khác với đầy đủ. Thấy thiếu thì vẫn là chưa đủ

𝟒. 𝐂𝐚𝐫𝐞𝐞𝐫 𝐩𝐞𝐚𝐤 𝐢𝐬 𝐝𝐢𝐟𝐟𝐞𝐫𝐞𝐧𝐭 𝐟𝐫𝐨𝐦 𝐚 𝐟𝐮𝐥𝐟𝐢𝐥𝐥𝐢𝐧𝐠 𝐥𝐢𝐟𝐞. 𝐄𝐯𝐞𝐧 𝐭𝐡𝐞 𝐠𝐫𝐞𝐚𝐭𝐞𝐬𝐭 𝐬𝐮𝐜𝐜𝐞𝐬𝐬 𝐢𝐬 𝐣𝐮𝐬𝐭 𝐚 𝐣𝐨𝐛.
Đỉnh cao sự nghiệp khác với một cuộc đời trọn vẹn. Dù thành công đến mấy cũng chỉ là một công việc mà thôi.

𝟓. 𝐂𝐨𝐦𝐟𝐨𝐫𝐭 𝐢𝐬 𝐝𝐢𝐟𝐟𝐞𝐫𝐞𝐧𝐭 𝐟𝐫𝐨𝐦 𝐩𝐞𝐚𝐜𝐞. 𝐈𝐟 𝐲𝐨𝐮 𝐨𝐧𝐥𝐲 𝐥𝐢𝐤𝐞 𝐡𝐚𝐩𝐩𝐢𝐧𝐞𝐬𝐬, 𝐭𝐡𝐞𝐧 𝐲𝐨𝐮 𝐟𝐞𝐞𝐥 𝐜𝐨𝐦𝐟𝐨𝐫𝐭𝐚𝐛𝐥𝐞 𝐰𝐡𝐞𝐧 𝐡𝐚𝐩𝐩𝐢𝐧𝐞𝐬𝐬 𝐜𝐨𝐦𝐞𝐬. 𝐈𝐟 𝐲𝐨𝐮 𝐚𝐫𝐞 𝐧𝐨𝐭 𝐚𝐭𝐭𝐚𝐜𝐡𝐞𝐝 𝐭𝐨 𝐡𝐚𝐩𝐩𝐢𝐧𝐞𝐬𝐬 𝐨𝐫 𝐬𝐚𝐝𝐧𝐞𝐬𝐬 𝐚𝐧𝐝 𝐥𝐞𝐭 𝐢𝐭 𝐡𝐚𝐩𝐩𝐞𝐧 𝐧𝐚𝐭𝐮𝐫𝐚𝐥𝐥𝐲, 𝐭𝐡𝐞𝐧 𝐲𝐨𝐮 𝐚𝐫𝐞 𝐩𝐞𝐚𝐜𝐞𝐟𝐮𝐥.
Dễ chịu khác với bình yên, nếu bạn chỉ thích niềm vui thì khi niềm vui đến thấy dễ chịu. Nếu bạn không dính mắc gì tới vui buồn và để nó diễn ra thuận tự nhiên, thì bạn bình yên.

𝟔. 𝐏𝐞𝐚𝐜𝐞 𝐢𝐬 𝐧𝐨𝐭 𝐭𝐡𝐞 𝐚𝐛𝐬𝐞𝐧𝐜𝐞 𝐨𝐟 𝐞𝐯𝐞𝐧𝐭𝐬. 𝐎𝐧 𝐨𝐧𝐞 𝐬𝐢𝐝𝐞 𝐢𝐬 𝐭𝐡𝐞 𝐞𝐱𝐭𝐞𝐫𝐧𝐚𝐥 𝐰𝐨𝐫𝐥𝐝, 𝐚𝐧𝐝 𝐨𝐧 𝐭𝐡𝐞 𝐨𝐭𝐡𝐞𝐫 𝐢𝐬 𝐭𝐡𝐞 𝐢𝐧𝐧𝐞𝐫 𝐬𝐭𝐚𝐭𝐞 𝐨𝐟 𝐭𝐡𝐞 𝐨𝐧𝐞 𝐨𝐛𝐬𝐞𝐫𝐯𝐢𝐧𝐠 𝐢𝐭.
Bình yên không phải là không có chuyện gì xảy ra. Một bên là ngoại cảnh, một bên là nội là nội tâm của người nhìn ngoài cảnh.

𝟕. 𝐄𝐬𝐜𝐚𝐩𝐢𝐧𝐠 𝐭𝐨 𝐧𝐚𝐭𝐮𝐫𝐞 𝐝𝐨𝐞𝐬𝐧'𝐭 𝐠𝐮𝐚𝐫𝐚𝐧𝐭𝐞𝐞 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐪𝐮𝐢𝐥𝐢𝐭𝐲. 𝐋𝐢𝐟𝐞 𝐢𝐬𝐧'𝐭 𝐚𝐥𝐰𝐚𝐲𝐬 𝐚𝐛𝐨𝐮𝐭 𝐜𝐨𝐦𝐩𝐥𝐚𝐢𝐧𝐢𝐧𝐠.
Chạy lên rừng chưa chắc đã thảnh thơi. Sống trong đời chưa chắc đã thở than.


TnBS (St)

Wednesday, October 9, 2024

Đàn ông: Sống tử tế và đàng hoàng

TÁM ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ GIÁO DỤC

Một - nhẹ nhàng, lịch thiệp

Trong giao tiếp hàng ngày.

Bỏ qua chuyện vặt vãnh

Hoặc lời nói không hay.


Hai - Có lòng trắc ẩn

Với loài vật, với người,

Đặc biệt người tàn tật

Hoặc cơ nhỡ trong đời.


Ba - Luôn đọc sách báo,

Nhất là của nước ngoài,

Để nâng cao kiến thức

Và tự hiểu đúng sai.


Bốn - Chân thành, trung thực.

Cả với mình, với người.

Cả việc lớn, việc nhỏ,

Cả việc riêng, việc đời.


Năm - Tự tin, tự trọng.

Mình lo việc của mình,

Không trông chờ người khác,

Không mong người thương tình.


Sáu - Sinh hoạt giản dị.

Từ đi đứng, áo quần.

Không hư danh, phù phiếm,

Không quá kén miếng ăn.


Bảy - Bố đáng mặt bố

Và chồng đáng mặt chồng.

Phải gương mẫu, chuẩn mực,

Đúng nghĩa người đàn ông.


Tám - Phải giữ Năm Giới

Của Đức Phật Thích Ca.

Sống hữu ích, phụng sự

Gia đình và quốc gia.

*

Văn hóa không phụ thuộc

Vào học ít hay nhiều.

Văn hóa là ứng xử

Là tấm lòng thương yêu.


Văn hóa là cái Đức,

Đức làm nên con người.

Hãy sống có văn hóa,

Cho mình và cho đời.

Thái Bá Tân

Tuesday, October 8, 2024

Chuyện U80: Trở lại hồi ức tuổi thanh niên (tiếp theo)

 Về Königs Wusterhausen (2)

Thời kỳ đầu của thanh niên Việt nam ở Đông Âu, đa số các vụ kỷ luật, thậm chí bị đuổi về nước là do tội trai gái. Các tội hình sự, kinh tế, buôn lậu sau 1980 mới xuất hiện, khi Việt Nam xuất khẩu ồ ạt lao động sang đây. Thời chúng tôi, ai cũng ngoan đạo, „căm thù địch“ nên không có tội chính trị. Suốt bốn năm ở Đức tôi chỉ biết một vụ. 

Trong chuyến tàu hỏa 14 ngày từ Việt  Nam sang Đức chúng tôi đi cùng các đội khác. Khi đi qua Trung Quốc, anh Chương trong đội kỹ thuật dây cáp nói tiếng Hoa rất thạo. Té ra chàng trắng trẻo, đẹp trai, vui tính và hay giúp mọi người này là người gốc Hoa. Sau này sang Đức thỉnh thoảng tôi lại gặp anh trong các đợt sinh hoạt chính trị do sứ quán tổ chức. Vậy mà đùng một cái, chúng tôi được thông báo là anh Chương bị bắt, giải về nước về tội phản quốc. Anh bị bắt khi trốn vào đại sứ quán Nam-Tư (Yugoslavia) ở Berlin để xin chạy sang phương tây.

Người Việt sinh ra sau 1980 chắc không biết Nam-Tư là nước nào. Nhưng Liên bang Cộng hòa XHCN Nam Tư từng là một quốc gia hùng mạnh ở châu Âu, với hơn 20 triệu dân và 7 nước cộng hòa. Chủ tịch là ông Tito, người có tầm cỡ như Hồ Chí Minh ở Việt Nam hoặc Ghandi ở Ấn Độ. Nam Tư tự hào là quốc gia duy nhất đã tự giải phóng đất nước mình khỏi ách phát xít Hitler mà không nhờ một người lính đồng minh nào. Sau 1945 ông cộng sản Tito xây dựng quê ông thành nhà nước XHCN cởi mở, khác hẳn các nước khác theo mô hình Stalin. Tuy Liên đoàn Cộng sản Nam Tư độc quyền lãnh đạo, nhưng kinh tế thì không bao cấp, các xí nghiệp quốc doanh tự quản, lãi hưởng lỗ chịu. Báo chí tư nhân vẫn có và công dân được tự do đi lại khắp thế giới. Nam-Tư có quan hệ lãnh sự mở với tất cả các nước tư bản cũng như các nước XHCN. Thế là dân các nước XHCN muốn chạy đi Tây đều tìm cách sang Nam-Tư du lịch rồi đến các sứ quán Phương Tây ở Belgrad xin visa, khỏi cần vượt biên. Dân chúng Đông Đức, Tiệp khắc, Ba-Lan… ai cũng có hộ chiếu nên việc đó không nguy hiểm lắm.

Tụi chúng tôi sang đến Đức là bị sứ quán thu hộ chiếu ngay và chỉ trả lại một ngày trước khi lên tàu về nước. Trong suốt bốn năm tôi chỉ có mảnh bìa xanh của Đông Đức chứng nhận là đang học nghề ở đây. Vì vậy nên chàng Chương khi vào đến sứ quán Nam Tư thì kẹt luôn trong đó, không ra được nữa. Cuối cùng thì sứ quán Nam-Tư phải trao anh công dân không xác đinh được tổ quốc (vì không có hộ chiếu) này cho công an Đông Đức. Sứ quán Việt Nam áp giải về nước.

Kể như vậy chỉ để người đọc hiểu bối cảnh khi đó. Bọn chúng tôi từ Việt nam đói khổ sang đến Đông Đức thì coi như lên thiên đàng, đâu có suy nghĩ như anh Chương. Mà người dân ở Königs Wusterhausen thì thương chúng tôi lắm. Ngày nghỉ cuối tuần các thầy cô giáo đều đón về nhà riêng chơi, chăm bẵm đủ kiểu. Bà Inge Lanzke dạy tiếng Đức lúc đó ngoài 30, là dân chính gốc ở đây. Bà thường kéo cả 12 đứa trong nhóm về nhà bà. Đó là một cái nông trại nhỏ của bố mẹ bà, lúc nào cũng có mùi phân gà, phân lợn, vườn toàn là táo, mơ, anh đào. Bà Inge không lấy chồng nên ở chung với bố mẹ. Chúng tôi gọi hai cụ là Opa, Oma (ông,bà ngoại). Trong sách „Hai Quê Hương“ tôi có kể về đoạn ông cụ mang gà nhà nuôi, đã mổ sẵn đến ký túc xá tặng cho tụi con Việt Nam.

Hè 1967 ở nhà bà Inge Lanzke, cậu bé Volker đứng trước mặt bà ngoai. Mẹ cậu, bà Ursula đứng bên phải bà ngoại, rồi đến ông ngoai và tôi

Mỗi lần chúng tôi đến chơi là gia đình bà Ursula, chị gái bà Inge, ở gần đó cũng kéo sang. Ông Schmidt, chồng bà Ursula là một ông công an tốt bụng, vui tính. Cậu Volker, con trai bà Ursula lúc đó mới 8 tuổi thì luôn bám theo tôi. Bà Inge còn có cô em gái út tên là Judith, xinh nhất nhà. Judith là cảnh sát hình sự ở tận Schwerin cách xa 200km. Mỗi khi Judith về Königs Wusterhausen thăm bố mẹ là gia đình lại mời tụi tôi đến. Tôi coi cả đại gia đình đó như người thân. Năm 1971 sau tôi về nước thì Judith mới sinh cậu con đầu lòng tên là Uwe.

Mấy chục năm sau tôi quay trở lại đây, ông bà cụ đã mất, cả ba chị em đều đã về hưu. Bà Inge sau khi dạy chúng tôi thì không làm ở ngành giáo dục nữa mà chuyển sang làm nhân viên văn phòng huyện ủy thị trấn. Bà Ursula cũng làm nhân viên ở đó. Mỗi lần tổ chức liên hoan gặp mặt, tôi đều mời bà Ursula Schmidt cùng dự. Chúng tôi đã đến thăm căn hộ mới của bà, thấy bà thỏa mãn với cuộc đời.

Bà Ursula Schmitz

Năm nay bà Inge mất rồi, chỉ còn bà Matter là cô giáo cuối cùng còn sống. Tôi mời bà Ursula và cả cậu con trai là Volker đến gặp mặt cho vui, nhân dịp có chị Hiền từ Việt nam sang thăm lại trường cũ. Địa điểm tôi chọn là quán ăn „Riedels Gasthof“, một quán ăn nổi tiếng ở Königs Wusterhausen từ thế kỷ 18. Sau 1945 quán này trải qua thời kỳ XHCN với cái tên gọi quốc doanh „HO Gaststätte Neue Mühle“. Sau khi nước Đức thống nhất, quán lại lấy tên cũ và ông chủ hiện tại không phải ai khác, chính là thằng bé Uwe, con trai của Judith, em út trong gia đình. Lâu nay tôi và Uwe vẫn liên hệ với nhau. Uwe coi tụi Viêt Nam chúng tôi là một loại keo dính, vì đã có vài cuộc gặp gỡ thầy cô được tổ chức ở quán cậu ta.

Cậu bé Uwe, cháu bà giáo Inge Lanzke, chủ quán ăn

Nâng cốc mừng hội ngộ

Lần này tôi gọi cả Volker, anh họ Uwe đến đây vì tôi muốn tìm hiểu một sự thật: Tại sao thanh niên Đông Đức ủng hộ bọn cực hữu AfD và tay đồ tể Putin?

Uwe cưới cô Alla, con gái một cựu sỹ quan Hồng quân Liên Xô từng đóng quân ở Königs Wusterhausen. Từ trẻ Alla đã giúp mẹ buôn bán các đồ hàng hiếm từ doanh trại Liên Xô ra ngoài cho dân Đức (giống như lính Mỹ đem hàng PX ra bán chợ đen ở Sài Gòn trước 1975). Sau khi Liên Xô rút quân về nước 1994, Alla ở lại và cưới chàng Uwe. Từ đó hai vợ chồng mở quán ăn Nga, rồi quán ăn truyền thống Đức. Câu chuyện nhà Uwe chỉ là một trong những mối liên hệ chằng chịt Đông Đức-Nga mà không phải ai cũng thấy. Uwe khoe với tôi: „Còn lâu mới cấm vận được Nga. Gia đình bên đó cần gì, tao mua, chở xe hơi qua Ba-Lan,  Litva rồi mang sang Nga.“

Chuyện Uwe ta thần tượng Putin không có gì khó hiểu. Mỗi lần gặp hắn là tôi hay tranh luận về Nga, về bọn cực hữu AfD. Cuối cùng hắn luôn xoa dịu bằng câu: „Mẹ tôi vẫn nhắc đến ông, bà ấy quý ông lắm.“

Cậu anh họ Volker thì chất phác hơn, vốn là công nhân cơ khí đường sắt, nay đã về hưu và cũng có cuộc sống dễ chịu với dàn cháu nội ngoại. Cậu ta cũng happy vì ông bố công an và bà mẹ làm công tác đảng đều trải qua quá trình chuyển đổi chế độ một cách êm ấm.

Chúng tôi gặp nhau tay bắt mặt mừng. Volker và Uwe tuy là anh em họ nhưng ít có dịp gặp nhau. 

Thằng bé Volker sau 57 năm

Trong khi bà Ursula ngồi nói chuyện với bạn Nga và chị Hiền thì Volker và bà Matter trao đổi một số chuyện liên quan Trường Bưu điện. Königs Wusterhausen là một thị trấn nhỏ nên có vẻ ai cũng biết ai. Kể chuyện một lúc thấy hai người dừng lại ở một cái tên: Ông Paris. Thì ra đó là một cán bộ của Trường Bưu điện từng làm mật vụ cho STASI. Ông Paris ở cùng nhà với bố mẹ Volker và về sau này họ biết là ông ra đã theo dõi và báo cáo về họ. Thì ra bà cán bộ đảng và ông cảnh sát cũng không thoát khỏi tầm ngắm của STASI. Volker bức xúc lắm.

Tôi hỏi: 

- Vậy mà cậu sẽ bầu cho AfD, những kẻ muốn đưa những điều tồi tệ như vậy quay lại Đông Đức?

- Nước Đức giờ tệ lắm rồi, không thể tệ hơn nữa. Dân thất nghiệp không đủ ăn mà tiền thì chi cho bọn ngoại quốc vô đây làm loạn. 

- Mấy chục năm trước, khi nạn thất nghiệp ở mức 8-9%, người ta tiên đoán là sẽ đến lúc một nửa dân sô thất nghiệp. Giờ đây khủng hoảng chính của Đức là không có người làm, là thiếu nhân lực. Tỷ lệ thất nghiệp dưới 5% đâu có phải là vấn đề chính. Mày bị nhiễu thông tin rồi. Còn dòng người tỵ nạn là vấn đề của cả nhân loại, của cả châu Âu. Cứ chiến tranh, loạn lạc thế này người ta càng nhào vô chỗ yên ấm. Vụ này thì chính phủ nào cũng sẽ loay hoay thôi, đừng nghĩ là AfD lên là có thể dùng súng máy chặn người ta ở biên giới. 

- Nhưng ông thấy bọn cầm quyền bây giờ đang để cho kinh tế Đức đi xuống. Xuống đến mức mà cái gì cũng thua đồ Tàu.

- Ngày xưa khi tôi cầm cái kìm, cái tuốc nơ vít của Đông Đức về Việt nam, cả cơ quan tròn mắt nhìn, ai cũng thèm. Bây giờ chả nói gì Trung Quốc ,mà nước nghèo nào cũng làm ra được những dụng cụ tốt như thế, giá lại rẻ hơn gấp 10 lần. Tàu cao tốc Trung Quốc giờ chạy nhanh hơn tàu Transrapid của Đức. Cái điện thoại di động mày cầm trên tay là sản xuất ở Việt nam đấy. Điều đó không có nghĩa là nước Đức kém đi, mà là các nước khác đã và đang giỏi lên. Đó là một thực tế mày phải chấp nhận. Vì vậy chớ có hy vọng bằng cái trò Make Germany Great Again hay MAGA có thể giúp mình ngồi trên bọn khác được. Tất nhiên Đức, Mỹ hay Pháp vẫn là các quốc gia đi trước và muốn không bị vượt thì đừng quay lại làm những trò đã khiến bọn đuổi theo lạc hậu mất cả trăm năm. Dân chủ và Tự do luôn tạo ra sự ưu việt. Xe Mercedes, BMW đã thắng xe Trabi nhờ điều đó. Giờ đây Mercedes, BMW thất thế vì thời đại đã thay đổi. Vậy hãy tìm ra con đường mới chứ đừng quay lại xe Trabi.

Bà Matter ngồi cạnh nghe vậy cười khúc khích. Tôi hỏi: Tuần tới bà bầu ai?

Nhún vai: Khó quá, bọn nào cũng trì trệ. Nhưng chắc chắn không phải là AfD!

Volker và Uwe thì quyết bầu cho AfD. 

Hè 2024,từ trái sang: Hồ Nga, bà Ursula Schmitz, chị Hiền, bà Matter, Thọ và Volker Schmitz

Nguyễn Xuân Thọ

Monday, October 7, 2024

Đừng & hãy

7 "ĐỪNG", 9 "HÃY" CẦN HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI

Trong cuộc sống, ta cần phân biệt rõ chuyện gì nên làm, chuyện gì không. Học làm người là môn học cả đời cũng chưa chắc đã nhận bằng tốt nghiệp.

7 “Đừng” tuyệt đối không nên:

1. Đừng yêu quá nhanh

2. Đừng tin quá vội

3. Đừng phán xét chỉ sau một lần gặp gỡ

4. Đừng kết luận khi mới nghe từ một phía

5. Đừng kì vọng quá cao

6. Đừng nói quá nhiều

7. Đừng chỉ chăm chăm vào lợi ích bản thân


9 “Hãy” khắc cốt ghi tâm cần làm:

1. Hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi hành động phát ngôn

2. Hãy đầu tư chất xám cho bản thân

3. Hãy yêu thương cha mẹ khi còn có thể

4. Hãy giữ lời hứa

5. Hãy rèn luyện sức khỏe ngay hôm nay

6. Hãy làm chủ cảm xúc kiềm chế nóng giận

7. Hãy tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình

8. Hãy tận dụng thời gian làm việc bạn muốn

9. Hãy sống như thể không có ngày mai

TnBS (St)

Sunday, October 6, 2024

Vững lòng bền chí

BẢY ĐIỀU CẦN NHỚ ĐỂ KHÔNG NẢN CHÍ 

Một - cho dù quá khứ 

Buồn, khắc nghiệt đến đâu, 

Bạn vẫn luôn có thể 

Bắt đầu lại từ đầu.


Hai - Ở đời, đôi lúc

Ta gặp khó, buồn thương

Không vì do lạc lối,

Mà vì đi đúng đường.


Ba - Những điều tốt đẹp

Đến với người biết tin.

Tốt hơn thế - với kẻ

Kiên nhẫn, có tầm nhìn.


Nhưng điều tốt đẹp nhất

Sẽ đến với những người

Không bao giờ bỏ cuộc,

Không bao giờ nửa vời.


Bốn - Đi không cần hỏi

Xa không, mất bao lâu?

Cuộc hành trình vạn dặm

Bắt đầu từ bước đầu.


Năm - Đừng mơ khi sống,

Mà sống vì ước mơ.

Đã làm thì làm tới.

Không vừa làm vừa chờ.


Sáu - Cuộc đời không dễ.

Luôn có thăng, có trầm.

Chính cái thăng trầm ấy

Giúp nâng ta ngang tầm.


Bảy - Gặp khó, đừng hỏi:

Sao lại rơi vào ta?

Hãy điềm tĩnh chấp nhận

Và điềm tĩnh vượt qua.

Thái Bá Tân

Saturday, October 5, 2024

Sự thật: Từ hàng chục năm qua

THẬT LẠ

Thật lạ, có nhiều bác

Nghĩ mình sống thủ đô,

Đương nhiên dân thành thị,

Hoành tráng và tự do.


Mang từ quê lên tỉnh

Cái giọng nói oang oang,

Cái mần răng chi rứa,

Cái thói quen thôn làng,


Họ cứ thế mà tiến,

Chẳng thèm để ý gì.

Phố ta ta cứ đái,

Đường ta ta cứ đi.


Họ còn mang lên tỉnh

Chất tư lợi tiểu nông.

Cái gì cũng muốn có,

Mà chi tiền thì không.


Tôi vốn dân tỉnh lẻ,

Nên hiểu rõ điều này.

Tôi từng thế, và cố

Khắc phục chúng hàng ngày.


Lần đầu sống thành phố,

Cái phải học cho mình

Là lặng lẽ quan sát

Cách sống người xung quanh;


Là học đi đúng luật,

Học ăn nói nhẹ nhàng;

Học sử dụng thang máy

Và cách sống nhà tầng.


Học không được ngồi xổm,

Không được nhai nhồm nhoàm;

Học giữ lời, đúng hẹn,

Học cách bỏ thói tham…


Nếu theo tiêu chuẩn đó,

Chắc Hà Nội của ta

Dân thực sự thành phố

Chưa đến một phần ba.


Nhưng đó là sự thật,

Một sự thật đáng buồn.

Thủ đô ta thế đấy,

Đang trở thành nông thôn.

Thái Bá Tân

Thursday, October 3, 2024

Đến tuổi

 56

Tôi đã đến cái tuổi

Không thấy cần quan tâm

Được yêu hay bị ghét,

Hiểu đúng hay hiểu nhầm.


Thậm chí không còn sợ,

Cả công an, chính quyền.

Trừ nỗi sợ nho nhỏ -

Về già nhỡ thiếu tiền.


Giờ tôi là thế đấy,

Gần thoát vòng vô minh,

Nhu cầu mức tối thiểu,

Buồn vui chỉ với mình.


Suốt đời tôi tâm niệm

Cố sống vì mọi người,

Viết thơ, làm việc thiện,

Nôm na là giúp đời.


Tôi chỉ mong khi chết,

Mọi người nói một câu:

“Ông Béo ấy tử tế.

Không giàu mà rất giàu.”


Thế nhé, thơ tôi viết,

Thích đọc thì vào Phây.

Không thích thì mời biến.

Rất rõ ràng chuyện này.


57

Nhiều người không nhận biết

Người ta đang giúp mình.

Chỉ biết khi bất chợt

Người ta thôi giúp mình.


58

Khi nhận thấy ai đó

Lánh xa mình, đừng buồn.

Đừng bao giờ mời lại.

Muốn xa thì xa luôn.


Là vì đã do dự,

Lúc yêu, lúc không yêu,

Người ấy không xứng đáng

Được ta quan tâm nhiều.


59

Điều này tuyệt đối đúng:

Người thực sự yêu đời,

Thì dẫu đời gian khó,

Đời sẽ không phụ người.


60

Tiếc không có thang máy

Nâng ta lên thành công.

Vậy, nếu muốn thành công,

Chịu khó mà leo bộ.


61

Không thể thiếu thất bại,

Nếu ta muốn thành công.

Lịch sử từng chứng kiến

Nhiều trải nghiệm đau lòng.


Có thể bạn không biết

Rằng chính Walt Disney

Bị chủ bút đuổi việc

Vì “ngu, dốt, thơ ngây”.


Thậm chí cả Steve Jobs,

Ở độ tuổi ba mươi,

Bị công ty sa thải

Vì “bất tài” và “lười”.


Einstein, ta biết,

Bốn tuổi, nghĩ mà thương,

“Đần”, vẫn chưa biết nói,

Suýt bị đuổi khỏi trường.


Ta, ít ai “ngu dốt”

Như Einstein, đúng không?

Vậy sao lại nhụt chí,

Không mơ ước thành công?


62

Hôm nọ bị anh bạn,

Chính xác hơn, người quen,

Cứ bắt đi ăn nhậu.

“Đừng lo, tớ ối tiền”.


Con người “ối tiền ấy”

Đưa tôi vào nhà hàng,

Gọi con tôm hai triệu,

Đựng trên đĩa dát vàng.


“Ăn đi cậu, cho bõ.

Ta đã khổ suốt đời.

Nay phải enjoy life!

Ý tớ, phải ăn chơi!”


Cảm ơn bạn chiêu đãi.

Cảm ơn tôm triệu đồng.

Nhưng tôi cứ nghịch đũa,

Mặc bạn hỏi ngon không.


Tôi thầm đáp: Ngon lắm,

Ngon bằng cả tháng lương

Công nhân khu công nghiệp,

Nếu có việc bình thường.


Định đưa lên miệng cắn,

Thế mà không hiểu sao

Tự nhiên thấy phẫn nộ,

Xấu hổ và nghẹn ngào.


Người ta làm cả tháng

Bằng giá con tôm này.

Người ta ăn một bữa

Bằng lương ba mươi ngày.


Đúng theo phép lịch sự,

Được mời ăn, không chê.

Tôi chờ bạn ăn hết

Nửa tháng lương, rồi về.


Nửa tháng lương còn lại

Trên chiếc đĩa dát vàng

Bầy lợn sẽ được chén,

Hợp pháp và đàng hoàng.


“Cảm ơn cậu, tôi nói,

Vì bữa ăn hôm nay.

Tiếc tớ không ăn được

Vì chứng bệnh dạ dày.”


Tạm gác chuyện tế nhị -

Tiền ấy ở đâu ra.

Có tiền thì ăn nhậu,

Đó là quyền người ta.


Nhưng việc ăn một bữa

Mà bằng cả tháng lương

Công nhân khu công nghiệp -

Chuyện ấy không bình thường.


Dạ dày tôi còn tốt,

Nhưng trái tim thì đau.

Cảm ơn, và xin lỗi,

Tôi không nuốt nổi đâu.

Thái Bá Tân

Wednesday, October 2, 2024

Chuyện U80: Trở lại hồi ức tuổi thanh niên

Về Königs Wusterhausen (1)

Thị trấn nhỏ Königs Wusterhausen ở phía đông nam Berlin là nơi tôi hay trở về, vì nó gắn bó với tuổi thanh niên của tôi (1967-1971).

Cứ mỗi lần tôi trở về, lại vắng thêm một thầy giáo cô giáo. 

Đến hôm nay chỉ một cô giáo duy nhất còn sống, đó là bà Rosemarie Matter. Khi tôi 17 tuổi, bước vào học nghề vô tuyến điện tôi đã thích vẻ đẹp của bà giáo 27 tuổi mới về trường. Bà có khuôn mặt thanh tú, mái tóc bạch kim, cổ cao ba ngấn. Khiếu hài hước của bà khiến các bài giảng về kỹ thuật vi sóng trở nên dễ hiểu. 

Năm 1971 chúng tôi về nước. Hai mượi sáu năm sau tôi trở về Königs Wusterhausen tìm lại các thầy cô. Lúc này thời thế đã đổi thay. Nước Đức thống nhất tiếp nhận toàn bộ số nhân viên cũ của trường Bưu điện CHDC Đức và mọi người tiếp tục được  làm việc cho đến lúc về hưu. Năm 2006 các bạn Thái, Nga cùng tôi tổ chức một cuộc họp mặt các thầy cô cũ. Việc đó không đơn giản vì nhiều thầy cô không muốn gặp nhau. Bị quá khứ STASI ám ảnh, họ không muốn gặp lại những đồng nghiệp cũ từng theo dõi tố giác nhau. 

Tuy bất đồng với nhau nhưng tất cả họ đều quý cái tình của đám trò VIệt chúng tôi và điều đó khiến nhiều cuộc gặp gỡ đã thành công. Tôi mừng nhất là dù trải qua mọi thăng trầm của lịch sử, tất cả đều có lương hưu tử tế. Đa số họ đều mạnh khỏe và sống khá giản dị. 

Nổi bật trong số các ông bà giáo thanh đạm đó là bà Rosemarie Matter. Năm 2006, bà vẫn đẹp như xưa, lại cưỡi xe BMW mui trần đến dự liên hoan, giọng nói sang sảng. Là giáo viên giỏi lâu năm, lương hưu của bà khá cao, lại thêm lương hưu của ông chồng, vốn là đại tá Quân đội Nhân dân Quốc gia CHDC Đức, nay được hưởng hưu tương đương với đồng cấp Tây Đức nên ông bà sống khá giả lắm.

Năm đó bà có việc buồn là ông mới từ trần vài tháng trước, nhưng vẫn thu xếp đến gặp đám trò cưng của bà. Rồi bà tâm sự là tiền hưu của ông để lại dành cho bà góa nay chỉ được 86% so với viên quan năm Tây Đức. Tôi chẳng biết nói sao, chỉ an ủi bà rằng:

- Ngày trước ông nhà chỉ có nhiệm vụ là tiêu diệt người ta. Nay thời thế thay đổi ông được người ta chu cấp lương hưu cao như vậy rồi ông qua đời bà tiếp tục hưởng, tuy thấp hơn bên kia thì kể cũng buồn. Nhưng chắc chắn là không khổ như mấy ông sỹ quan Việt Nam Cộng hòa thua trận ở quê tôi. Họ đi tù mút mùa.

Bà nhìn tôi một lúc, không nói gì. Nhưng về sau bà và tôi trở nên thân thiết. Có chuyện gì buồn vui bà vẫn kể với tôi. Lần nào tôi về trường mở liên hoan với các thầy cô bà cũng đến dự. 

Rồi bà rủ tôi tham gia nhóm „Nhà lưu niệm đài phát sóng Königs Wusterhausen“.  Đài phát sóng trên đồi điện tín này chính là nơi khai sinh của ngành vô tuyến viễn thông Đức từ năm 1920. Nỗ lực của chúng tôi gìn giữ những chứng tích cũ trên nền đất của đồi điện tín đã thành công. Năm 2020 chính phủ Đức đã biến „Nhà lưu niệm đài phát sóng Königs Wusterhausen“ thành „Bảo tàng quốc gia về vô tuyến viễn thông“. Kinh phí đã đổ về để mở rộng diện tích. Vật trưng bày từ khắp mọi miền nước Đức được tập trung về đây. Rainer Suckow, người đang phụ trách dự án bảo tàng này cũng là trò cưng của bà Matter. Cậu ta vào trường bưu điện sau tôi 15 năm, khi ra trường làm ngay tại đài phát sóng. Cậu nói với tôi. 

- Có được cái bảo tàng này cũng nhờ công lao của bà Matter nhiều lắm. Vì bà ấy tập hợp được tụi mình.

Hôm rồi tâm sự qua Whatsapp bà có vẻ bi quan về sức khỏe và lo lắng rằng tuần sau sẽ phải đi mổ, Thế là tôi quyết sang thăm bà.

Tôi lại rủ bạn Nga, chị Hiền, những trò cũ của trường Bưu điện hiện đang ở Berlin cùng về đó. 

Sáng thứ bảy 14.09 chúng tôi ghé nghĩa trang viếng mộ hai bà giáo đã mất trong những năm vừa qua. Hai bà Inge Lanzke và Inge Henk về già sống cô đơn trong nhà dưỡng lão nên khi qua đời gia đình chôn cất họ ở một khu mộ vô danh. Tất cả những người không có con cái thường xuyên đi tảo mộ được chôn ở đó, không ai có bia mộ. Ai đến thăm người thân thì mua hương hoa viếng cho tất cả.

Sau đó cả bọn lại đưa nhau về thăm trường cũ trên „Đồi Điện tín“. Trường Bưu điện đã trở thành trường dạy nghề của bang từ mấy năm nay. Chúng tôi không được vào, chỉ loay hoay đi bên ngoài chụp ảnh. Nói chung cảnh quan không thay đổi nhiều. May sao bỗng gặp tay quản lý đang loay hoay sửa xe ngoài sân sau. Anh ta nhìn là biết tụi tôi. Chuyện đám học sinh Việt Nam gần 60 năm trước hay quay về đây thì cả thị trấn đều biết. Thế là anh ta mở cửa tầng hầm để cho chúng tôi vào thăm lại bên trong.

Điên thoại di động được khởi động để live stream „sự kiện“ này về Việt Nam cho các vị về hưu bên đó „hồi xuân“.  Ho Nga Hue quay camera vào từng cửa sổ: Đây là phòng chị Hien Nguyen, kia là phòng anh Trần Văn Thái...

Rồi điện thoại quét qua phòng bóng bàn trong hầm, dừng lại ở cánh cửa phòng cuối cùng, vốn là phòng tối in tráng ảnh (Fotolabor). Cả bọn cười bò ôn lại những bi kịch của thời kỳ „L..tù, cu hãm“.

Thời đó sứ quán cấm đoán mọi chuyện yêu đương. Nước CHDC Đức là cường quốc photo-kino nên chúng tôi ai cũng mua máy ảnh chụp lung tung. Nhà trường có phòng lab rửa ảnh dưới tầng hầm. Ai muốn in tráng phim, ảnh cứ đến lấy chìa khóa mà xài. Hóa chất và máy móc thì đảng bạn cấp cho miễn phí. Học sinh Đức ít xài phòng này hơn quân ta, vì họ còn có nhiều trò tiêu khiển khác. Quân ta thich chụp ảnh đã đành, nhưng cũng thích rủ nhau vào phòng tối, có khóa cửa được "chính quyền đảm bảo".

Thế là từ cái phòng tối có đèn đỏ đó đã xảy ra vài câu chuyện ái tình bi hài của đội chúng tôi. 

Có người tố cáo bị ôm hôn, sờ soạng trái phép trong đó, ít nhất là hai vụ! 

Thế là chi bộ tổ chức kiểm điểm anh nọ, chị kia. Mỗi cuộc họp kéo dài cả vài buổi. Tôi tức nhất là mất mấy trận bóng đá và các chương trình ca nhạc „DDR-Schlager“ để ngồi nghe các anh chị hành hạ nhau.

Nhưng nhiều người lại thích được họp để ép các đối tượng phải kể chi tiết các động tác của thủ phạm. Sống trong cảnh tù hãm, người ta thích đọc các tiểu thuyết khiêu dâm là vậy. Nay không được mua tiểu thuyết thì bắt chúng kể chuyện xảy ra trong phòng rửa ảnh. Chi bộ đã bắt thì kiểu gì cũng phải khai!

Giờ đây các cụ U80 live tream cho nhau, nghĩ đến những „vụ án phía sau cánh cửa cái phòng tối“ đó để hồi xuân. Cười vui vẻ chứ không còn bí bách như xưa.

Hè 2006 trước cổng trường. Bà Matter đứng thứ tư từ trái sang

(Còn tiếp)

Nguyễn Xuân Thọ

Tuesday, October 1, 2024

Sống cân bằng và tối giản

Có người hôn nhân không tốt nhưng con cái lại rất xuất sắc.

Có người hôn nhân tốt nhưng sức khỏe lại không được tốt.

Có người sự nghiệp thuận lợi nhưng gia đình lại không hòa thuận.

Có người gia đình hòa thuận nhưng cuộc sống lại rất thanh thản.

Trạng thái tốt nhất đời người chính là cầu khuyết không cầu đầy, phúc không thể hưởng hết nhường ba phần cho người khác, lợi không thể chiếm hết nhường ba phần cho người khác, công không thể tham hết chia ba phần cho người khác, nước đầy thì tràn trăng tròn thì khuyết.

Trên đời này vốn không có thứ gì hoàn hảo, cuộc sống của mỗi người đều có những thiếu sót khác nhau, phía sau vẻ hòa nhoáng có thể những nỗi đau không ai biết,phía sau những thành tựu danh vọng có thể là những tiếc nuối vô hạn.

Đời người thật ra là 1 bài toán lựa chọn,dù chọn thế nào thì đều có tiếc nuối. Kết hôn thì không tự do, không kết hôn thì về già không có bạn, không làm việc chăm chỉ thì không có tiền dưỡng già, làm việc quá chăm chỉ thì mất sức khỏe có thể không sống trọn vẹn tuổi già.

Có những con đường không đi thì không cam lòng đi rồi lại đầy đau thương. Có những con đường đi rất phóng khoáng nhưng sau lưng là cô đơn và tiếc nuối. Đời người làm sao mà hoàn toàn như ý, vạn sự chỉ cầu một nửa vừa lòng ,bạn ngưỡng mộ vẻ hào nhoáng người khác,người khác lại muốn có sự an nhàn của bạn. Bạn ngưỡng mộ gia tài người khác, người khác lại ngưỡng mộ sức khỏe của bạn.

Hãy trân trọng mỗi ngày sống đừng ganh tị với ai , làm tốt những việc mình cần làm,trân trọng những gì mình đang có,từ bỏ những ham muốn xa vời,sống cuộc đời bình yên. Mỗi người có cách sống riêng, mỗi người có sự lựa chọn riêng . Đời người cần từ bỏ một số thứ để đổi lấy những thứ khác, đời người không có đáp án tiêu chuẩn, cách bạn yêu thích là cách tốt nhất ở hiện tại.

TnBS Fan Club (FB)