60 tổ hợp Can Chi
Người ta ghép một can với một chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên (ngày, giờ, tháng, năm v.v...) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất Sửu và cứ như vậy cho đến hết (Bính,..., Quý) và (Dần..., Hợi). Sự kết hợp như vậy tạo thành một chu kì, hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Quý Hợi. Có tổng cộng 60 (bằng bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) tổ hợp khác nhau của 10 can và 12 chi. Một chi có thể ghép với năm can và một can là sáu chi. 60 tổ hợp can chi, được gọi là Lục thập hoa giáp bao gồm:
Giáp Tý
Ất Sửu
Bính Dần
Đinh Mão
Mậu Thìn
Kỷ Tỵ
Canh Ngọ
Tân Mùi
Nhâm Thân
Quý Dậu
Giáp Tuất
Ất Hợi
Bính Tý
Đinh Sửu
Mậu Dần
Kỷ Mão
Canh Thìn
Tân Tỵ
Nhâm Ngọ
Quý Mùi
Giáp Thân
Ất Dậu
Bính Tuất
Đinh Hợi
Mậu Tý
Kỷ Sửu
Canh Dần
Tân Mão
Nhâm Thìn
Quý Tỵ
Giáp Ngọ
Ất Mùi
Bính Thân
Đinh Dậu
Mậu Tuất
Kỷ Hợi
Canh Tý
Tân Sửu
Nhâm Dần
Quý Mão
Giáp Thìn
Ất Tỵ
Bính Ngọ
Đinh Mùi
Mậu Thân
Kỷ Dậu
Canh Tuất
Tân Hợi
Nhâm Tý
Quý Sửu
Giáp Dần
Ất Mão
Bính Thìn
Đinh Tỵ
Mậu Ngọ
Kỷ Mùi
Canh Thân
Tân Dậu
Nhâm Tuất
Quý Hợi
(Wikipedia)
Về nghĩa của các con vật gán cho các chi thì chi thứ tự nghĩa Việt Nam là mão (tức là con mèo) trong khi nghĩa Trung Hoa là thố (tức là con thỏ). Cho đến nay chưa thấy có tài liệu đáng tin cậy nào giải thích sự khác nhau này.
ReplyDeleteCan được gọi là Thiên Can (tiếng Hán: 天干; pinyin: tiāngān) hay Thập Can (tiếng Hán: 十干; pinyin: shígān) do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm-Dương và Ngũ hành.
ReplyDelete(Wikipedia)
Chi hay Địa Chi (Hán: 地支; pinyin: dìzhī) hay Thập Nhị Chi (Hán: 十二支, shíèrzhī) do có đúng thập nhị (mười hai) chi. Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo Trung Quốc dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh gấp đôi giờ hiện đại). Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
ReplyDelete(Wikipedia)