Khi bắt đầu dạy những đứa trẻ này, bà đã tìm và cung cấp cho chúng những vật liệu khả dĩ mà có thể bọn trẻ cần. Bọn trẻ có thể cầm những thứ ấy trong tay và xem xét chúng. Bà dạy trẻ những điều giản đơn như rót nước, cầm một cây bút chì, "xì" mũi bằng chiếc khăn mùi xoa. Chúng thấy hãnh diện vì chúng có khả năng làm được những việc ấy.
Rồi bà dạy chúng đọc và viết. Bọn trẻ không chỉ nhận mặt chữ, chúng còn "cảm" được những chữ cái vẽ ra trên một cái hộp hoặc trên mặt gỗ. Bà khuyến khích đứa trẻ nhận mặt chữ (từ), chữ số và đặt câu. Chúng sớm biết đọc và làm tính với cách này. "Cô giáo" luôn ở bên cạnh để giúp bọn trẻ vượt qua bất kỳ khó khăn nào.
Một số những đứa trẻ "chậm tiến" đã đủ trình độ vượt qua kỳ thi quốc gia do các trường tiểu học tổ chức. Bác sĩ Montessori thực sự vui mừng về việc bà đã làm, và bắt đầu thấy kinh ngạc rằng cách dạy của bà có thể áp dụng với toàn bộ trẻ em.
Năm 1907 bà đã có một cơ may để thể hiện quan điểm dạy trẻ của mình, trong lứa tuổi từ 3-6, với sự phát triển trung bình: bọn trẻ sống trong một khu rất nghèo của thành Rome. Gia đình chúng đã được chuyển đếnở những ngôi nhà mới, đẹp và có điều kiện sống tốt hơn so với nơi ở cũ của họ. Nhưng những người dân đó hiểu biết rất ít về sức khỏe và vệ sinh. Những đứa trẻ chẳng có việc gì để giải khuây, chúng đi chơi lang thang trong khi cha mẹ đi làm. Chúng bẩn thỉu, đùa nghịch và quậy phá, làm hỏng đồ đạc mà chẳng cần lý do nào. Bởi vậy, chính quyền đã tìm một căn nhà cho bọn trẻ và yêu cầu nữ bác sĩ Montessori giúp đỡ chúng.
Có 60 đứa trẻ trong cái "Nhà trẻ" đầu tiên này. Các căn phòng sáng sủa, được quét sơn màu, nhìn ra một khu vườn mà ở đó lũ trẻ có thể gieo trồng được thứ gì đó. Những chiếc ghế dài và bàn có kích thước phù hợp với chúng. Ở đó có tranh để ngắm và có hoa để thưởng thức hương thơm. Lũ trẻ tự chọn việc mà chúng muốn làm và làm việc với mức phù hợp với sức vóc non nớt của chúng. Chúng trở nên bận rộn, hòa thuận và hạnh phúc.
Maria Montessori đã đi khắp châu Âu, châu Mỹ và cả vùng Viễn Đông. Con trai bà, Mario, đã tự nguyện từ bỏ công việc để giúp mẹ...
Bà đã viết sác với các tựa đề như Bí mật tuổi ấu thơ, Giáo dục cho một thế giới mới... Một số cuốn sách như vậy đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Các trường kiểu Montessori thích hợp với trẻ em ở các dân tộc, các trình độ, các đẳng cấp và các vùng khác nhau. Chúng thu được kết quả tốt với trẻ em ở nhiều lứa tuổi, với trẻ tiếp thu nhanh cũng như chậm.
Giáo viên đã cung cấp cho bọn trẻ những nguyên liệu hấp dẫn và dạy chúng cách sử dụng. Bọn trẻ tự "vạch kế hoạch" phù hợp với thiên hướng của chính bản thân chúng. Trẻ con không còn phải ngồi một chỗ nữa, chúng được hành động tự do. Điều chúng học được phụ thuộc vào chính bản thân chúng. Nhưng BS Montessori tin rằng: mỗi đứa trẻ đều có những thời kỳ mà lúc ấy chúng sẵn sàng học những điều cụ thể nào đó. Chẳng hạn, lúc này chúng có thể học chữ số, nhưng lúc khác thì lại học ngôn ngữ. Điều quan trọng đối với trẻ, là được hướng dẫn bởi chính những nhu cầu tự thân của chúng. Montessori là một trong những nhà giáo vĩ đại. Sự tiếp cận giáo dục của bà đã làm thay đổi toàn bộ quan niệm của chúng ta về thời thơ ấu. Ở châu Âu, đã có thời người ta coi trẻ em là một thứ người lớn thu nhỏ, rất yếu ớt, vô dụng và chưa hoàn chỉnh. Càng lớn tuổi, trẻ em càng thích hành động như người lớn. Chúng luôn bị mắng mỏ vì chúng đối xử như "những đứa trẻ" (!) Mỗi hành vi tự nhiên của trẻ đều bị coi là điên rồ. Bà Montessori lại coi tuổi ấu thơ là một thời kỳ đặc biệt và rực rỡ, cái thời kỳ người ta có cái đầu thì bận rộn còn các giác quan lại hết sức nhạy cảm.
Ngày nay, mọi người đều đã chia sẻ quan điểm này.
Bà rời nước Ý sau khi Mussolini lên cầm quyền, và kết thúc công việc của mình lúc đó. Nhưng bà vẫn tích cực hành động cho đến phút chót của cuộc đời. Bà dành tất cả những năm cuối đời để huấn luyện các nhóm giáo viên ở khắp nơi trên thế giới. Bà qua đời ở Hà Lan, năm 82 tuổi.
Khác với những cải cách ở VN hiện nay hoàn toàn! Ngay từ trước Chiến tranh TG lần thứ 2 châu Âu đã có những định hướng rất tốt cho giáo dục như BS Montessori đã làm. Trong khi VN chưa có 1 nên giáo dục tốt, thầy không ra thầy, trường không ra trường, nhưng lại đòi xóa bỏ trường chuyên, lớp chọn. Thật là điều phi lý.
ReplyDeleteTôi từng là một học sinh giỏi toàn diện khi học tiểu học ở HN. Hoàn toàn tự nhiên mà không cần một nỗ lực đáng kể trong điều kiện của một nhà trường khá chuẩn mực sau cuộc chiến tranh với Pháp. Tuy người Pháp không văn minh và để lại những di sản văn hóa tinh thần cho dân bản xứ như người Anh, nhưng dù sao thì cái văn hóa giáo dục của họ chưa hoàn toàn mất trong hoàn cảnh đất nước những năm đầu thập kỷ 60s. Và thế hệ của chúng tôi đã được thừa hưởng những điều đó khi cái hay chưa bị xóa hết để thay bằng những cái "không giống ai" và biến thái cho đến hôm nay...
ReplyDeleteTôi đã thay đổi hoàn toàn khi đến những mái trường làng mà ở đó tôi từng là học sinh giỏi nhất trường. Chuyện đó là đương nhiên khi lũ trẻ ở đó đi chăn trâu và làm lụng nhiều hơn học hành. Và giáo viên của trường thường hay lấy tôi ra để la mắng lũ học trò dốt nát kia, rằng tại sao tôi "không phải từ trên trời xuống" mà lại học hơn chúng. Tôi cũng nhớ: họ đã hưởng tất cả những gì là thành quả của "người Hà Nội" mà không bỏ chút công sức nào, kể cả việc cử tôi đi thi học sinh giỏi để có vinh dự cho nhà trường.
Tôi bắt đầu không còn thấy học là "hấp dẫn" và khao khát hiểu biết những gì làm mình hứng thú như lúc cầm trên tay những cuốn sách giáo khoa của những lớp ở cấp 2. Giáo viên không truyền được cho tôi cái cốt lõi của việc học dù tôi đã sẵn sàng tìm hiểu về đủ thứ trên đời, rất muốn biết về mọi điều thuộc về nhiều lĩnh vực, cả khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Những trải nghiệm của tôi ở lớp học là những điều nhạt nhẽo, chán ngắt... không khác gì so với trong sách giáo khoa, chẳng tạo được hứng thú ở tôi mà còn làm tôi coi thường trường lớp. Tôi thích theo lũ trẻ đi chăn trâu, tắm sông và chơi đùa trên núi như một thằng bé ở quê. Nhưng khi đó còn là những kỷ niệm của tuổi thơ trong sáng. Tôi bắt đầu hư hỏng từ khi sống với lũ trẻ của trại B-403 (tên hiệu của trại trẻ sơ tán thuộc Ban Thống nhất TW) với đủ trò phá phách của một đám con trai lêu lổng. Nhiều đứa COCC thích chơi trội theo cách của "dân anh chị" còn ngỗ ngược hơn khi kéo theo một đám "lâu la" làm những chuyện "kinh thiên động địa" làm khổ bà con dân làng cưu mang chúng tôi nên phải di chuyển nhiều nơi từ Sơn Tây cho đến Hưng Yên...
Bây giờ, tôi cho rằng tôi đã bỏ phí thời gian học tập vô cùng quý giá của mình vì đã không có được "thầy ra thầy, trường ra trường" ở những nơi sơ tán.
Từ đó, tôi bắt đầu chán học và ham chơi. Tuột dần cho đến khi học hết cấp 3 và sang Hungary và phải nhận cái kết quả từ sai lầm của sự lười biếng.
Từ chuyện của mình và biết được "thầy và trường" quan trọng ntn trong việc học hành của con trẻ. Dù đã được khuyên không nên chạy theo "trường chuyên-lớp chọn" của một người anh rất uy tín với tôi, tôi vẫn cho các con tôi học ở những trường mà tôi chọn vì có những điều kiện có thể nói là tốt nhất của quận hoặc tp về cả cơ sở vật chất và khả năng dạy học của các giáo viên nói chung.
Khác với cha mẹ tôi, tin vào sự giáo dục của chế độ mới dưới mái trường XHCN, học ở đâu cũng có thể nên người. Tôi đã nói thẳng với cha mẹ của mình rằng tôi sẽ làm khác. Và tôi và vợ tôi đã làm như thế để không lặp lại sai lầm của cha mẹ mình trong hoàn cảnh thực tế của nền giáo dục ngày càng trở nên tệ hại ở VN hiện nay.
Từ cái vốn học hành ở VN, con gái của tôi học ĐH tại Phần Lan (đất nước có nền giáo dục hiện đại và được đánh giá cao trên thế giới hiện nay); con trai của tôi tiếp tục học chương trình International Baccalaureate (IB-cấp 3) tại một trong những trường hàng đầu ở Singapore. Các con tôi đều làm việc tại những nước mà mình theo học sau khi tốt nghiệp ĐH. Tôi cảm thấy như đã xóa được sai lầm trong quá khứ của mình với những gì đã làm vì con cái của mình cho đến khi chúng 18 tuổi và tự chọn cho mình con đường tiếp theo (công việc và cuộc sống).
ReplyDeleteCũng phải nói thêm về câu chuyện của vợ tôi. Dù là một học sinh học giỏi của lớp (luôn trong top 3), nhưng kết quả thi tốt nghiệp (ở miền Nam-1975) hoàn toàn không phản ánh đúng thực lực (tôi cho là vì ban tuyển sinh khi ấy đã được chỉ đạo về những quy định nghiêm ngặt về lý lịch học sinh trong khi vợ tôi đã thật thà khai báo những điều mà chắc chắn sẽ bị loại ngay từ đầu mà không cần đánh giá bài thi ntn). Vợ tôi, có lẽ thế, đã bị đánh rớt, trong khi với kết quả học lực tương đương hoặc thấp hơn của vợ tôi, sau khi tốt nghiệp có thể nhận được học bổng du học tại các nước TB (theo kết quả những khóa trước của trường trước 1975).
ReplyDeleteCòn ở miền Bắc thì những học sinh dốt và có lý lịch "đen" (bố mẹ "xỏ nhầm giày Tây") nếu được cho tốt nghiệp hầu như con đường sẽ là học sư phạm. Và tôi, đương nhiên dù học hành bết bát nhưng vẫn được ban tuyển sinh chiếu cố vì là "hạt giống đỏ" (thuộc diện học sinh miền Nam) nên đã được chọn (có thể biết trước theo mã ký hiệu của "số báo danh" lúc làm bài thi).