Shinkansen là hệ thống tàu cao tốc nổi tiếng của Nhật Bản, do Tập đoàn đường sắt Nhật Bản vận hành, phục vụ trên đảo chính và đảo Kyushu. Ảnh: Wasa-bi.
Tốc độ tối đa của tàu vào khoảng 320 km/h. Tốc độ khi chạy thử trên đường ray thông thường vào năm 1996 là 443 km/h và đạt kỷ lục 581 km/h năm 2003. Ảnh: Hitravel.
Shinkansen do kỹ sư Hideo Shima sáng chế, với mong muốn thiết kế tàu “đem lại cảm giác như máy bay”. Sau khi rời ngành đường sắt, ông trở thành người đứng đầu Cơ quan phát triển hàng không vũ trụ quốc gia của Nhật Bản. Ảnh: Business Insider.
Ban đầu, tàu shinkansen đi từ Tokyo tới Osaka (khoảng 500 km) mất 4 tiếng, giờ chỉ mất 2 tiếng 25 phút. Có khoảng 333 tàu shinkansen hoạt động mỗi ngày giữa Tokyo và Osaka trong năm 2012, chuyên chở 391.000 hành khách với tốc độ tối đa 270 km/h. Ảnh: Accessible-japan.
Tàu shinkansen thường rất đúng giờ. Thời gian đến muộn so với lịch trung bình chỉ 36 giây, tính cả các chậm trễ do nguyên nhân khó kiểm soát như thiên tai. Ảnh: Gettyimages.
Tàu shinkansen có hồ sơ an toàn ấn tượng. Trong 49 năm hoạt động, chuyên chở gần 10 tỷ lượt khách, chưa có trường hợp hành khách nào thiệt mạng, dù Nhật Bản thường xuyên gặp động đất, bão lốc. Ảnh: Travelfeeder.
Tàu có hai hạng ghế được đặt tại các khoang riêng. Khoang đặc biệt có ghế lớn hơn, chỗ để chân rộng rãi hơn, tương tự như hạng thương gia. Ảnh: Wasa-bi.
Ghế thường có kích cỡ nhỏ hơn, tương tự như hạng phổ thông trên máy bay. Ảnh: Wasa-bi.
Tàu shinkansen có khoang đặt chỗ (reversed) và khoang tự do (non-reversed). Bạn phải xếp hàng dù lên bất cứ khoang nào. Nếu bạn đã đặt chỗ, hãy tìm đúng ghế của mình. Nếu không, hãy tìm ghế ở khoang tự do. Vé sẽ được kiểm tra và việc lên nhầm khoang hay nhầm chỗ là điều đáng xấu hổ (bạn sẽ phải chuyển chỗ hoặc trả thêm phí). Ảnh: Wasa-bi.
Ở Nhật Bản, việc nói chuyện điện thoại ở nơi công cộng như trên tàu bị coi là bất lịch sự. Hành khách thường được đề nghị tắt điện thoại hoặc để rung. Nếu buộc phải gọi hay nhận điện, bạn cần ra khu vực giữa các khoang tàu.
Khi tới ga cuối, tàu shinkansen sẽ được một đội dọn dẹp làm sạch trong 7 phút. Các hành khách thường đem theo rác của mình để bỏ vào túi rác của nhân viên. Việc bỏ lại rác hay xả rác bừa bãi bị coi là bất lịch sự và thiếu văn minh ở Nhật. Ảnh: Fun-japan.
Người Nhật có thói quen kiểm tra phía sau và báo cho người ngồi sau trước khi ngả ghế. Nếu người ngồi sau đang ăn, mang nhiều hành lý hoặc đang làm việc, tốt nhất bạn không nên ngả ghế của mình. Ảnh:Wasa-bi.
Hành lý được để ở giá hành lý, khoang trên hay phía trước ghế của bạn. Đừng để vali hay đồ đạc chắn lối đi. Ảnh: Japan-talk.
Khi gần tới ga xuống, bạn cần chú ý lắng nghe thông báo. Tàu shinkansen rất đúng giờ và thời gian dừng ở các ga ngoại ô khá ngắn, chỉ đủ cho khách lên và xuống. Nếu không chú ý, bạn sẽ rơi vào cảnh vội vàng ra cửa khi mọi người bắt đầu lên tàu. Ảnh: Travelnotes.
Theo Wasa-bi
Tôi đã xem trên TV về việc người Nhật đã nghiên cứu để chế tạo tàu shinkansen như thế nào. Rất khâm phục!
ReplyDeleteShinkansen là một khái niệm hoàn toàn mới do người Nhật đưa ra vào khoảng những năm '40. Để có thể thực hiện được dự án này, Nhật Bản đã phải gửi các kỹ sư sang Pháp hay Đức để học hỏi kỹ thuật xây dựng đường ray khổ 1.435 mm của phương Tây. Trước đó, Nhật Bản sử dụng đường ray khổ hẹp 1.067 mm. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cũng phải phải nhập khẩu một số bộ phận chính của Đức hay Pháp lắp ráp vào các loại xe điện bình thường.
ReplyDeleteNước Nhật đã mất hơn mười năm để chuẩn bị và phải đến tận những năm đầu của thập niên '50, họ mới chính thức tự làm chủ toàn bộ thiết kế, kỹ thuật của toa tàu điện bình thường, kỹ thuật điện áp và kỹ thuật đường ray mà không còn phụ thuộc vào phương Tây. Ba thương hiệu công nghiệp của Nhật Bản là Hitachi, Kawasaki và Mitsubishi là ba hãng chế tạo chính các đầu xe bên cạnh một số công ty khác của ngành đường sắt.
(AutoPro)
Nhật Bản không chú trọng chạy đua về tốc độ tối đa của những đoàn tàu Shinkansen với các nước châu Âu, Mỹ hay Trung Quốc, Hàn Quốc mà họ chỉ ưu tiên độ an toàn trên hết. Nhiều năm sau chuyến Shinkansen đầu tiên, các tuyến đường mới nối các tỉnh thành khác lần lượt ra đời nhưng tốc độ vẫn chỉ giới hạn 210 km/h.
ReplyDeleteMỗi khi các kỹ sư Nhật cho ra đời loại tàu điện Shinkansen mới thì tốc độ cũng chỉ được nâng lên khoảng 20-30 km/h trong khi độ an toàn tăng gấp hai, ba lần so với các thế hệ cũ. Chỉ duy nhất một thế hệ Shinkansen mang tính chất đua tốc độ với nước ngoài là Linear. Loại tàu từ trường này được Nhật đưa vào chạy thử nghiệm từ tháng 7/1977. Cho đến đầu năm 2009, Nhật Bản mới lên kế hoạch thương mại hóa và đang xây dựng tuyến đường riêng cho loại tàu này.
Shinkansen Linear 2 lần nắm giữ kỷ lục "Tàu điện chạy nhanh nhất trên thế giới" vào năm 1979 và 2003 với tốc độ lần lượt là 517 km/h và 581 km/h.
Vào năm 2015, công ty vận tải đường sắt JR Tokai, Nhật Bản đã công bố kết quả chạy thử nghiệm tuyến tàu cao tốc thế hệ mới nhất Linear với vận tốc 603 km/giờ. Để có thể thực hiện được điều này, tàu Shinkansen Linear được sử dụng nguyên lý Maglev (đệm từ trường) và nếu công nghệ được cải tiến thì đoàn tàu này có thể đạt tốc độ 700 km/h vào năm 2027.
Điều đáng nói ở đây, công nghệ Maglev được người Đức phát minh và giữ bằng sáng chế nhưng chính người Đức cũng chưa sở hữu con tàu nào như thế. Người Nhật chỉ là học trò nhưng lại tỏ ra xuất sắc và táo bạo hơn người Đức. Nếu tàu Shinkansen Linear được đưa vào sử dụng, nó sẽ đe dọa nghiêm trọng đến ngành hàng không và cao tốc đường bộ khi vận tốc của đoàn tày này còn vượt cả vận tốc trung trình của máy bay.
(AutoPro)
Có lẽ không ngoa khi nói rằng tàu siêu tốc Shinkansen là phương tiện giao thông duy nhất của loài người chưa từng xảy ra bất kỳ tai nạn gây thương tích hay chết chóc nào cho hành khách trong lịch sử hoạt động.
ReplyDelete(AutoPro)
Có thể nói, tàu điện siêu tốc Shinkansen là một phát minh đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hàng đầu châu Á về ngành đường sắt. Nếu gọi tàu điện cao tốc Shinkansen là niềm tự hào của châu Á trong ngành công nghiệp đường sắt thế giới thì cũng không có gì là quá bởi ngay cả những nước phương Tây cũng đang trên đường đuổi theo những công nghệ đường sắt của Nhật Bản.
ReplyDelete(AutoPro)