Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mở ra một kỷ nguyên mới (kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên từ thế kỷ XVIII) với sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới, kết hợp tất cả kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, để tạo ra những thay đổi lớn và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, các ngành kinh tế, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xây dựng dựa trên những thành tựu Kỹ thuật số, cuộc cách mạng này đại diện cho những giải pháp công nghệ mới được ứng dụng trong xã hội và ngay cả trên cơ thể con người. Nó được đánh dấu bởi sự đột phá trong một số lĩnh vực, bao gồm robotics, trí thông minh nhân tạo, công nghệ nano, công nghệ sinh học, Internet vạn vật, in 3D, và xe tự lái.
Trong cuốn sách của mình mang tên "Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư" Giáo sư Klaus Schwab, Người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã mô tả cuộc cách mạng lần thứ tư này khác biệt cơ bản với ba lần trước, đặc trưng chủ yếu là những tiến bộ trong công nghệ thông tin. Các công nghệ này có tiềm năng tiếp tục kết nối hàng tỷ người trên web, cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh và tổ chức, giúp tái tạo môi trường tự nhiên bằng cách quản lý tài sản tốt hơn.
(Wikipedia)
Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ XVIII đến XIX ở châu Âu và Mỹ. Đó là thời kỳ mà những thay đổi hầu hết đều thuộc về nông nghiệp, xã hội nông thôn được công nghiệp hóa và đô thị hóa. Ngành công nghiệp sắt và dệt, cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước, đóng vai trò trung tâm trong Cách mạng này.
ReplyDeleteCách mạng Công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914, ngay trước Thế chiến I. Đó là giai đoạn tăng trưởng của các ngành công nghiệp đã có từ trước và mở rộng các ngành mới, như thép, dầu, điện, và sử dụng điện để sản xuất hàng loạt. Các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm điện thoại, bóng đèn, đĩa hát và động cơ đốt trong,...
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 tạm được xem là cuộc cách mạng kỹ thuật số, đề cập đến sự tiến bộ của công nghệ từ các thiết bị cơ điện tử tương tự sang công nghệ số ngày nay. Kỷ nguyên bắt đầu vào những năm 1980 và vẫn đang diễn ra. Những tiến bộ trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bao gồm máy tính cá nhân, internet và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).Tiến bộ trong Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bao gồm các máy tính cá nhân, internet, công nghệ thông tin và mạng xã hội.
(Wikipedia)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, đại thể là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số.
ReplyDeleteKhái niệm "công nghiệp 4.0" được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover, giới thiệu các dự kiến của chương trình công nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nâng cao nền công nghiệp cơ khí truyền thống của Đức.
VNExpress
Cách mạng công nghiệp 4.0
ReplyDeleteĐộ này nghe nói về chuyện này khá nhiều. Bản thân chưa bao giờ quan tâm đến vấn đề này. Có một số người hỏi và bàn, chưa có ý kiến. Lúc đầu cũng nghĩ nó là một trào lưu technology sale.
Nhưng sau khi để tâm, thấy nó đã có những prelude về xã hội, triết học, chính trị, văn học nghệ thuật, thậm chí cả nhận thức về consciousness chứ không đơn thuần là công nghệ. Có lẽ phải nghiên cứu seriously một chút.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72) Apr. 07.2017
Hôm qua VTV phỏng vấn, hỏi mình: "Các anh FPT nói rằng: Việt Nam có cơ hội trong I4.0 nhưng chỉ nên tập trung vào một số công nghệ như robotics, mobile app, big data, AI. Anh thấy thế nào?"
Mình nói: Nếu quả thật có I4.0 chắc chắn sẽ không hạn chế về công nghệ. Tôi không thích cách tiếp cận công nghệ. Một công ty có thể chọn công nghệ theo sở thích và năng lực của đội ngũ hiện tại. Cách mạng lựa chọn công cụ theo mục đích và thời kỳ. Không thể biết trước được công cụ gì sẽ được chọn. Nếu nói rằng chọn một số công nghệ vì VN sẽ có ưu thế, thì VN chẳng có ưu thế công nghệ nào cả: robotics, Big data, AI không có tý gì luôn. Mobile app, nếu nghĩ rằng vì có Nguyễn Hà Đông, nên ta ở phía trước thế giới thì nhầm hết sức.
Cách mạng là tác động rộng khắp và scale up theo số mũ. Vì vậy, phải tác động vào cái gì có thể tạo ra mass production. Đối với Việt Nam là dịch vụ, du lịch, nông nghiệp và content. Tức là xem ngành nào có cơ hội phát triển nhất mà vào với một tinh thần mới chứ không phải là theo công nghệ rồi không biết áp dụng vào đâu.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72) Apr.25.2017