Tuesday, September 22, 2020

Tính cách và đường lối cm (2)

HỒ CHÍ MINH: NGƯỜI ĐÃ THÀNH CÔNG TRONG VIỆC HÒA NHẬP CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

— Kỳ 2 —

THỜI TRAI TRẺ

Nền tảng giáo dục cơ bản mà ông Hồ nhận được là từ cha mình và trường làng. Lớn hơn một chút, ông học vài năm ở trường Lycee (tức Trung học) Quốc Học ở cố đô Huế. Ở đây, nên nói thêm rằng, trường Quốc học chính là ngôi trường mà cha ông Ngô Đình Diệm – tức thượng thư Ngô Đình Khả – đã sáng lập nên với mục đích duy trì truyền thống hiếu học của dân tộc. Danh sách những học sinh xuất sắc của trường phải bao gồm những cái tên lỗi lạc như: Võ Nguyên Giáp – vị tướng huyền thoại của chiến tranh du kích; hay Phạm Văn Đồng – thủ tướng đương nhiệm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ông Hồ rời trường vào năm 1910 khi chưa có bằng tốt nghiệp và trở thành giáo viên bán thời gian tại một trường tư thục trong một thị trấn đánh cá nhỏ ở phía Nam. Theo nhiều nguồn tin có thể tin cậy, chính trong thời gian giảng dạy ở đây, ông Hồ đã quyết định sẽ tìm đường sang châu Âu. Để thực hiện mục tiêu ấy, mùa Hè năm 1911, ông ghi danh theo học nghề phụ bếp tại một trường thương mại ở Sài Gòn. Đây là những kỹ năng dễ dàng nhất để đến được châu Âu vào thời điểm đó.

Khoá học này mang đến cho ông Hồ khẩu vị của một người sành ăn cũng như khả năng chế biến một món ăn ngon mà ông thích làm khi có thể.

Tuy nhiên, không cần chờ đợi lâu, bằng năng khiếu của mình trong ẩm thực, ông Hồ đã được nhận lên tàu Latouche-Treville ngay khi khóa học còn chưa kết thúc. Khi ấy, mọi người trên tàu gọi ông là Ba.

Trong chuyến đi của mình, ông đã đặt chân đến Marseilles; các cảng ở châu Phi và Bắc Mỹ. Giải thích ý nghĩa quan trọng của những chuyến đi này đối với nhận thức của Hồ Chí Minh như một cuộc cách mạng, ông Fall đã viết trong cuốn "The Two Vietnams":

"Những mối liên hệ của ông với chủ nghĩa thực dân da trắng ngay trên sân nhà của họ đã phá tan mọi lầm tưởng trong ông về 'sự vượt trội của chúng', và sự liên kết của ông với các thủy thủ từ Brittany, Cornwall hay Frisian Islands – những người mù chữ và mê tín như hầu hết tầng lớp nông dân thấp kép nhất ở Việt Nam – đã làm nốt phần còn lại của lịch sử."

"Ông Hồ vẫn thích kể câu chuyện về con tàu của mình khi dừng chân tại một cảng châu Phi. Ông nhớ lại những người bản xứ bị buộc phải nhảy xuống vùng nước đầy cá mập để bảo vệ mỏ neo của tàu và bị giết bởi chúng dưới đôi mắt thờ ơ của hành khách và thủy thủ đoàn.

Nhưng cũng chính những mối liên hệ với châu Âu mang lại cho ông sự mặc khải về giá trị cá nhân và phẩm giá của chính mình. Khi ông đặt chân đến châu Âu trong một bộ Âu phục, những người da trắng (trong lần đầu tiên tiếp xúc) đã gọi ông là "monsieur" – tức "Quý ngài" – thay vì sử dụng từ "tu" – một từ hay dùng cho trẻ em, như cách mà người Pháp thường gọi dân ở các xứ thuộc địa, bất kể người dân bản xứ ấy được giáo dục như thế nào.

Trong những năm tháng lênh đênh trên biển, ông Hồ đọc rất nhiều, từ Shakespeare, Tolstoy, Marx… đến cả Zola. Theo những lời kể sau này, ông thậm chí còn sống như một người khổ hạnh và có đôi chỗ tương đồng với người theo chủ nghĩa thuần khiết. Khi chứng kiến những người thuộc tầng lớp đáy xã hội bị miệt thị và xúc phạm tại cảng Marseilles, ông đã tự hỏi:

❝Tại sao người Pháp không khai hóa cho chính người dân của họ trước khi giả vờ mang đến văn minh cho chúng ta?❞

Khi Thế chiến thứ Nhất nổ ra, ông Hồ đến sống ở London, nơi ông làm việc như một người xúc tuyết và phụ bếp cho Escoffier, một đầu bếp bậc thầy tại khách sạn Carlton. Người ta nói rằng, Escoffier đã nâng đỡ cho ông một vị trí làm việc tại bếp chính với mong muốn truyền dạy cho Hồ tất cả về nghệ thuật ẩm thực. Tuy nhiên, lúc đó chàng thanh niên Việt Nam 24 tuổi này lại quan tâm nhiều hơn đến chính trị. Ông gia nhập Hiệp hội Người lao động ở nước ngoài, bao gồm chủ yếu là người châu Á, và là thành viên phong trào đòi độc lập của Ireland. [ ⟶ ông cụ máu ghê, đi đâu cũng chiến 😙 ]

Cũng trong thời gian chiến tranh ấy, Hồ đã rời bỏ nhà bếp của Carlton để ra biển và lên đường đến Hoa Kỳ. Ông được cho là đã sống ở khu Harlem một thời gian. Bản thân ông cũng thường nhắc đến chuyến đi Mỹ của mình, dù đôi khi là khá mơ hồ về chi tiết. Theo Phạm Văn Đồng, người cộng sự thân cận của ông, điều khiến ông Hồ ấn tượng nhất ở Hoa Kỳ là "sự man rợ và xấu xa của chủ nghĩa tư bản, băng Ku Klux Klan và sự phân biệt chủng tộc dã man với người da đen".

Khoảng năm 1918, Hồ trở về Pháp và sống trong một căn hộ nhỏ trên đồi Montmartre của Paris, làm nghề chỉnh sửa ảnh dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc.

Tại Hội nghị Hòa bình Versailles năm 1919, ông nổi lên như một người phát ngôn tự do cho quê hương mình. Nhận thấy khả năng giành được độc lập của Việt Nam trong đề xuất của Tổng thống Woodrow Wilson về quyền tự quyết của các dân tộc, ông Hồ – trong bộ vest đen đi thuê và mũ quả dưa – đã đến Cung điện Versailles để trình bày yêu cầu của mình. [ ⟶ ngầu ghê! 😲 ]

Dĩ nhiên, bản đề xuất ấy không được chấp nhận, dù Hồ đã vạch sẵn một tiến trình cho Việt Nam. Trong đó, không bao gồm việc độc lập, mà chỉ đề cập đến các quyền tự do cơ bản, bình đẳng giữa giới chức cầm quyền Pháp và người dân bản địa.

Nhưng những gì mà Hồ hy vọng về việc giải phóng Việt Nam khỏi ách cai trị của thực dân Pháp đã bị phá hủy hoàn toàn bởi sự thất bại của Hội nghị Versailles trong việc giải quyết các vấn đề thuộc địa. Vì thế, niềm tin của ông giờ đây được chuyển sang Chủ nghĩa Xã Hội. Thật vậy, bài phát biểu được ghi âm đầu tiên của Hồ là tại một đại hội của đảng Xã hội Pháp vào năm 1920, và đó là một lời kêu gọi không phải cho cách mạng thế giới mà là "chống lại những kẻ đã gây ra nhiều tội ác ghê tởm trên quê hương tôi.". Ông đề nghị đảng có "những hành động thiết thực hơn để hỗ trợ người dân bản xứ bị áp bức."

Như một định mệnh, ngay lập tức sau đó, Hồ trở thành một trong những thành viên sáng lập của Đảng Cộng sản Pháp vì ông cho rằng những người theo chủ nghĩa Xã hội mới chỉ đang quan tâm đến vấn đề thuộc địa, trong khi những người Cộng sản đã sẵn sàng thúc đẩy sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ông nói với các đại biểu: "Tôi không hiểu gì về chiến lược, chiến thuật và tất cả những từ đao to búa lớn khác mà các bạn sử dụng, nhưng tôi hiểu rõ một điều duy nhất: Quốc tế thứ ba quan tâm rất nhiều đến vấn đề thuộc địa. Các đại biểu của nó cũng hứa sẽ giúp các dân tộc thuộc địa bị áp bức giành lại tự do và độc lập, trong khi những người ủng hộ Đệ nhị Quốc tế thì không nói một lời nào về số phận của các khu vực thuộc địa chúng tôi."

BIÊN TẬP VIÊN BÁO TUẦN

Với quyết định gia nhập vào những người Cộng sản, sự nghiệp của ông Hồ đã có một bước ngoặt rõ rệt. Một mặt, ông trở thành thành viên ưu tú của Đảng Cộng sản Pháp cũng như là biên tập viên của tờ Le Paria (Người Cùng Khổ), tờ báo tuần của Hội liên hiệp Thuộc địa mà ông cùng tham gia thành lập năm 1921. Hội Liên hiệp Thuộc địa là một tổ chức nhiều sắc tộc những người đến từ Algeria, Senegal, Tây Ấn và châu Á đang lưu vong ở Paris, những người đã được thống nhất bởi một chủ nghĩa dân tộc nhiệt thành và đều cam kết chung cho chủ nghĩa cộng sản.

Mặt khác, một Hồ Chí Minh với vẻ ngoài mảnh khảnh đã trở thành một nhà hùng biện. Ông đi khắp nơi ở Pháp để nói chuyện với đám đông binh lính và công nhân chiến trường người Việt đang đợi hồi hương.

Bên cạnh đó, Hồ còn bị hấp dẫn bởi Moscow, nơi có thể gọi là trung tâm đầu não của Chủ nghĩa Cộng Sản thế giới. Ông đến Moscow lần đầu tiên vào năm 1922, nơi ông đã gặp Lenin và trở thành một thành viên của Đệ Tam Quốc Tế khu vực Đông Nam Á. Bằng tất cả nhiệt huyết của mình, ông cất lên tiếng nói, gặp gỡ tất cả những Đảng viên Cộng sản, giúp đỡ thành lập Quốc tế Nông dân (hay còn gọi là Krestintern) cho công cuộc cách mạng giữa các dân tộc thuộc địa.

Sau một thời gian ngắn ở Pháp, Hồ trở lại Moscow, nơi là căn cứ của ông trong nhiều năm sau đó. Ông theo học Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông, được đào tạo chính quy về chủ nghĩa Mác và các kỹ thuật kích động, tuyên truyền.

Năm 1925, Hồ được cử đến Quảng Châu với tư cách là thông dịch viên cho Michael Borodin, một trong những lãnh đạo của phái đoàn Liên Xô giúp đỡ Tưởng Giới Thạch – khi đó, Tưởng được Quốc tế Cộng ủng hộ với tư cách là người thừa kế của Tôn Trung Sơn. Trong thời gian này, ông bắt đầu truyền bá tinh thần cách mạng ở Viễn Đông. Hồ tập hợp những người tị nạn Việt Nam, tổ chức thành Đoàn Thanh niên Cách mạng Việt Nam và thành lập Liên đoàn các dân tộc bị áp bức ở châu Á. Tổ chức này nhanh chóng trở thành đảng Cộng sản Nam Hải, tiền thân của các nhóm Cộng sản quốc gia khác nhau, trong đó có đảng Cộng sản Đông Dương của riêng Hồ năm 1930.

Trong hai năm, cho đến tháng 7 năm 1927, khi Tưởng từ chối các đồng minh Cộng sản của mình, Hồ đã gửi những người Việt giỏi nhất đến trường quân sự của Tưởng tại Whampoa trong khi tiến hành một khóa huấn luyện về khả năng kích động chính trị cho các đồng chí của mình.

… [ Còn tiếp ] …

© Ảnh: Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) tại Hội nghị Hòa bình Versailles (năm 1919)

© Bài của ký giả ALDEN WHITMAN, đăng trên New York Times (năm 1969)

© Bản dịch của Hube See Less

No comments:

Post a Comment